Cùng tìm hiểu tất cả các kiến thức quan trọng cần biết về thuật ngữ định vị thương hiệu (Brand Positioning) như: định vị thương hiệu là gì? Vai trò của định vị thương hiệu trong marketing và kinh doanh? Các bước chính cần làm để định vị thương hiệu là gì? Các mô hình và chiến lược định vị thương hiệu phổ biến hiện nay và hơn thế nữa.

Định vị dựa vào vấn đề/giải pháp

Phương pháp này dựa trên giả thuyết cho rằng đôi khi điều người tiêu dùng mong muốn ở một sản phẩm/dịch vụ đó là khả năng giải quyết được vấn đề họ đang gặp phải. Nếu thương hiệu của bạn đáp ứng được điều này sẽ giúp tạo được ấn tượng tốt đối với khách hàng.

Phương pháp này thích hợp cho một số ngành hàng như công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, bảo hiểm,… Vấn đề của người tiêu dùng luôn không ngừng phát sinh vì thế doanh nghiệp áp dụng phương pháp định vị này cần phải không ngừng cải tiến sản phẩm/dịch vụ để giữ vững được uy tín thương hiệu.

Đây là phương pháp định vị thương hiệu được nhiều nhãn hàng, thương hiệu lớn áp dụng. Phương pháp định vị này dựa trên cơ sở là thương hiệu sẽ so sánh sản phẩm/dịch vụ của mình với đối thủ cạnh tranh để nhấn mạnh chất lượng, sự khác biệt của mình. Tuy nhiên thì phương pháp này cũng tồn tại một nhược điểm, nếu quá lạm dụng sẽ khiến cho hình ảnh thương hiệu không đẹp vì đang cố tình hạ thấp đối thủ.

Ví dụ: Điển hình là cuộc chiến giữa 2 thương hiệu Milo và Ovaltine. Trong khi Milo định vị mình là “Nhà vô địch làm từ Milo” thì Ovaltine lại định vị là “Chẳng cần vô địch, chỉ cần con thích”.

Đây là phương pháp định vị thương hiệu đánh mạnh vào cảm xúc của khách hàng thông qua nhu cầu, tình cảm, mong muốn, sở thích,… của họ. Chiến lược định vị dựa vào cảm xúc được đánh giá mang lại hiệu quả cao.

Ví dụ điển hình cho thương hiệu áp dụng thành công phương pháp định vị dựa vào cảm xúc là Baemin. Chỉ bằng những thiết kế vô cùng đơn giản, nội dung ngắn gọn nhưng đánh mạnh vào cảm xúc của người tiêu dùng như “Baemin tới ngay”, “Nhà em quận mấy chờ đấy anh giao”,…

Củng cố niềm tin, sự trung thành của khách hàng

Khi doanh nghiệp đã tạo được ấn tượng riêng với khách hàng thì hiển nhiên, giá trị và độ uy tín của thương hiệu sẽ tăng lên. Người tiêu dùng ngày càng thông thái hơn và sẽ luôn lựa chọn các sản phẩm/dịch vụ có độ nhận diện công chúng cao.

Do đó, doanh nghiệp cần định vị thương hiệu tốt nhằm thu hút một lượng lớn khách hàng tiềm năng. Đồng thời củng cố niềm tin và giữ chân những khách hàng trung thành, xây dựng nền tảng phát triển lâu dài trong tương lai.

Xem thêm: QUY TRÌNH CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUẨN, CHUYÊN NGHIỆP

Xác định định vị hiện tại của thương hiệu.

Hiện tại, bạn đang đảm nhận marketing cho một thương hiệu mới hay cho một thương hiệu đã có sẵn với các tuyên bố định vị tương ứng.

Nghiên cứu định vị thương hiệu hiện tại giúp cho bạn có thêm hiểu biết (Insight) về nơi mà bạn sẽ đến tiếp theo. Bạn sẽ cần hiểu vị trí hiện tại của mình để từ đó có thể phân tích sâu hơn về khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Bạn có thể bắt đầu điều này bằng cách xem xét khách hàng mục tiêu của bạn, họ là ai và họ cần gì. Tiếp theo, hãy xác định sứ mệnh, giá trị của thương hiệu và điều gì khiến thương hiệu của bạn khác biệt so với phần còn lại của thị trường.

Cuối cùng, hãy xem xét đề xuất giá trị của bạn (USP, UVP), tính cách thương hiệu (Brand Personality), tiếng nói thương hiệu và hơn thế nữa.

Định vị thương hiệu trong Marketing.

Nằm trong bối cảnh tổng thể là quản trị Marketing, định vị thương hiệu là một thành phần có trong quy trình R-STP-MM-I-C tổng thể bao gồm:

Nghiên cứu thị trường (R), Phân khúc (Segmentation), lựa chọn và định vị thương hiệu hay thị trường mục tiêu  (Targeting – Brand Positioning), Marketing hỗn hợp (Marketing Mix), Thực thi (I) và cuối cùng là Kiểm tra (C).

Phân tích đối thủ cạnh tranh

Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh là bước quan trọng giúp doanh nghiệp xác định được những ưu điểm, hạn chế và thách thức có thể xảy ra trong quá trình thiết lập giá trị thương hiệu. Chỉ khi “biết địch, biết ta”, doanh nghiệp mới có thể tạo ra điểm khác biệt, sự đặc trưng chỉ thuộc về thương hiệu của mình so với các đối thủ khác.

Doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích đối thủ dựa vào các câu hỏi như:

Một số phương pháp được nhiều doanh nghiệp áp dụng khi phân tích đối thủ cạnh tranh bao gồm:

Xác định được xu hướng trên thị trường

Định vị thương hiệu luôn gắn liền với tiến trình phát triển của một doanh nghiệp, tổ chức. Doanh nghiệp muốn giữ vững được vị thế trên thị trường thì phải không ngừng nghiên cứu về thị trường và hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Nhờ đó, họ sẽ dễ dàng xác định các lợi thế đặc biệt và nắm được các xu hướng mới nhất trên thị trường để đề ra những chiến lược phù hợp.

Tiến hành nghiên cứu đối thủ cạnh tranh.

Một khi bạn đã xác định được đối thủ cạnh tranh của mình là ai, đã đến lúc bạn cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn về đối thủ. Liên quan đến hoạt động định vị thương hiệu, bạn cũng cần xác định cách mà đối thủ đang định vị chính họ.

câu hỏi đánh giá chiến lược định vị thương hiệu

Một định vị thương hiệu thông minh và trọn vẹn chắc chắn sẽ là công cụ mạnh mẽ để định hướng tập trung toàn bộ các chiến lược marketing, chiến dịch quảng cáo và truyền thông của bạn.

Nếu được sử dụng đúng đắn, brand positioning sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết sách đúng đắn nhằm tạo ra sự khác biệt, thu hút khách hàng tiềm năng, chiếm nhiều thị phần hơn so với đối thủ.

Dưới đây là 15 câu hỏi sử dụng để đánh giá về định vị thương hiệu:

Gia tăng sự tin tưởng của khách hàng

Một khi doanh nghiệp đã có được những dấu ấn riêng trong lòng khách hàng thì uy tín của thương hiệu sẽ tăng lên. Thêm vào đó, người tiêu dùng thì cũng ngày càng thông thái hơn và họ sẽ luôn lựa chọn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của những thương hiệu có uy tín. Do vậy, doanh nghiệp được định vị tốt sẽ nhận được sự tín nhiệm từ khách hàng. Từ đó doanh nghiệp sẽ có được một lượng khách hàng trung thành ổn định, đặt nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai.

Các chiến lược định vị thương hiệu.

Có 5 kiểu chiến lược định vị thương hiệu mà bạn có thể sử dụng bao gồm:

Xây dựng tuyên ngôn định vị của thương hiệu.

Tuyên ngôn định vị thương hiệu là một bản tuyên bố gồm một hoặc hai câu truyền đạt giá trị độc đáo hay riêng biệt của thương hiệu cho khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh.

Một số câu hỏi bạn cần tự hỏi trước khi xây dựng tuyên ngôn định vị.

Ví dụ: hãy xem tuyên ngôn định vị của Amazon: “Tầm nhìn của chúng tôi là trở thành công ty lấy khách hàng làm trọng tâm (customer centric) nhất trên thế giới; xây dựng nên một nơi mà mọi người có thể đến để tìm kiếm và khám phá bất cứ thứ gì họ có thể muốn mua trực tuyến.”

Quy trình 6 bước xây dựng chiến lược định vị thương hiệu

Để có thể lên được một chiến lược định vị thương hiệu, bạn cần xác định điểm độc đáo và khác biệt của thương hiệu so với đối thủ

Dưới đây là 6 bước bạn cần thực hiện để định vị thương hiệu trên thị trường:

Đặt thương hiệu lên sơ đồ định vị

Sơ đồ định vị thương hiệu hay bản đồ định vị thương hiệu thường gồm 2 trục chính là giá cả và chất lượng. Với sơ đồ này, doanh nghiệp có thể xác định được chính xác vị trí của thương hiệu và tiến hành so sánh với những đối thủ khác.

Hai thuộc tính giá cả và chất lượng thay đổi tùy theo nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp. Biểu đồ định vị cho phép bạn dễ dàng xác định được thị trường ngách cũng như vị trí mà thương hiệu mong muốn.

Khách hàng không chỉ muốn biết thương hiệu của bạn có điểm gì khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, mà còn muốn xác định lĩnh vực mà doanh nghiệp của bạn đang hoạt động. Do đó, vị trí thuận lợi nhất trên sơ đồ định vị thương hiệu chính là điểm vừa thể hiện được sự đặc trưng của thương hiệu, vừa khoanh vùng được lĩnh vực mà doanh nghiệp đang hoạt động.