Vinacomm Lừa Đảo Không Gian Mạng 2024 Online Download
Người dân có thể nhận diện thủ đoạn lừa đảo này dựa trên một số dấu hiệu và trang bị cho mình những biện pháp phòng tránh như sau:
Làm thế nào để không bị sập bẫy lừa đảo qua mạng?
Để có thể tránh tình trạng bị lừa đảo qua mạng, người dân cần lưu ý một vài điểm như sau:
- Cẩn trọng khi chia sẻ thông tin cá nhân
- Luôn cảnh giác và tự đặt ra câu hỏi xem sự việc có đang diễn ra hợp lý không
- Tiết chế lòng tham với các khoản tiền tự nhiên mà có
- Chủ động tìm hiểu thông tin về các chiêu trò lừa đảo
Làm cách nào để có thể lấy lại tiền khi bị lừa đảo qua mạng?
Hiện nay, tình trạng bị lừa đảo qua mạng đang diễn ra ngày càng nhiều, càng được phổ biến. Viêc để tự mình có thể lấy lại được số tiền mình bị lừa là một việc khá khó khăn.
Do vậy, đối với trường hợp bị lừa tiền qua mạng, người bị hại nên thông tin, trình báo lừa đảo với cơ quan có thẩm quyền được giải quyết.
Khi đã phát hiện mình đã bị lừa tiền, việc đầu tiên mà người bị hại cần làm làm thu thập tất cả các thông tin như nội dung tin nhắn, số điện thoại, tài khoản ngân hàng lừa chuyển khoản… để làm chứng cứ tố giác với cơ quan chức năng.
Sau khi có đầy đủ thông tin, chứng cứ chứng minh về việc lừa đảo, người bị hại có thể tố giác hành vi lừa đảo này tới Công an nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) để được giải quyết.
Khi người bị hại muốn làm đơn tố giác gửi tới cơ quan Công an, người bị hại cần thực hiện những hồ sơ cụ thể như sau:
- Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân của bị hại (bản sao công chứng);
- Chứng cứ kèm theo để chứng minh (video, hình ảnh, ghi âm có chứa nguồn thông tin của hành vi phạm tội…).
Trường hợp tới tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.
Cách lấy lại tiền khi gặp lừa đảo qua mạng mà người dân cần biết? Làm thế nào để không bị sập bẫy lừa đảo qua mạng?
Khi phát hiện bị lừa đảo qua mạng thì phải trình báo tại đâu?
Khi bị lừa đảo qua mạng, người bị hại tố cáo trực tiếp, người tố cáo cũng mang theo Chứng minh thư nhân dân/Căn cước công dân và chứng cứ kèm theo để cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận thông tin.
Người bị hại còn có thể trình báo lừa đảo qua đường dây nóng của cơ quan Công an:
- Công an Thành phố Hà Nội khuyến cáo người dùng internet có thể trực tiếp gửi các đường link, tình huống lừa đảo trực tuyến hoặc nghi ngờ là lừa đảo đến địa chỉ:
+ Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội, địa chỉ: https://www.facebook.com/ConganThuDo;
+ Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053;
+ Địa chỉ https://canhbao.ncsc.gov.vn./#!/ của Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam.
- Đối với người dân tại Thành phố Hồ Chí Minh, người dân có thể gọi đến số điện thoại đường dây nóng 08.3864.0508 để thông tin, trình báo về chiếm đoạt tài sản, lừa đảo qua mạng.
Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!
Trước đó, ngày 09/5/2024, nhận được đơn trình báo của anh H., trú tại thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm về việc bị lừa đảo qua mạng xã hội số tiền hơn 5 triệu đồng. Xác định đây là vụ việc có tính chất nghiêm trọng với phương thức, thủ đoạn phạm tội tinh vi, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, Công an huyện Thanh Liêm đã phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Hà Nam nhanh chóng vào cuộc điều tra, xác minh. Bằng các biện pháp công tác và tinh thần tấn công trấn áp tội phạm, sau khoảng 24h, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Liêm đã ra Lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp; Lệnh bắt người bị giữ và Lệnh khám xét khẩn cấp đối với Lý Quang Đắc; Đỗ Trọng Chuẩn cùng sinh năm 2006, trú tại thôn Gò Mái, xã Hợp Tiến, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Tang vật thu giữ: 02 bộ máy tính; 4 điện thoại di động và nhiều đồ vật có liên quan.
Tại cơ quan Công an, 2 đối tượng khai nhận: Do cần tiền tiêu xài, Đắc, Chuẩn đã lập các tài khoản Facebook, Zalo ảo và sử dụng các sim điện thoại rác đăng bài lên trang mạng xã hội với nội dung hỗ trợ vay vốn lãi xuất thấp, giải ngân nhanh, không cần thế chấp tài sản để tìm kiếm người vay. Khi có người vay liên hệ, chúng đóng giả làm nhân viên ngân hàng để tư vấn, hướng dẫn cho người vay làm hồ sơ và yêu cầu đóng các khoản phí, như: phí làm hồ sơ, bảo hiểm khoản vay... Bị phát hiện lừa đảo, các đối tượng sẽ chặn hết mọi liên lạc để chiếm đoạt tài sản. Từ đầu năm 2023 đến nay, với thủ đoạn trên, nhóm đối tượng này đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của hàng trăm bị hại trên cả nước với số tiền hơn 700 triệu đồng. Hiện Cơ quan CSĐT Công an huyện Thanh Liêm đang tiếp tục điều tra, mở rộng vụ án. Qua vụ việc trên, Cơ quan Công an khuyến cáo người dân cần nâng cao cảnh giác, kiểm chứng kỹ các thông tin trên các trang mạng xã hội để tránh bị kẻ xấu lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản./.
CẢNH BÁO LỪA ĐẢO TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG QUA THỦ ĐOẠN ĐĂNG KÝ “TRẠI HÈ KỸ NĂNG – HỌC KỲ CAND”, “HỌC KỲ QUÂN ĐỘI”, “KHÓA TU MÙA HÈ”…
Lợi dụng tâm lý của phụ huynh muốn con em mình có một kỳ nghỉ hè ý nghĩa, có trải nghiệm cũng như định hướng nghề nghiệp. Thời gian gần đây, trên không gian mạng xuất hiện nhiều vụ việc lừa đảo với thủ đoạn sử dụng hình ảnh lực lượng Công an, Quân đội, cơ sở tôn giáo, nhân viên hàng không để mạo danh mời gọi, lôi kéo phụ huynh học sinh liên hệ cho con em mình tham gia các hoạt động trong thời gian nghỉ hè như: Trại hè kỹ năng – học kỳ CAND, học kỳ quân đội, khóa tu mùa hè năm 2024… với những phần quà, khuyến mãi hấp dẫn. Sau khi phụ huynh liên hệ, các đối tượng sẽ dẫn dắt tham gia nhóm chat Zalo, Telegram, Messenger… để hướng dẫn thực hiện các nhiệm vụ như mua đồ, vật phẩm tu hành, thực hành đặt vé máy bay, làm một số nhiệm vụ để nhận quà, khuyến mãi liên quan đến hoạt động đã đăng ký.
Do có hình ảnh các cơ quan chức năng nên một số phụ huynh đã tin tưởng chuyển tiền cho các đối tượng để làm nhiệm vụ, khi đã nhận được tiền các đối tượng sẽ lập tức chặn liên lạc, chiếm đoạt số tiền. Cá biệt trường hợp chị H ở Hà Nội, liên hệ với tài khoản facebook “Tu Sinh Mùa Hè” để đăng ký khóa tu mùa hè cho con, sau đó chị được một người xưng là “Trưởng ban tu sinh” liên hệ, đưa chị vào nhóm chat Telegram và yêu cầu làm nhiệm vụ mua vật phẩm phong thủy để tăng tương tác đồng thời sẽ được hoàn lại tiền sau 3-5 phút. Sau nhiều lần làm nhiệm vụ và được hoàn lại tiền chị H nhân được thông báo là làm sai thao tác và yêu cầu phải làm lại nhiệm vụ chuyển nhiều tiền hơn. Chỉ trong 02 ngày chị H đã bị lừa đảo, chiếm đoạt đến 2,8 tỷ đồng (nguồn tin theo báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam).
Hình ảnh minh họa (nguồn Internet)
Đến nay, Công an tỉnh Nam Định chưa ghi nhận tin báo của người dân bị lừa đảo thông qua hình thức giả mạo tổ chức các trại hè, học kỳ Công an, Quân đội, khóa tu,… Tuy nhiên, để phòng tránh thủ đoạn lừa đảo trên, Công an tỉnh Nam Định khuyến cáo người dân có nhu cầu cho con em tham gia các chương trình trải nghiệm mùa hè cần liên hệ trực tiếp các cơ quan, đơn vị được phép tổ chức các chương trình này. Ngoài ra, người dân tuyệt đối không đăng ký theo hình thức online và chuyển tiền cho bất kỳ ai, bất cứ lý do gì khi chưa xác định được người nhận tiền là ai, ở đâu; đồng thời tuyên truyền cho người thân, bạn bè biết về hình thức, thủ đoạn lừa đảo trên.
Trường hợp phát hiện có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản cần báo ngay cho cơ quan Công an gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết./.
(Mic.gov.vn) - Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) vừa đưa ra cảnh báo về website giả mạo “policeonline.club” đã giả mạo website Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia để đăng tải thông tin quảng cáo lừa đảo.
Theo NCSC, trang web giả mạo với tên miền https://policeonline. club/, đưa ra các quảng cáo hỗ trợ nạn nhân lấy lại tiền bị lừa đảo với tỷ lệ thành công 99,9%.
NCSC cảnh báo, người dân cần thận trọng, tuyệt đối không truy cập vào đường dẫn trên để tránh bị lừa đảo.
Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (National Cyber Security Center - NCSC) là đơn vị thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông, có chức năng giám sát, hỗ trợ bảo đảm an toàn thông tin cho người dân, doanh nghiệp và các hệ thống thông tin của Đảng, Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Theo đó, NCSC thực hiện chức năng giám sát an toàn thông tin trên toàn bộ không gian mạng Việt Nam; thiết lập mạng lưới giám sát an toàn thông tin mạng trên toàn quốc; là đầu mối tập trung về mặt kỹ thuật, chỉ đạo các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet (ISP) thực hiện các hoạt động, nhiệm vụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
NCSC thu thập thông tin, tổng hợp, phân tích, theo dõi và dự báo, cảnh báo sớm xu hướng về các hoạt động, diễn biến trên không gian mạng Việt Nam. Đây cũng là đầu mối tiếp nhận, chia sẻ thông tin với các tổ chức quốc tế và giữa các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam; thu thập thông tin, phân tích, đánh giá, trao đổi, cung cấp thông tin, tài liệu về tình hình an toàn thông tin trong nước và quốc tế.
NCSC quản lý, vận hành các hệ thống số liệu, cơ sở dữ liệu về an toàn thông tin, hệ thống kỹ thuật bảo đảm an toàn thông tin mạng quốc gia phục vụ công tác quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về an toàn thông tin tại Việt Nam.
Trường hợp cần hỗ trợ về an toàn thông tin, người dân có thể truy cập vào trang web chính thức https://khonggianmang.vn/; hoặc các trang mạng xã hội của Cục theo đường link dưới đây để theo dõi thông tin cảnh báo từ đơn vị.
https://www.facebook.com/govSOC
https://www.facebook.com/congkhonggianmangquocgia
- TikTok: https://www.tiktok.com/@congkgmqg
- YouTube: https://www.youtube.com/@congKGMQG