Bài viết sẽ giúp bạn nắm rõ: Hàng tồn kho là gì? Các loại hàng tồn kho? Phương pháp kê khai thường xuyên, kiểm kê định kỳ và cách hạch toán hàng tồn kho.

III. Các phương pháp kế toán kê khai hàng tồn kho

Theo Khoản 1 Điều 22 của Thông tư 133/2016/TT-BTC thì dựa vào nhóm tài khoản hàng tồn kho được dùng để phản ánh giá trị hiện có và cập nhật kịp thời tình hình biến động của hàng tồn kho hoặc được dùng để phản ánh giá trị hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của doanh nghiệp. Do vậy, có 2 phương pháp kê khai hàng tồn kho:

1. Phương pháp kê khai thường xuyên

Là phương pháp theo dõi thường xuyên và liên tục, phản ánh kịp thời tình hình nhập xuất tồn của hàng tồn kho, có thể tính giá trị xuất bất kỳ lúc nào.

Công thức tính giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được thể hiện:

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ

Là phương pháp phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, không có tính chất thường xuyên và liên tục, nên chỉ tính giá trị hàng xuất kho vào cuối kỳ.

IV. Cách hạch toán hàng hóa tồn kho

1. Theo phương pháp kê khai thường xuyên

1.1. Nhập kho mua hàng hóa, công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu:

Nợ TK 152: Giá trị của nguyên vật liệu;

Nợ TK 153: Giá trị của công cụ dụng cụ;

Nợ TK 156: Giá trị của hàng hóa;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa;

Có TK 111/112/331...: Tổng giá thanh toán.

➤ Trường hợp đã nhận được hóa đơn nhưng đến cuối kì nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa chưa về kho, thì sẽ hạch toán căn cứ vào hoá đơn:

Nợ TK 151: Giá trị của hàng mua đang đi đường;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa;

Có TK 111/112/331,...: Tổng giá thanh toán.

➞ Sau khi nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hóa đang đi đường đã về nhập kho:

Nợ TK 152: Giá trị của nguyên vật liệu;

Nợ TK 153: Giá trị của công cụ dụng cụ;

Có TK 151: Giá trị của hàng mua đang đi đường.

➤ Trường hợp chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán:

Nợ TK 111/112/331...: Giá trị hàng được chiết khấu, giảm giá;

Có TK 156: Giá trị hàng hóa (nếu tồn kho);

Có TK 632: Giá vốn hàng bán(nếu hàng đã bán);

Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá.

➤ Trường hợp mua hàng theo phương thức trả chậm, trả góp:

Nợ TK 156: Giá trị hàng theo giá mua trả tiền ngay;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá;

Nợ TK 242: Phần lãi trả chậm = Số tiền phải thanh toán-giá mua nếu trả tiền ngay;

Có TK 331: Tổng giá cần thanh toán.

➞ Hàng kỳ khi tính số lãi khi mua hàng trả chậm, trả góp:

Nợ TK 635: Phần lãi trả chậm kì đó;

Có TK 242: Phần lãi trả chậm kì đó.

➤ Hạch toán chi phí khi mua hàng hoá:

Nợ TK 156: Chi phí mua khi hàng hoá;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của chi phí khi mua hàng hoá;

Có TK 111/112/331...: Tổng giá thanh toán.

1.2. Hàng hoá xuất bán hoặc kết chuyển chi phí dở dang của phần cung cấp dịch vụ:

Có TK 156: Giá trị hàng đã xuất bán.

1.3. Hàng hoá gia công hoặc chế biến:

➤ Khi hàng hoá được đưa đi gia công hoặc chế biến:

Nợ TK 154: Giá trị hàng hóa đưa đi gia công chế biến;

Có TK 156: Giá trị hàng hóa đưa đi gia công chế biến.

➞ Chi phí gia công, chế biến hàng hoá:

Nợ TK 154: Chi phí gia công hoặc chế biến hàng hoá;

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của chi phí gia công hoặc chế biến hàng hoá;

Có TK 111/112/331,...: Tổng giá thanh toán.

➞ Khi nhập kho hàng hoá đã gia công hoặc chế biến:

Nợ TK 156: Giá trị hàng hoá sau khi gia công hoặc chế biến;

Có TK 154: Giá trị hàng hoá sau khi gia công hoặc chế biến.

2. Theo phương pháp kiểm kê định kỳ

➤ Đầu kỳ kết chuyển giá trị hàng hoá cuối kỳ trước sang trị giá hàng hoá tồn kho đầu kỳ:

➤ Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

➤ Sau khi kiểm kê số lượng và giá trị hàng tồn kho cuối kỳ:

V.  Các câu hỏi thường gặp về hàng tồn kho

1. Đối tượng nào nên áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên?

Các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, xây dựng, lắp đặt, kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị…

2. Đối tượng nào nên áp dụng phương pháp kê khai định kỳ?

Các đơn vị kinh doanh có giá trị thấp, số lượng lớn, nhiều chủng loại, quy cách, mẫu mã hoặc chỉ cung cấp 1 loại hàng hoá, sản xuất 1 loại sản phẩm, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hàng may mặc, thời trang hoặc sản xuất kinh doanh ngành dược phẩm…

3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kê khai thường xuyên

4. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp kê khai định kỳ

Do chỉ cần phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, không cần phải liên tục, và thường xuyên nên công việc nhẹ nhàng, đơn giản hơn.

Trần Huyền - Phòng Kế toán Anpha

Mẫu báo cáo tổng hợp tồn kho là mẫu bản báo cáo tổng hợp tồn kho của đơn vị doanh nghiệp, mẫu báo cáo được kiểm soát định kỳ số lượng hàng hóa tồn kho theo tháng. Mẫu báo cáo nêu rõ thông tin vật tư, hàng hóa tồn kho, số lượng tồn đầu kỳ, cuối kỳ.

Cách làm báo cáo tồn kho hàng hóa

- Cột Mã hàng hóa: Được lấy từ bảng danh mục hàng hóa sang (mỗi hàng hóa đều được 1 mã riêng để quản lý)

- Cột Tên hàng hóa: Sử dụng hàm Vlookup để lấy tự động từ bên bảng danh mục hàng hóa sang.

- Cột Đơn vị tính: Sử dụng hàm Vlookup để lấy tự động từ bên bảng danh mục hàng hóa sang.

- Cột số lượng : Lấy ở cột số lượng tồn đầu + thực nhập - thực xuất

- Cột đơn giá : Lấy trên bảng phân bổ chi phí mua hàng nhập kho hoặc lấy trên phiếu nhập kho

- Cột thành tiền : Công thức = Đơn giá x Số lượng Lưu ý: Tuỳ vào việc lựa chọn phương pháp tính giá Xuất kho cho Hàng tồn kho của DN mà trên Phiếu xuất kho có thể có hoặc không có đơn giá xuất kho.

Bạn cũng có thể sử dụng hàm Vlookup để lấy tự động từ bên bảng tổng hợp nhập xuất tồn kho hàng hóa.