Hà Nội đã đầu tư xây dựng và nâng cấp nhiều công trình giao thông huyết mạch trên địa bàn thành phố nhằm giảm thiểu vấn đề ùn tắc giao thông. Một trong số đó là công trình cầu Vĩnh Tuy 1 và cầu Vĩnh Tuy 2. Vậy, khoảng cách giữa 2 cây cầu này là bao xa? Cùng OneHousing tìm hiểu ngay qua bài viết sau.

Cầu Vĩnh Tuy 2 có vị trí ở đâu?

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 nằm sát ngay cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 1. Hai cây cầu này chỉ cách nhau 2m. Trong đó, cầu Vĩnh Tuy 2 có thiết kế gần giống công trình cầu Vĩnh Tuy 1 với tổng chiều dài và đường dẫn hơn 3,4km.

Sau khi hoàn thiện cầu Vĩnh Tuy 2, cầu Vĩnh Tuy 1 sẽ chuyển sang lưu thông 1 chiều theo hướng vào trung tâm thành phố Hà Nội. Cầu Vĩnh Tuy 2 lưu thông theo hướng từ trung tâm Thành phố Hà Nội sang Long Biên. Trên mỗi cầu sẽ có 4 làn xe gồm: 2 làn xe cơ giới, 1 làn xe buýt, 1 làn tổng hợp và dải đường đi bộ.  Như vậy, Vĩnh Tuy sẽ là cây cầu đầu tiên tại Hà Nội có làn đường dành riêng cho xe buýt.

Cầu Vĩnh Tuy 2 được xây dựng về phía hạ lưu song song với cầu Vĩnh Tuy 1 (Nguồn: Báo Giao thông)

Cầu Vĩnh Tuy nằm ở đâu? Ngày 2/9 cầu Vĩnh Tuy 2 thông xe chưa?

Lý do phân tách cầu Vĩnh Tuy 1 và cầu Vĩnh Tuy 2

Cầu Vĩnh Tuy là hệ thống cầu bắc qua sông Hồng tại cửa ngõ phía đông nam Hà Nội. Cây cầu kết nối các quận Hai Bà Trưng và Long Biên. Đồng thời là tuyến giao thông quan trọng từ Hải Phòng, Quảng Ninh đến trung tâm thành phố.

Cầu Vĩnh Tuy 1 được xây dựng và thông xe từ năm 2010 với mục tiêu giảm tắc nghẽn và cải thiện việc lưu thông qua khu vực Vĩnh Tuy - Thanh Trì. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh chóng của thành phố và tăng cường về lưu lượng giao thông, công trình cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 đã được triển khai song song với cầu Vĩnh Tuy 1 để cải thiện tình hình ùn tắc giao thông.

Việc phân cầu Vĩnh Tuy thành hai cầu khác nhau giúp phân chia lưu lượng xe, tạo điều kiện thuận lợi cho giao thông trong khu vực này. Điều này giúp tăng khả năng thông suốt và giảm thiểu tắc nghẽn, đồng thời cung cấp nhiều lựa chọn cho người dân và phương tiện khi di chuyển qua khu vực Vĩnh Tuy - Thanh Trì đến trung tâm Thủ đô hay khu vực phía Bắc và Đông Bắc Thành phố.

Đặc biệt, dự án cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 được quy hoạch cũng giúp hoàn thiện toàn bộ đường Vành đai II của thành phố Hà Nội. Từ đó, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở các quận Hai Bà Trưng, Long Biên nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung, giúp đặt tiền đề cho việc hình thành chuỗi đô thị phía Bắc Thủ đô.

Cầu Vĩnh Tuy 2 mới nhất được quy hoạch với kỳ vọng sẽ giảm ùn tắc giao thông cho cầu Vĩnh Tuy 1 (Nguồn: VietnamPlus)

Khi nào cầu Vĩnh Tuy 2 được thông xe?

Cầu Vĩnh Tuy 2 được khởi công xây dựng từ năm 2021 với tổng mức đầu tư hơn 2.500 tỷ đồng. Vừa qua, UBND TP Hà Nội đã công bố thời gian tổ chức lễ khánh thành vào ngày 30/8/2023 nhân dịp kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945-2/9/2023) và 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2023). Như vậy, sau hơn 2 năm thi công, cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ được thông xe vào 7h00 ngày 30/8 tới đây. Điều này sẽ tạo trục giao thông hoàn chỉnh giữa trung tâm Hà Nội cùng khu vực phía Bắc và Đông Bắc thành phố, đem lại sự thuận tiện cho người dân.

Cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 sẵn sàng cho lễ khánh thành sẽ diễn ra trong thời gian tới (Nguồn: Báo Giao thông)

Tiềm năng phát triển của các dự án chung cư gần cầu Vĩnh Tuy 2

Việc thông xe trên cầu Vĩnh Tuy 2 sẽ mang đến tiềm năng phát triển cho các dự án chung cư khu vực này, bởi nhiều yếu tố như:

Trên đây là một số thông tin về khoảng cách giữa cầu Vĩnh Tuy 1 và cầu Vĩnh Tuy 2. Khi đưa vào hoạt động song song, hai cây cầu này sẽ đóng vai trò thiết yếu, nối liền với các dự án lớn và đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.

Tốc độ khai thác tối đa cho phép trên cầu Vĩnh Tuy 2 là bao nhiêu?

Vì sao nói cầu Vĩnh Tuy 2 là kết nối quan trọng của phía Đông Hà Nội?

Dù mỗi chiều có 2 làn ô tô và 1 làn cho xe máy lưu thông nhưng cảnh tượng hàng dài xe con, thậm chí cả xe tải, xe khách thi nhau chen chúc, bịt kín lối đi trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) xảy ra như cơm bữa khiến nhiều người không khỏi bức xúc.

(HNMĐT)- Vĩnh Tuy là một làng lớn, nằm kề sát phía Đông Nam Kinh thành Thăng Long xưa. Trước đây làng gồm các thôn (vốn là các xom phát triển thành) : Tân Khai, Đông Phú, Thiên Tứ, Trung Lập, Đoài, Thượng.

(HNMĐT)- Vĩnh Tuy là một làng lớn, nằm kề sát phía Đông Nam Kinh thành Thăng Long xưa. Trước đây làng gồm các thôn (vốn là các xom phát triển thành) : Tân Khai, Đông Phú, Thiên Tứ, Trung Lập, Đoài, Thượng. Về sau, Tân Khai chia thành hai thôn nhỏ là Tân Khai Thượng và Tân Khai Hạ; thôn Đông Phú hợp nhất với thôn Thiên Tứ thành Đông Thiên. Sau đó Đông Thiên lại nhập với thôn Thượng thành Vĩnh Tuy.

Theo các nguồn tài liệu thì dân làng Vĩnh Tuy phần lớn là tù binh Chiêm Thành bị bắt trong cuộc Nam chinh của Vua Lê Thánh Tông vào năm Tân Mão (1471) đày ra đây (tập trung đông nhất ở thôn Thượng). Để ghi công khai phá của người Chiêm và mong cho họ có cuộc sống hưng thịnh tại vùng đất này, Vua Lê Thánh Tông đã cho đặt tên là Vĩnh Hưng trang. Không rõ từ bao giờ, Vĩnh Hưng đổi thành Vĩnh Tuy.

Đầu thế kỷ XIX, Vĩnh Tuy là một xã thuộc tổng Thanh Trì, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam Thượng (trấn này năm 1831 đổi làm tỉnh Hà Nội). Năm 1915, xã thuộc tổng Hoàng Mai, huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông (năm 1942 lại đổi thành Đại lý đặc biệt Hà Nội). Trong kháng chiến chống Pháp, xã nhập với các xã Thanh Trì, Nam Dư thành xã Vạn Xuân. Hòa bình lập lại tách ra thành xã Vĩnh Tuy. Năm 1961 tách một phần thôn Vĩnh Tuy sang xã Liên Nghĩa huyện Văn Giang (tỉnh Hưng Yên), thôn Đoài cũ nhập vào nội thành (phường Vĩnh Tuy ngày nay), thôn Trung Lập sang xã Lĩnh Nam. Xã Vĩnh Tuy còn ba thôn : Tân Khai Thượng, Tân Khai Hạ và Vĩnh Tuy (phần lớn hai thôn Đông Phú và Thiên Tứ cũ) thuộc huyện Thanh Trì. Sau khi quận Hoàng Mai được thành lập (đầu năm 2004), Vĩnh Tuy trở thành một phường của quận này và để tránh trùng tên với phường Vĩnh Tuy thuộc quận Hai Bà Trưng (vốn là một khối phố được thành lập từ năm 1961), phường Vĩnh Tuy mới lại trở tên Vĩnh Hưng ban đầu. Đoạn đường từ đường Lĩnh Nam qua các thôn Tân Khai, Đông Thiên và Thượng đến dốc Đoàn Kết năm trên đê sông hồng dài hơn 2000 mét cũng được đổi thành phố Vĩnh Hưng.

Nằm ven sông Hồng, Vĩnh Tuy có bãi phù sa màu mỡ, thuân tiện cho việc cấy trồng các loại hoa màu, cây công nghiệp. Tuy nhiên, hàng năm, dân làng phải chịu cảnh nước lụt nên phải bỏ nhiều công sức bù đắp và tu bổ đê. Sau hòa bình lập lại, làng trở thành vùng chuyên rau (chủ yếu là rau muống). Ngày nay, dù làng đang bị đô thị hóa mạnh mẽ, song số ruộng đất còn lại vẫn xanh một màu xanh của các loại cây rau, hoa mang tính hàng hóa cao để cung cấp cho cư dân nội thành, góp phần tăng thu nhập cho dân làng.

Các thôn của làng Vĩnh Tuy đều có đình riêng, song đình chính đặt tại thôn Đông Thiên cũ nên gọi là Đông Thiên đình. Đình cùng với chùa đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa năm 1990.