Trường Đại học Bách khoa (Ho Chi Minh City University of Technology) là trường đại học đào tạo kỹ thuật đầu ngành của miền Nam, thành viên của hệ thống ĐHQG-HCM. Tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật (TTQGKT) được thành lập ngày 29/6/1957 với nhiệm vụ đào tạo cho xã hội nhiều cử nhân, nhà khoa học, quản lý cấp cao... trong và ngoài nước.

ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

- Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG-HCM (Ho Chi Minh City University of Technology - HCMUT) là một trường thành viên của hệ thống Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. Trường được thành lập vào năm 1957 với tiền thân là Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật. Hiện nay, Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM là trung tâm đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ lớn nhất các tỉnh phía Nam và là trường đại học kỹ thuật quan trọng của cả nước.

- Mục tiêu chung: Nâng cao hiệu quả quản trị trong bối cảnh tự chủ đại học; đào tạo nhân lực trình độ quốc tế; tăng cường năng lực công bố khoa học, đổi mới sáng tạo và chuyển giao công nghệ.

- Tầm nhìn: Được công nhận toàn cầu là Trường Đại học hàng đầu trong khu vực về giảng dạy, học tập, nghiên cứu và khởi nghiệp – đổi mới sáng tạo.

- Sứ mạng: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng quốc tế. Sáng tạo tri thức mới thông qua nghiên cứu khoa học - chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp - đổi mới sáng tạo. Thực hiện trách nhiệm xã hội và phục vụ cộng đồng.

- Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG-HCM hướng tới các giá trị cơ bản để đáp ứng sứ mạng của nhà trường:

+ Năng lực và tâm huyết của đội ngũ quản lý, giảng viên và sinh viên;

+ Phẩm chất, tư duy và kỹ năng của sinh viên;

+ Tinh thần tiên phong, khởi nghiệp, đổi mới, sáng tạo và hội nhập quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu khoa học;

+ Truyền thống, văn hóa, chất lượng và kiểm định quốc tế;

+ Kết nối giữa nhà trường, cộng đồng và doanh nghiệp.

Năm 2024, Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM dự kiến tuyển sinh 39 ngành đào tạo bậc đại học chính quy với khoảng 5.150 chỉ tiêu. Trong đó, trường dành tối đa 90% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí. Năm nay, Trường sử dụng các tổ hợp môn thi như sau: A00; A01; B00; B08; D01; D07; C01.

Năm 2024, Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM dự kiến tuyển sinh 39 ngành đào tạo bậc đại học chính quy với khoảng 5.150 chỉ tiêu. Trong đó, trường dành tối đa 90% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết hợp nhiều tiêu chí.

Năm nay, Trường sử dụng các tổ hợp môn thi như sau:

- A00: Toán, Lý, Hóa 

- A01: Toán, Lý, Anh

- B00: Toán, Hóa, Sinh

- B08: Toán, Sinh, Anh

- D01: Toán, Văn, Anh

- D07: Toán, Hóa, Anh 

- C01: Toán, Lý, Văn 

Lưu ý: 

- Đối với thí sinh dự tuyển các chương trình Giảng dạy bằng tiếng Anh, chương trình Tiên tiến, chương trình Chuyển tiếp Quốc tế sang Úc, New Zealand, thí sinh phải đạt điều kiện tiếng anh sơ tuyển IELTS ≥ 4.5/ TOEFL iBT ≥ 34/ TOEIC nghe-đọc ≥ 400 & nói-viết ≥ 200/ Duolingo English Test (DET) ≥ 65/ Linguaskill, PET, FCE, CAE ≥ 153/ PTE ≥ 28.

- Thí sinh khi trúng tuyển các chương trình Dạy và học bằng tiếng Anh, Tiên tiến, Chuyển tiếp Quốc tế (Úc/ New Zealand) cần có chứng chỉ IELTS ≥ 6.0/ TOEFL iBT ≥ 79/ TOEIC nghe - đọc ≥ 730 & nói - viết ≥ 280 để học chương trình chính khóa.

- Nếu chưa có, thí sinh sẽ được xếp lớp học tiếng Anh trong học kỳ Pre-English để đạt chuẩn.

+ Thí sinh có chứng chỉ IELTS ≥ 5.0/ TOEFL iBT ≥ 46/ TOEIC nghe - đọc ≥ 460 & nói - viết ≥ 200 sẽ được quy đổi sang điểm tương ứng của môn Tiếng Anh trong tổ hợp môn xét tuyển A01, B08, D01, D07.

+ Thí sinh có thể tham gia xét tuyển bằng một hay nhiều phương thức khác nhau.

Xem thêm

Trong năm học 2024-2025, Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM tiếp tục tuyển sinh theo 5 phương thức như sau: Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT; Ưu tiên xét tuyển thẳng thí sinh giỏi, tài năng của trường THPT năm 2023; Ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQG-HCM; Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài; Kết quả THPT kết hợp phỏng vấn đối với thí sinh dự tính du học nước ngoài; Xét tuyển tổng hợp.

Trong thông báo tuyển sinh năm 2024, Trường Đại học Bách khoa - ĐHQG TP.HCM tiếp tục tuyển sinh theo 5 phương thức như sau:

- Phương thức 1a. (TTBO): Xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, chỉ tiêu: 1% - 5% tổng chỉ tiêu.

- Phương thức 1b (UTXTT): Ưu tiên xét tuyển thẳng (UTXTT) thí sinh giỏi, tài năng của trường THPT năm 2023 (theo quy định của ĐHQG-HCM), chỉ tiêu: 5% tổng chỉ tiêu.

- Phương thức 2. (UTXT): Ưu tiên xét tuyển (UTXT) theo quy định của ĐHQG-HCM (danh sách 149 trường THPT), chỉ tiêu: 15% - 20% tổng chỉ tiêu.

- Phương thức 3 (NNGOAI): Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ tuyển sinh quốc tế hoặc thí sinh người nước ngoài, chỉ tiêu: 1% - 5% tổng chỉ tiêu

- Phương thức 4 (PVAN): Xét tuyển theo kết quả THPT kết hợp phỏng vấn đối với thí sinh dự tính du học nước ngoài, chỉ tiêu: 1% - 5% tổng chỉ tiêu. 

- Phương thức 5 (KHOP): Xét tuyển tổng hợp bao gồm các tiêu chí về học lực (kết quả kỳ thi đánh giá năng lực của ĐHQG-HCM, kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT, kết quả quá trình học tập THPT), năng lực khác, hoạt động xã hội, chỉ tiêu: 75% - 90% tổng chỉ tiêu.

Xem thêm

Mức học phí trung bình dự kiến năm học 2024-2025 của Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM dao động từ 30 triệu đồng/ năm – 80 triệu đồng/ năm tùy theo chương trình học. Ngoài ra, nhà trường còn có Quỹ học bổng hơn 50 tỉ đồng với nhiều chương trình học bổng: Học bổng khuyến khích học tập; Học bổng từ Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa (BKA); Học bổng dành cho sinh viên chương trình đào tạo quốc tế, học bổng IELTS, học bổng Pre-English lên tới 10 triệu đồng/suất; .....

Mức học phí trung bình dự kiến năm học 2024-2025 của Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM dao động từ 30 triệu đồng/ năm – 80 triệu đồng/ năm tùy theo chương trình học, cụ thể như sau:

- Chương trình Tiêu chuẩn: 30 triệu đồng/ năm.

- Chương trình Tiên tiến, chương trình Giảng dạy bằng tiếng Anh: 80 triệu đồng/ năm.

- Chương trình Định hướng Nhật Bản: 80 triệu đồng/ năm.

Ngoài ra, nhà trường còn có Quỹ học bổng hơn 50 tỉ đồng với nhiều chương trình học bổng:

- Học bổng khuyến khích học tập (trị giá lên tới 120% giá trị học phí/học kỳ/suất).

- Học bổng từ Cộng đồng cựu sinh viên Phú Thọ - Bách khoa (BKA).

- Học bổng dành cho sinh viên chương trình đào tạo quốc tế, học bổng IELTS, học bổng Pre-English lên tới 10 triệu đồng/suất.

- Học bổng Đoàn - Hội, câu lạc bộ, hoạt động phong trào.

- Học bổng từ đối tác nước ngoài, tổ chức, doanh nghiệp.

- Quỹ tín dụng học tập sinh viên (bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ lãi suất).

- Học bổng từ Đại học Quốc gia TPHCM.

Xem thêm

Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM hiện đang có 641 cán bộ giảng dạy, trong đó, có 13 Giáo sư, 132 Phó Giáo sư, 265 tiến sĩ, 211 Thạc sĩ. Với hơn 97% giảng viên là Tiến sĩ, Thạc sĩ đội ngũ giảng viên của trường được đánh giá là đầy đủ năng lực, giàu kinh nghiệm, tâm huyết với nghề, nhiệt tình và hết mình với sinh viên, tham gia vào các hoạt động cộng đồng và xã hội. Điều này đã tạo nên nhiều thế hệ sinh viên Đại học Bách Khoa chăm chỉ học tập và tham gia các hoạt động khác nhau.

- Hiện nay, nhà trường 641 cán bộ giảng dạy, trong đó, có 13 Giáo sư132 Phó Giáo sư265 tiến sĩ211 Thạc sĩ. Với hơn 97% giảng viên là Tiến sĩ, Thạc sĩ. Tất cả lực lượng cán bộ giảng viên được tuyển chọn từ những sinh viên tốt nghiệp xuất sắc nhất, được đào tạo chuyên sâu từ các trường đại học danh tiếng trên thế giới, là một tài sản vô giá góp phần tạo nên sức mạnh thương hiệu Bách Khoa và tiềm năng phát triển tương lai.

- Ngoài học hàm, học vị cao, đội ngũ cán bộ giảng viên của trường đều có tâm huyết với nghề, nhiệt tình, hết mình với sinh viên trong mọi hoạt động từ trên giảng đường cho đến những hoạt động cộng đồng, hoạt động xã hội. Chính điều đó đã tạo nên nhiều thế hệ sinh viên Đại học Bách Khoa “học hết sức – chơi hết mình”, luôn luôn nỗ lực, phấn đấu xây dựng một cộng đồng  sinh viên Bách khoa đầy tự hào, hội tụ những học sinh ưu tú từ các trường Trung học Phổ thông hàng đầu cả nước - thông minh, năng động, sáng tạo, chấp nhận nhiều thử thách, thi đua và cạnh tranh, rèn luyện bản lĩnh, tạo nên bản sắc, cá tính riêng của sinh viên Bách khoa, khẳng định tiềm năng tương lai trước các nhà tuyển dụng. 

Xem thêm

Sinh viên theo học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM sẽ được đăng ký ở một trong hai ký túc xá: Ký túc xá Bách khoa, 497 Hòa Hảo, P.7, Q.10, TP. HCM và Ký túc xá ĐHQG TP.HCM, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức. Các phòng ở đều được trang bị đầy đủ các thiết bị và tiện nghi sinh hoatjgiups sinh viên được nghỉ ngơi thoải mái sau những giờ học cẳng thẳng. Bên cạnh đó, Nhà trường đã kết hợp với Hội sinh viên tạo ra nhiều CLB khác nhau với đa dạng loại hình như: CLB Tiếng Anh, CLB Tình nguyện, ...

Sinh viên theo học Trường Đại học Bách Khoa - ĐHQG TP.HCM sẽ được đăng ký ở một trong hai ký túc xá: Ký túc xá Bách khoa, 497 Hòa Hảo, P.7, Q.10, TP. HCM và Ký túc xá ĐHQG TP.HCM, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức.

- Đối với Ký túc xá Bách khoa tọa lạc tại số 497 Hòa Hảo, phường 7, quận 10, TP.HCM, đây là một ký túc xá lớn và hiện đại nhất Việt Nam vào thời điểm 2010. Tổng diện tích xây dựng ký túc xá đại học Bách khoa khoảng 38.000 m2 với kinh phí đầu tư hơn 120 tỷ đồng. Toàn bộ tòa nhà được thiết kế theo hình chữ U, ở giữa có khuôn viên và ghế đá kết hợp với cây xanh. Bãi giữ xe tự động là một tầng hầm có diện tích 5.000 m2 sử dụng thẻ cảm ứng để quản lý. Có 307 phòng dành cho sinh viên Việt Nam, tổng sức chứa là 2.456 người, được trang bị giường tầng, tủ, bàn học, ghế ngồi bàn vi tính riêng cho từng sinh viên. Hệ thống toilet phòng tắm sân phơi quần áo khép kín trong phòng ở. Ngoài ra, ký túc xá còn có 20 phòng ở tầng 11 dành cho sinh viên nước ngoài với sức chứa là 80 người, đầy đủ tiện nghi. Ở tầng trên, cũng với số phòng đó của là nơi dành cho khách và các giáo sư đến giảng dạy, được trang bị và phục vụ giống như một khách sạn 3 sao. Mỗi tầng của sinh viên đều có phòng sinh hoạt chung để sinh viên có thể họp nhóm, hội họp, xem truyền hình cáp.

Ký túc xá ĐHQG TP.HCM, P. Linh Trung, TP. Thủ Đức thuộc sự quản lý của Ban quản lý KTX của Đại học Quốc gia TP.HCM. Mỗi phòng đều có đầy đủ các thiết bị và vật dụng sinh hoạt đầy đủ tiện nghi tạo môi trường thỏa mái cho sinh viên nghỉ ngơi, hoạt động sau những giừ học cẳng thẳng.

Nhằm gúp sinh viên của Trường có những sân chơi bổ ích sau những giờ học cẳng thẳng, Nhà trường đã kết hợp với Hội sinh viên tạo ra nhiều CLB khác nhau với đa dạng loại hình từ năng khiếu, nghệ thuật đến chuyên ngành như: CLB Tiếng Anh, CLB Tình nguyện, CLB Đại sứ sinh viên, ....

Xem thêm

Thư viện Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1970, trên cơ sở sát nhập 3 thư viện: Thư viện Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ; Thư viện Bách khoa Trung cấp; Thư viện Cao đẳng Hoá học. Hiện nay, thư viện có nhiều đầu sách và tài liệu về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, địa chất, vật lý, toán học, ngôn ngữ học, lịch sử, văn học, văn hóa,.. tạo điều kiện thuận lợi cho bạn đọc có thể tiếp cận trực tiếp với tài liệu một cách nhanh chóng, kịp thời.

- Thư viện Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh được thành lập năm 1970, trên cơ sở sát nhập 3 thư viện: Thư viện Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật Phú Thọ; Thư viện Bách khoa Trung cấp; Thư viện Cao đẳng Hoá học. Từ đó đến nay Thư viện đã có rất nhiều đổi thay song vẫn tọa lạc tại tòa nhà A2, nằm ngay trung tâm, đối diện với cổng chính của Trường.

- Từ năm 2006, thư viện trường được bố trí thêm không gian phục vụ tại cơ sở 2 (tòa nhà H1 – Dĩ An, Bình Dương). Như vậy, hiện nay thư viện trường được đặt tại 02 cơ sở để phục vụ bạn đọc.

- Hiện nay, thư viện có nhiều đầu sách và tài liệu về các lĩnh vực khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, kinh tế, địa chất, vật lý, toán học, ngôn ngữ học, lịch sử, văn học, văn hóa, nghệ thuật, giáo dục, quản lý, tâm lý học, địa chính và bản đồ.

- Thư viện Đại học Bách khoa Thành phố Hồ Chí Minh cũng có các dịch vụ hỗ trợ đọc giả như thư viện số, phòng đọc, phòng máy tính, phòng họp, phòng trưng bày, phòng lưu trữ tài liệu, dịch vụ in ấn, sao chép và quản lý tài liệu. Ngoài ra, thư viện còn cung cấp các khóa học, buổi tư vấn và hướng dẫn nghiên cứu cho sinh viên và giảng viên để tăng cường kỹ năng tìm kiếm thông tin và sử dụng tài liệu.

Xem thêm