Căn cứ pháp lý: Điều 4 Luật du lịch 2005

Đặc điểm của tuyến điểm du lịch

Tính kết nối: Tuyến điểm du lịch sẽ kết nối các điểm du lịch thông qua mạng lưới tuyến đường khác nhau. Các tuyến đường này được thiết kế và phát triển để đảm bảo tính liên thông và tiện lợi cho du khách, từ các thành phố lớn đến các điểm du lịch ngoại ô hay các khu vực địa lý khác nhau.

Tính đa dạng: Các tuyến du lịch có thể được xây dựng bởi nhiều điểm du lịch khác nhau. Các điểm du lịch trong tuyến sẽ có mối liên hệ về mặt địa lý, lịch sử, văn hóa, hoặc các yếu tố khác.

Có hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách: Tuyến điểm du lịch thường được đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng để đảm bảo du khách có trải nghiệm thoải mái và tiện lợi nhất.

Một số tuyến điểm du lịch của các vùng Du lịch Việt Nam

Khai thác và phát triển các tuyến điểm du lịch tại các vùng miền không chỉ góp phần quảng bá địa điểm du lịch mà còn thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Dưới đây là một số tuyến điểm du lịch phổ biến tại các vùng miền của Việt Nam:

Điểm khác biệt giữa tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch địa phương là gì?

Tuyến du lịch được phân chia thành tuyến du lịch quốc gia và tuyến du lịch địa phương. Theo Luật Du lịch Việt Nam 2005 có quy định như sau:

-         Nối các khu du lịch, điểm du lịch, trong đó có khu du lịch, điểm du lịch quốc gia, có tính chất liên vùng, liên tỉnh, kết nối với các cửa khẩu quốc tế.

-         Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.

-       Nối các khu du lịch, điểm du lịch trong phạm vi địa phương.

-      Có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường và cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch dọc theo tuyến.

Giới thiệu các tuyến điểm du lịch Việt Nam

Việt Nam có nhiều tuyến điểm du lịch thu hút khách du lịch trong và ngoài nước, trường Saigontourist xin giới thiệu một số tuyến điểm du lịch tiêu biểu dưới đây:

Tràng An là Quần thể danh thắng của tỉnh Ninh Bình được UNESCO công nhận năm 2014, tính đến thời điểm hiện tại, đây là di sản hỗn hợp duy nhất của Việt Nam. Du khách có nhiều sự lựa chọn tại tuyến du lịch Tràng An, tùy vào thời gian của du khách, xin gợi ý một số lịch trình tham quan.

Nếu du khách có khoảng 4-4,5 tiếng, sự lựa chọn sẽ là đi tham quan 3 điểm tâm linh và 9 hang động: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Tối – Hang Sáng – Hang Nấu Rượu – Đền Trần – Hang Ba Giọt – Hang Seo – Hang Sơn Dương – Phủ Khống – Chùa Báo Hiếu – Hang Khống – Hang Trần – Hang Quy Hậu – quay về lại bến thuyền.

Nếu du khách có 3-3,5 tiếng tại đây thì nên lựa chọn tham quan 3 điểm tâm linh, 3 hang động và 1 phim trường: Bến thuyền – Đền Trình – Hang Mây – Đền Suối Tiên – Hang Địa Linh – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – phim trường Kong – quay về lại bến thuyền.

Nếu du khách không có nhiều thời gian, chỉ có khoảng 2,5-3 tiếng thì lựa chọn tham quan 2 điểm tâm linh và 4 hang động: Bến thuyền – Hang Lấm – Hang Vạng – Hang Thánh Trượt – Đền Suối Tiên – Hang Đại – Hành Cung Vũ Lâm – quay về lại bến thuyền.

Khu vực Bắc Trung Bộ có một lợi thế để phát triển du lịch đó là tất cả các tỉnh trong khu vực đều giáp biển, sở hữu nhiều bãi biển đẹp. Thông thường các tuyến du lịch Bắc Trung Bộ sẽ là Huế - Quảng Trị - Quảng Bình hoặc Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam.

Bên cạnh đó, vùng đất này cũng được UNESCO công nhận nhiều di sản thế giới. Cho nên, Con đường di sản miền Trung cũng là tuyến du lịch nổi bật trên bản đồ tuyến điểm du lịch Việt Nam.

Có thể kể đến những di sản đó là: Di sản thiên nhiên có Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng; Di sản văn hóa vật thể có Quần thể di tích cố đô Huế, Khu đền tháp Mỹ Sơn và Phố cổ Hội An; Di sản văn hóa phi vật thể có Nghệ thuật Bài chòi, Nhã nhạc, âm nhạc cung đình.

Đà Lạt là sự lựa chọn của những người yêu thích thiên nhiên, tìm đến sự mát mẻ cũng như tìm hiểu về những công trình kiến trúc, văn hóa, lịch sử… Xin giới thiệu một vài tuyến du lịch phổ biến khi đến với thành phố ngàn hoa.

-         Tuyến nội thành thành phố: Chợ Đà Lạt – Hồ Xuân Hương – Vườn hoa Thành phố - Quảng trường Lâm Viên – Nhà thờ Chánh Tòa (Nhà thờ Con Gà)

-         Tuyến Trại Mát – Đồi chè Cầu Đất: Ga Đà Lạt – Dinh II – Dinh I – Chùa Linh Phước (chùa Ve Chai) – Đồi chè Cầu Đất.

-         Tuyến hồ Tuyền Lâm: Dinh III – Thiền viện Trúc Lâm – Hồ Tuyền Lâm – Đường hầm Đất Sét.

-         Tuyến đèo Prenn: Đồi Robin cáp treo – Thác Datanla – Thác Prenn

-         Tuyến đường Mai Anh Đào: Vườn dâu tây trên đường Thánh Mẫu - Thung lũng Tình Yêu – Showroom hoa khô – Vườn cà chua Nhật

-         Tuyến Làng Cù Lần: Nhà thờ Domain de Marie – Núi Langbiang – Thung lung Vàng – Ma rừng Lữ quán – Suối Vàng – Làng Cù Lần.

-         Tuyến đèo Tà Nung: Làng hoa Vạn Thành – Cà phê Mê Linh – Thác Voi – Chùa Linh Ẩn.

Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi Tuyến du lịch là gì, Điều kiện để được công nhận tuyến du lịch. Để có thêm hiểu biết về các tuyến điểm du lịch Việt Nam, các bạn hãy đến với trường Saigontourist để trang bị thêm nhiều kiến thức và kỹ năng để tự tin hơn trên con đường trở thành một hướng dẫn viên tương lai.

Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch

Khoản 1 Điều 23 Luật Du lịch 2017, quy định về điều kiện công nhận điểm du lịch như sau:

Có tài nguyên du lịch, có ranh giới xác định

Có kết cấu hạ tầng, dịch vụ cần thiết bảo đảm phục vụ khách du lịch

Theo Khoản 9, Điều 4 Luật Du lịch 2005, Tuyến du lịch là lộ trình liên kết các khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch, gắn với các tuyến giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không.

Ví dụ: Tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Quy nhơn - Đà Nẵng - Huế, Tuyến du lịch Thành phố Hồ Chí Minh - Đà lạt - Nha trang

Vai trò của tuyến điểm du lịch

Tuyến điểm du lịch đóng vai trò quan trọng giúp thúc đẩy sự phát triển của Ngành Du lịch và Nền kinh tế của một khu vực, cụ thể:

Tăng cường kinh tế địa phương: Việc thu hút khách du lịch đem lại nguồn thu nhập lớn cho địa phương từ các hoạt động kinh doanh như khách sạn, nhà hàng, dịch vụ hướng dẫn, mua sắm,... Ngoài ra, sự tăng trưởng của Ngành Du lịch còn thúc đẩy phát triển các ngành kinh tế liên quan như vận tải, xây dựng và thương mại, từ đó mang lại lợi ích kinh tế to lớn cho cộng đồng địa phương.

Liên kết phát triển du lịch: Tuyến điểm du lịch có thể được liên kết với các điểm du lịch nội vùng hoặc các vùng khác nhau. Điều này góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, nhà cung cấp dịch vụ, các nhà đầu tư và chính quyền địa phương.

Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử: Các tuyến điểm du lịch thường được xây dựng dựa trên các điểm du lịch có giá trị văn hóa, lịch sử hoặc thiên nhiên độc đáo. Du khách khi đến với tuyến điểm du lịch có cơ hội tiếp xúc với nền văn hóa, lịch sử và phong tục tập quán địa phương, qua đó nâng cao nhận thức, góp phần bảo tồn, thúc đẩy bản sắc địa phương, giá trị văn hóa, di tích lịch sử.

Thúc đẩy phát triển hạ tầng và dịch vụ: Để đáp ứng nhu cầu của du khách, tuyến điểm du lịch thường phải được đầu tư vào cơ sở hạ tầng như đường giao thông, sân bay, cầu đường, điện nước, khách sạn, nhà hàng và các tiện ích công cộng khác. Sự phát triển này không chỉ phục vụ du khách mà còn hỗ trợ cho cộng đồng địa phương trong việc cải thiện chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế.

Đóng góp vào bảo vệ môi trường và phát triển bền vững: Các tuyến điểm du lịch cần đảm bảo an toàn và có biện pháp bảo vệ cảnh quan, môi trường theo quy định. Vì vậy, các biện pháp quản lý du lịch bền vững trên tuyến điểm du lịch giúp giảm thiểu tác động tiêu cực lên môi trường, bảo vệ các khu vực tự nhiên.