Thủ Tục Mang Xe Máy Sang Lào
Các phượt thủ nếu không muốn đi bằng phương tiện ô tô sang các nước láng giềng như: Lào – Campuchia – Thái Lan mà muốn đi bằng phương tiện xe máy, bằng chính những chiến mã của mình thì cũng đừng lo lắng về việc bị cấm đoán hoặc không thể đem sang. Để mang xe máy qua cửa khẩu các nước, bạn cần chuẩn bị đầy đủ: giấy tờ xe, hộ chiếu và trình bày rõ ràng mục đích chuyến đi để được xét duyệt. Bạn cũng không được quên những món đồ cần thiết cho chuyến đi phượt.
Bước 3. Triển khai hoạt động đầu tư từ Việt Nam sang Lào
Việc mở tài khoản vốn đầu tư ra nước ngoài thực hiện tại một tổ chức tín dụng. Tổ chức tín dụng này được phép tại Việt Nam. Và tuân thủ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.
Tất cả các giao dịch chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài. Và ngược lại liên quan đến hoạt động đầu tư ra nước ngoài phải thực hiện thông qua tài khoản vốn đầu tư đã nêu trên.
Nhà đầu tư được chuyển vốn đầu tư ra sang Lào để thực hiện hoạt động đầu tư. Và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư ra nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Hoạt động đầu tư đã được cơ quan có thẩm quyền của nước tiếp nhận đầu tư chấp thuận hoặc cấp phép. Trường hợp pháp luật của nước tiếp nhận đầu tư không quy định về việc cấp phép đầu tư hoặc chấp thuận đầu tư, nhà đầu tư phải có tài liệu chứng minh quyền hoạt động đầu tư tại nước tiếp nhận đầu tư;
c) Có tài khoản vốn theo quy định tại như đã nêu trên
Việc chuyển vốn đầu tư sang Lào phải tuân thủ pháp luật. Quy định tại pháp luật về quản lý ngoại hối; xuất khẩu; chuyển giao công nghệ và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Nhà đầu tư được chuyển ngoại tệ hoặc hàng hóa, máy móc, thiết bị ra sang Lào. Nhằm mục địch phục vụ cho hoạt động khảo sát; nghiên cứu; thăm dò thị trường; và thực hiện hoạt động chuẩn bị đầu tư khác. Hoạt động này được Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết.
Quy trình đăng ký đầu tư kinh doanh nhượng quyền
Nhà đầu tư Việt Nam khi đầu tư kinh doanh nhượng quyền tại Lào cần đáp ứng các điều kiện sau:
1. Là pháp nhân. Được thành lập hợp pháp theo quy định tại Pháp luật Việt Nam.
2. Có kinh nghiệm và thành công trong kinh doanh được chứng nhận bởi các cơ quan chức năng Lào.
3. Có khả năng tài chính; hoặc có nguồn tài chính được xác nhận bởi các tổ chức tài chính Lào và Việt Nam;
4. Đáp ứng các điều kiện khác theo quy định của pháp luật Lào.
Nhà Đầu tư Việt Nam cần chuẩn bị các hồ sơ sau:
1. Đơn xin phép đầu tư theo quy định của chính phủ Lào;
2. Sơ yếu lý lịch, kinh nghiệm của chủ đầu tư, công ty: Bản sao hộ chiếu người đại diện theo pháp luật; bản sao Giấy chứng nhận doanh nghiệp được cấp tại Việt Nam đối với trường hợp pháp nhân; (được công chứng và hợp pháp hoá lãnh sự)
4. Giấy uỷ quyền cho người đại diện của cổ đông; công ty; trường hợp người đó là người đại diện theo Pháp luật Việt Nam.
5. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc kế hoạch kinh doanh theo quy định pháp luật Lào;
6. Báo cáo đánh giá tác động môi trường, xã hội và tự nhiên;
7. Giấy chứng nhận tình trạng tài chính hoặc tài liệu chứng minh của tổ chức tài chính hoặc ngân hàng, báo cáo tài chính đã được xác nhận trong hai năm gần nhất;
Thủ tục đăng ký kinh doanh nhượng quyền do Luật doanh nghiệp Lào theo quy định;
Nhà đầu tư Việt Nam được cấp Giấy phép đầu tư trong thời hạn 65 ngày làm việc. Tính từ ngày Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa tiếp nhận đầy đủ hồ sơ. Trường hợp từ chối cấp thực hiện thủ tục đầu tư sang Lào, Văn phòng Đầu tư một cửa thông báo bằng văn bản cho Nhà đầu tư trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày quyết định từ chối.
Thời hạn đầu tư kinh doanh nhượng quyền tuỳ thuộc vào loại hình; quy mô; giá trị đầu tư; điều kiện và báo cáo nghiên cứu khả thi của doanh nghiệp. Phù hợp với pháp luật có liên quan. Nhưng không quá 50 năm.
Thời hạn ưu đãi đầu tư có thể được gia hạn. Khi có sự chấp thuận của Chính phủ Lào, Quốc hội Lào hoặc Hội đồng cấp tỉnh Lào theo quy định của pháp luật có liên quan của Lào.
Liên doanh giữa các nhà đầu tư Lào và Việt Nam
Liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài được hiểu là sự đầu tư chung giữa nhà đầu tư Lào; và nhà đầu tư Việt Nam. Mục đích nhằm chia sẻ quyền sở hữu và thành lập một pháp nhân. Theo quy định của pháp luật nước CHND Lào.
Tổ chức, hoạt động, quản lý, quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư liên doanh được xác định trong hợp đồng liên doanh. Và trong Điều lệ hội của pháp nhân được thành lập mới.
Các lưu ý về vốn đăng ký và nhập khẩu vốn theo quy định Pháp Luật Lào
Khi thực hiện thủ tục đầu tư sang Lào. Vốn đăng ký của các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chung được thực hiện theo Luật Doanh nghiệp Lào. Và pháp luật và các quy định của ngành có liên quan của Lào.
Nguyên tắc của việc khuyến khích đầu tư tại Lào
Việc khuyến khích đầu tư sang Lào phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, việc đầu tư phải phù hợp với định hướng; chính sách; chiến lược; quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của nước CHND Lào. Cũng như phù hợp với kế hoạch phát triển ngành; từng địa phương; và tăng trưởng kinh tế – xã hội ở từng thời kỳ.
Thứ hai, việc đầu tư phải có sự phối hợp chặt chẽ với sự tăng cường quản lý của Nhà nước Lào. Theo hướng tập trung, thống nhất trên toàn bộ lãnh thổ nước CHND Lào.
Thứ ba, nhà đầu tư được đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật Lào.
Thứ tư, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, tập thể, nhân dân và nhà đầu tư.
Thứ năm, các dịch vụ đầu tư một cửa được bảo đảm thực hiện một cách thuận tiện; nhanh chóng; minh bạch; hiệu quả và hợp pháp;
Thứ sáu, bảo đảm cạnh tranh kinh doanh công bằng;
Thứ bảy, việc đầu tư phải bảo đảm an ninh quốc gia; và trật tự an toàn xã hội. Góp phần phát triển văn hóa tinh hoa của dân tộc. Và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả theo hướng xanh và bền vững.
Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục đầu tư sang Lào. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.
Luật sư cho tôi hỏi, tôi hiện nay đang ở Khánh Hòa nhưng hộ khẩu ở Hưng Yên, nay tôi muốn làm hộ chiếu sang Lào 1 thời gian. Vậy tôi muốn hỏi Luật sư là tôi có thể làm hộ chiếu tạ Khánh Hòa được không ạ? Và nếu được thì thủ tục để làm hộ chiếu cần nhưng giấy tờ gì ạ? Xin cảm ơn Luật sư ạ!
Click vào bảng để xem hiển thị đầy đủ thông tin
Bạn vui lòng đăng nhập hoặc Đăng ký tại đây để tham gia thảo luận
Quy trình đăng ký đầu tư kinh doanh thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát
Thẩm quyền xem xét và giải quyết thuộc về Văn phòng dịch vụ đầu tư một cửa cấp Trung ương; hoặc cấp tỉnh của Lào.
Văn phòng này có nhiệm vụ phối hợp với các cơ quan chuyên ngành. Và sau đó trình Uỷ ban khuyến khích và quản lý đầu tư để phê duyệt. Theo thẩm quyền được quy định tại các văn bản quy phạm có liên quan của Lào.
Về thời hạn xem xét đầu tư vào các lĩnh vực thuộc danh mục kinh doanh có kiểm soát. Được chính phủ Lào quy định như sau:
Bước 1. Nhà đầu tư Việt Nam xin cấp Giấy phép đầu tư tại Lào; và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (đối với việc thành lập, điều chỉnh giấy chứng nhận theo quy định pháp luật Lào). Thời hạn cấp là 25 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan tiếp nhận đơn đầu tư nhận đầy đủ giấy tờ (theo quy định của Pháp luật Lào.
Bước 2. Cơ quan có thẩm quyền gửi đề nghị đến các ban ngành và chính quyền địa phương để lấy ý kiến. Trong thời gian 02 ngày làm việc. Việc xem xét, trả lời bằng văn bản trong vòng 8 ngày làm việc. Trường hợp không có văn bản trả lời xem như chấp thuận đầu tư.
Bước 3. Sau khi đã nhận được văn bản trả lời của cơ quan tại bước 2. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành trực tiếp xem xét. Và đề nghị Ủy ban khuyến khích và quản lý đầu tư xem xét trong thời hạn 10 ngày làm việc.
Bước 4. Cơ quan giải quyết sẽ cấp giấy phép đầu tư và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thời hạn giải quyết là 05 ngày làm việc. Trường hợp từ chối sẽ có văn bản trả lời và nêu rõ lý do từ chối.