SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM Independence - Freedom - Happiness ---------------

CHỈ TIÊU ĐĂNG KÝ THÔNG TIN ĐỐI VỚI NGƯỜI SỬ DỤNG KHÔNG CÓ MÃ SỐ THUẾ

(Ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015

Mã số định danh (do cơ quan hải quan cấp)­­

Số chứng minh thư ( hoặc hộ chiếu)

Số định danh chứng thư số (Serial Number)

Tên đơn vị cung cấp dịch vụ chứng thư số

Tên người được cấp chứng thư số

(Người sử dụng không có mã số thuế được cơ quan hải quan cấp mã số định danh thay cho mã số thuế)

MẪU CHỨNG TỪ IN (Ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính)

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng)

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông quan)

Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (giải phóng hàng)

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông báo kết quả phân luồng)

Tờ khai hàng hóa xuất khẩu (thông quan)

Tờ khai bổ sung sau thông quan (chưa đăng ký)

Tờ khai bổ sung sau thông quan (được chấp nhận)

Tờ khai danh mục miễn thuế nhập khẩu

Bản chỉ thị sửa đổi của Hải quan - xuất khẩu

Bản chỉ thị sửa đổi của Hải quan - nhập khẩu

Thông báo về việc ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển

Thông báo phê duyệt lại khai báo vận chuyển

MẪU TỜ KHAI HẢI QUAN, PHỤ LỤC TỜ KHAI HẢI QUAN GIẤY VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC CHỈ TIÊU THÔNG TIN TRÊN CÁC BIỂU MẪU

(Ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính)

1. Mẫu tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm:

a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu(mẫu HQ/2015/XK);

b) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu(mẫu HQ/2015/NK);

2. Mẫu Phụ lục tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu gồm:

a) Phụ lục tờ khai hàng hoá xuất khẩu (mẫu HQ/2015-PLXK);

b) Phụ lục tờ khai hàng hoá nhập khẩu (mẫu HQ/2015-PLNK);

Các mẫu biểu nêu trên được in mực đen, trên giấy trắng khổ A4; người sử dụng có thể tự in trên Cổng thông tin điện tử của cơ quan Hải quan.

II. HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC TIÊU THỨC TRÊN TỜ KHAI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

1. Hướng dẫn cách ghi các tiêu thức trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu;

2. Hướng dẫn cách ghi các tiêu thức trên tờ khai hàng hoá xuất khẩu;

3. Hướng dẫn cách ghi các tiêu thức trên phụ lục tờ khai hàng hoá nhập khẩu ;

4. Hướng dẫn cách ghi các tiêu thức trên phụ lục tờ khai hàng hoá xuất khẩu;

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC TIÊU THỨC TRÊN TỜ KHAI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu.

* Số tờ khai, ngày giờ đăng ký: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình nhập khẩu tại từng Chi cục Hải quan theo trật tự: Số tờ khai/NK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai và số lượng phụ lục tờ khai.

* Số lượng phụ lục tờ khai: là số các phụ lục tờ khai (trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên)

Công chức hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu ký tên, đóng dấu công chức.

A- Phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế

Người xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số (nếu có) của người bán hàng ở nước ngoài bán hàng cho thương nhân Việt Nam (thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hoá)

Người nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của thương nhân nhập khẩu; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân).

Người uỷ thác/người được uỷ quyền: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của thương nhân uỷ thác cho người nhập khẩu hoặc tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của người được uỷ quyền khai hải quan; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu người được ủy quyền là cá nhân).

Đại lý Hải quan: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của Đại lý hải quan; số, ngày hợp đồng đại lý hải quan. Trường hợp gửi kho ngoại quan thì khai tên kho ngoại quan.

Loại hình: Người khai hải quan ghi rõ loại hình nhập khẩu tương ứng.

Hoá đơn thương mại: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của hoá đơn thương mại (nếu có).

Giấy phép/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm giấy phép của cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa nhập khẩu và ngày, tháng, năm hết hạn của giấy phép (nếu có).

Hợp đồng/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số ngày, tháng, năm ký hợp đồng và ngày, tháng, năm hết hạn (nếu có) của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng (nếu có).

Vận đơn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của vận đơn hoặc chứng từ vận tải có giá trị do người vận tải cấp thay thế vận đơn (nếu có).

Cảng xếp hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng, địa điểm (được thoả thuận trong hợp đồng thương mại hoặc ghi trên vận đơn) nơi từ đó hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải để chuyển đến Việt Nam.

Cảng dỡ hàng: Người khai hải quan ghi tên cảng/cửa khẩu nơi hàng hóa được dỡ từ phương tiện vận tải xuống (được ghi trên vận đơn hoặc các chứng từ vận tải khác). Trường hợp cảng/cửa khẩu dỡ hàng khác với địa điểm hàng hóa được giao cho người khai hải quan thì ghi cảng dỡ hàng/ địa điểm giao hàng.

Ví dụ: Hàng nhập khẩu được dỡ tại cảng Hải Phòng và giao hàng cho người nhận hàng tại ICD Gia Thụy, người khai ghi Hải Phòng/Gia Thụy

Phương tiện vận tải: Người khai hải quan ghi tên tàu biển, số chuyến bay, số chuyến tàu hoả, số hiệu và ngày đến của phương tiện vận tải chở hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam theo các loại hình vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sắt, đường bộ.

Nước xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi mà từ đó hàng hoá được chuyển đến Việt Nam (nơi hàng hoá được xuất bán cuối cùng đến Việt Nam). Áp dụng mã nước cấp ISO 3166. (không ghi tên nước, vùng lãnh thổ mà hàng hoá trung chuyển qua đó).

Điều kiện giao hàng: Người khai hải quan ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thoả thuận trong hợp đồng thương mại.

Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng …). (nếu có).

Đồng tiền thanh toán: Người khai hải quan ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán (nguyên tệ) được thoả thuận trong hợp đồng thương mại. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO 4217 (ví dụ: đồng dollar Mỹ là USD). (nếu có).

Tỷ giá tính thuế: Người khai hải quan ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế (theo quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam. (nếu có).

Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hoá theo hợp đồng thương mại hoặc các chứng từ khác liên quan đến lô hàng.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan ghi: “theo phụ lục tờ khai”.

- Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ tên, quy cách phẩm chất từng mặt hàng.

* Đối với lô hàng được áp vào 1 mã số nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng (ví dụ: thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ) thì doanh nghiệp ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết (không phải khai vào phụ lục).

Mã số hàng hoá: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan: không ghi gì.

- Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ mã số từng mặt hàng.

Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO 3166.

* Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19.

Chế độ ưu đãi: Ghi tên mẫu C/O được cấp cho lô hàng thuộc các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 23.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19.

Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc thực tế giao dịch.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 19.

Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hoá (theo đơn vị ở ô số 23) bằng loại tiền tệ đã ghi ở ô số 16, căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng thương mại, hoá đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng.

Hợp đồng thương mại theo phương thức trả tiền chậm và giá mua, giá bán ghi trên hợp đồng gồm cả lãi suất phải trả thì đơn giá được xác định bằng giá mua, giá bán trừ (-) lãi suất phải trả theo hợp đồng thương mại.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 20.

Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng nhập khẩu, là kết quả của phép nhân (x) giữa “Lượng hàng (ô số 22) và “Đơn giá nguyên tệ (ô số 24)”.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau:

- Trên tờ khai hải quan: ghi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai báo trên phụ lục tờ khai.

- Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ cho từng mặt hàng.

Thuế nhập khẩu, người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đồng Việt Nam.

b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 19 theo Biểu thuế áp dụng (Biểu thuế ưu đãi, Biểu thuế ưu đãi đặc biệt…) có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai

c. Ghi số thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng.

* Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau:

- Trên tờ khai hải quan ghi tổng số thuế nhập khẩu phải nộp tại ô “tiền thuế” tương ứng.

- Trên phụ lục tờ khai ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất, số thuế nhập khẩu phải nộp cho từng mặt hàng2

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế của thuế TTĐB là tổng của trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng

b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế TTĐB tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại ô số 19 theo Biểu thuế TTĐB.

c. Tiền thuế: Ghi số thuế TTĐB phải nộp của từng mặt hàng

* Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô số 26.

Thuế bảo vệ môi trường (BVMT), người khai hải quan ghi:

a. Số lượng chịu thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa theo đơn vị quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường.

b. Mức thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường.

c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế BVMT phải nộp của từng mặt hàng.

* Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô số 26.

Thuế giá trị gia tăng (GTGT), người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế của thuế GTGT là giá thuế nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng với thuế TTĐB (nếu có) cộng thuế BVMT (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế GTGT tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại ô số 19 theo Biểu thuế GTGT.

c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng

* Trường hợp lô hàng có từ 2 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự ô 26.

Tổng số tiền thuế (ô 26 + 27 + 28 + 29), người khai hải quan ghi: tổng số tiền thuế nhập khẩu, TTĐB, BVMT và GTGT; bằng chữ.

Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyển hàng hóa nhập khẩu bằng container ghi như sau:

- Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container;

- Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container;

- Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container tương ứng và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng;

* Trường hợp có từ 4 container trở lên thì người ghi cụ thể thông tin trên phụ lục tờ khai hải quan không ghi trên tờ khai.

Chứng từ đi kèm: Người khai hải quan liệt kê các chứng từ đi kèm của tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai.

B. Phần dành cho cơ quan hải quan

Lãnh đạo Chi cục nơi đăng ký tờ khai hải quan ghi kết quả phân luồng lên tờ khai hàng hoá nhập khẩu.

Ghi chép khác: Dành cho công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ ghi chép những nội dung cần thiết mà không ghi ở nơi khác được như số biên bản, số quyết định xử phạt, xử lý ….

Xác nhận của hải quan giám sát: Phần ghi chép của công chức hải quan giám sát hàng hoá nhập khẩu.

Xác nhận giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản/chuyển cửa khẩu: Công chức Hải quan ghi tóm tắt nội dung quyết định của cơ quan Hải quan về việc giải phóng hàng/đưa hàng về bảo quản hay hàng chuyển cửa khẩu.

Xác nhận đã thông quan: Công chức được phân công xác nhận trên hệ thống/trên tờ khai do doanh nghiệp in.

C. Các trường hợp không phải khai tại các ô tương ứng quy định trên tờ khai

1. Hàng hóa là tài sản di chuyển

2. Hành lý ký gửi của người xuất nhập cảnh.

3. Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tái xuất

4. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.

5. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để bảo hành sửa chữa

6. Hàng hóa là quà biếu tặng của tổ chức cá nhân nước ngoài biếu, tặng tổ chức, cá nhân Việt Nam.

7. Hàng hóa của cơ quan đại diện ngoại giao, tổ chức quốc tế tại Việt Nam và những người làm việc tại các cơ quan, tổ chức này.

1. Hành lý vượt quá định mức miễn thuế quy định tại Điều 61 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh.

2. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định quy định tại Điều 55 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh.

3. Hàng hóa khác mang theo người xuất cảnh, nhập cảnh.

Ô số 15, 16, 17, 21, 26, 27, 28, 29, 30

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC CHỈ TIÊU THÔNG TIN TRÊN TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất khẩu;

* Số tờ khai, ngày giờ đăng đăng ký: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình xuất khẩu tại từng Chi cục Hải quan theo trật tự: Số tờ khai/XK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai và số lượng phụ lục tờ khai.

* Số lượng phụ lục tờ khai: là số các phụ lục tờ khai (trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên)

Công chức hải quan tiếp nhận đăng ký tờ khai hàng hoá xuất khẩu ký tên, đóng dấu công chức.

A- Phần dành cho người khai hải quan kê khai và tính thuế

Người xuất khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số thuế của thương nhân Việt Nam bán hàng cho người mua hàng ở nước ngoài (thể hiện trên hợp đồng mua bán hàng hoá); chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu là cá nhân).

Người nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số Fax và mã số (nếu có) của thương nhân nhập khẩu.

Người uỷ thác/ người được uỷ quyền: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của thương nhân uỷ thác cho người xuất khẩu hoặc tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của người được uỷ quyền khai hải quan; chứng minh thư hoặc hộ chiếu (nếu người được ủy quyền là cá nhân).

Đại lý hải quan: Người khai hải quan ghi tên đầy đủ, địa chỉ, số điện thoại, số fax và mã số thuế của Đại lý hải quan; Số, ngày hợp đồng đại lý hải quan.

Loại hình: Người khai hải quan ghi rõ loại hình xuất khẩu tương ứng.

Giấy phép/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của giấy phép của các cơ quan quản lý chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu và ngày, tháng, năm hết hạn của giấy phép (nếu có).

Hợp đồng/ngày/ngày hết hạn: Người khai hải quan ghi số ngày, tháng, năm ký hợp đồng và ngày, tháng, năm hết hạn (nếu có) của hợp đồng hoặc phụ lục hợp đồng (nếu có).

Hoá đơn thương mại: Người khai hải quan ghi số, ngày, tháng, năm của hoá đơn thương mại (nếu có).

Cửa khẩu xuất hàng: Ghi tên cảng, địa điểm (được thoả thuận trong hợp đồng thương mại) nơi từ đó hàng hoá được xếp lên phương tiện vận tải để xuất khẩu.

Nước nhập khẩu: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ đến cuối cùng được xác định tại thời điểm hàng hóa xuất khẩu, không tính nước, vùng lãnh thổ mà hàng hóa đó quá cảnh. Áp dụng mã nước, vùng lãnh thổ cấp ISO 3166.

Điều kiện giao hàng: Người khai hải quan ghi rõ điều kiện giao hàng mà hai bên mua và bán thoả thuận trong hợp đồng thương mại

Phương thức thanh toán: Người khai hải quan ghi rõ phương thức thanh toán đã thoả thuận trong hợp đồng thương mại (ví dụ: L/C, DA, DP, TTR hoặc hàng đổi hàng …) (nếu có).

Đồng tiền thanh toán: Người khai hải quan ghi mã của loại tiền tệ dùng để thanh toán (nguyên tệ) được thoả thuận trong hợp đồng thương mại. Áp dụng mã tiền tệ phù hợp với ISO 4217 (ví dụ: đồng dollar Mỹ là USD). (nếu có).

Tỷ giá tính thuế: Người khai hải quan ghi tỷ giá giữa đơn vị nguyên tệ với tiền Việt Nam áp dụng để tính thuế (theo quy định hiện hành tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan) bằng đồng Việt Nam. (nếu có).

Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hoá theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan ghi: “theo phụ lục tờ khai”.

- Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ tên, quy cách phẩm chất từng mặt hàng.

* Đối với lô hàng được áp vào một mã số nhưng trong lô hàng có nhiều chi tiết, nhiều mặt hàng (ví dụ: thiết bị toàn bộ, thiết bị đồng bộ) thì doanh nghiệp ghi tên gọi chung của lô hàng trên tờ khai, được phép lập bản kê chi tiết (không phải khai vào phụ lục).

Mã số hàng hoá: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau:

- Trên tờ khai hải quan: không ghi gì.

- Trên phụ lục tờ khai: ghi rõ mã số từng mặt hàng.

Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO.

* Trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16.

Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 19.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16.

Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định của Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc theo thực tế giao dịch.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16.

Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hoá bằng loại tiền tệ đã ghi ở ô số 13, căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng thương mại, hoá đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 16.

Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng xuất khẩu, là kết quả của phép nhân (X) giữa “Lượng hàng (ô số 18) và “Đơn giá (ô số 20)”.

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào ô này như sau:

- Trên tờ khai hải quan: ghi tổng trị giá nguyên tệ của các mặt hàng khai báo trên phụ lục tờ khai.

- Trên phụ lục tờ khai: Ghi trị giá nguyên tệ cho từng mặt hàng.

Thuế xuất khẩu, người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam.

b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 16 theo Biểu thuế xuất khẩu.

c. Ghi số thuế xuất khẩu phải nộp của từng mặt hàng.

* Trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi vào tiêu thức này như sau:

- Trên tờ khai hải quan ghi tổng số thuế xuất khẩu phải nộp tại ô “cộng”

- Trên phụ lục tờ khai ghi rõ trị giá tính thuế, thuế suất, số thuế xuất khẩu phải nộp cho từng mặt hàng.

Thu khác, người khai hải quan ghi :

- Trị giá tính thu khác: Ghi số tiền phải tính thu khác.

- Tỷ lệ % : Ghi tỷ lệ các khoản thu khác theo quy định

- Số tiền: Ghi số tiền phải nộp

* Trong trường hợp lô hàng có từ 4 mặt hàng trở lên thì cách ghi tương tự tại ô số 22.

Tổng số tiền thuế và thu khác (ô 22 + 23), người khai hải quan ghi: tổng số tiền thuế xuất khẩu, thu khác, bằng số và bằng chữ.

Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng container ghi như sau:

- Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container;

- Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container;

- Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng;

- Địa điểm đóng hàng: Ghi nơi đóng hàng hóa xuất khẩu vào container;

* Trường hợp có từ 4 container trở lên thì người ghi cụ thể thông tin trên phụ lục tờ khai hải quan không ghi trên tờ khai.

Chứng từ đi kèm: Người khai hải quan liệt kê các chứng từ đi kèm của tờ khai hàng hoá xuất khẩu.

Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai.

B. Phần dành cho cơ quan Hải quan

Lãnh đạo Chi cục nơi đăng ký tờ khai hải quan ghi kết quả phân luồng lên tờ khai hàng hoá xuất khẩu.

Ghi chép khác: Dành cho công chức hải quan ở các khâu nghiệp vụ ghi chép những nội dung cần thiết mà không ghi ở nơi khác được như số biên bản, số quyết định xử phạt, xử lý ….

Xác nhận đã thông quan: Công chức được phân công xác nhận trên hệ thống/trên tờ khai do doanh nghiệp in.

Xác nhận của hải quan giám sát: Phần ghi chép của công chức hải quan giám sát hàng hoá xuất khẩu.

C. Các trường hợp không phải khai tại các ô tương ứng quy định trên tờ khai

1. Hàng hóa là tài sản di chuyển.

2. Hành lý ký gửi của người xuất cảnh, nhập cảnh.

3. Hàng hóa là phương tiện chứa hàng hóa theo phương thức quay vòng tạm nhập, tái xuất.

4. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định.

5. Hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập để bảo hành sửa chữa.

6. Hàng hóa là quà biếu tặng của tổ chức, cá nhân Việt Nam biếu, tặng cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài.

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC CHỈ TIÊU THÔNG TIN TRÊN PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HOÁ NHẬP KHẨU

Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu.

Phụ lục số: là số thứ tự của phụ lục tờ khai đăng ký do người khai hải quan ghi.

* Số tờ khai: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình nhập khẩu tại từng Chi cục Hải quan do công chức Hải quan ghi bao gồm: số tờ khai, ký hiệu loại hình nhập khẩu, ký hiệu Chi cục Hải quan đăng ký theo trật tự: Số tờ khai/NK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai.

* Loại hình: Người khai hải quan khai loại hình như trên tờ khai nhập khẩu.

Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hoá theo hợp đồng thương mại hoặc các chứng từ khác liên quan đến lô hàng.

Trường hợp phân loại theo thông báo kết quả phân tích, phân loại thì ghi số văn bản thông báo.

Mã số hàng hoá: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào chứng từ chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng).

Chế độ ưu đãi: Ghi tên mẫu C/O hoặc chứng từ tự chứng nhận xuất xứ được cấp cho lô hàng thuộc các Hiệp định Thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.

* Trường hợp tự chứng nhận xuất xứ thì cách ghi như sau: TCN+Tên viết tắt của Hiệp định (ví dụ: chứng từ tự chứng nhận xuất xứ theo Hiệp định thương mại tự do giữa các nước thành viên ASEAN thì ghi “TCNATIGA”.

Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 23.

Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc theo thực tế giao dịch.

Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hoá (theo đơn vị ở ô số 23) bằng loại tiền tệ đã ghi ở mục 16, căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng thương mại, hoá đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng.

Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng nhập khẩu, là kết quả của phép nhân (X) giữa “Lượng hàng (ô số 22) và “Đơn giá (ô số 24)”.

Thuế nhập khẩu, người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam.

b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 19 theo Biểu thuế áp dụng (Biểu thuế ưu đãi, Biểu thuế ưu đãi đặc biệt…) có hiệu lực tại thời điểm đăng ký tờ khai

c. Ghi số thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng.

Thuế TTĐB, người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế của thuế TTĐB là tổng của trị giá tính thuế nhập khẩu và thuế nhập khẩu phải nộp của từng mặt hàng

b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế TTĐB tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại ô số 19 theo Biểu thuế TTĐB.

c. Tiền thuế: Ghi số thuế TTĐB phải nộp của từng mặt hàng

Thuế BVMT, người khai hải quan ghi:

a. Số lượng chịu thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu là số lượng hàng hóa theo đơn vị quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường.

b. Mức thuế BVMT của hàng hóa nhập khẩu theo quy định tại biểu mức thuế Bảo vệ môi trường.

c. Tiền thuế: Ghi số tiền thuế BVMT phải nộp của từng mặt hàng

Thuế GTGT, người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế của thuế GTGT là giá nhập khẩu tại cửa khẩu cộng với thuế nhập khẩu (nếu có) cộng với thuế TTĐB (nếu có) cộng thuế BVMT (nếu có). Giá nhập tại cửa khẩu được xác định theo quy định về giá tính thuế hàng nhập khẩu.

b. Thuế suất %: Ghi mức thuế suất thuế GTGT tương ứng với mã số hàng hoá được xác định mã số hàng hoá tại ô số 19 theo Biểu thuế GTGT.

c. Tiền thuế: Ghi số thuế GTGT phải nộp của từng mặt hàng

Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyên hàng hóa nhập khẩu bằng container ghi như sau:

- Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container;

- Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container;

- Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container tương ứng và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng.

Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai.

HƯỚNG DẪN CÁCH GHI CÁC CHỈ TIÊU THÔNG TIN TRÊN PHỤ LỤC TỜ KHAI HÀNG HOÁ XUẤT KHẨU

Người khai hải quan ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất khẩu.

Phụ lục số: là số thứ tự của phụ lục tờ khai đăng ký do người khai hải quan ghi.

Số tờ khai: là số thứ tự của số đăng ký tờ khai hàng ngày theo từng loại hình xuất khẩu tại từng Chi cục Hải quan do công chức Hải quan ghi bao gồm: số tờ khai, ký hiệu loại hình xuất khẩu, ký hiệu Chi cục Hải quan đăng ký theo trật tự: Số tờ khai/XK/loại hình/đơn vị đăng ký tờ khai.

Loại hình: Người khai hải quan khai loại hình như trên tờ khai xuất khẩu.

Mô tả hàng hóa: Người khai hải quan ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất hàng hoá theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng.

Mã số hàng hoá: Người khai hải quan ghi mã số phân loại theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Xuất xứ: Người khai hải quan ghi tên nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hoá được chế tạo (sản xuất) ra (căn cứ vào giấy chứng nhận xuất xứ hoặc các tài liệu khác có liên quan đến lô hàng). Áp dụng mã nước quy định trong ISO 3166.

Lượng hàng: Người khai hải quan ghi số lượng, khối lượng hoặc trọng lượng từng mặt hàng trong lô hàng thuộc tờ khai hải quan đang khai báo phù hợp với đơn vị tính tại ô số 19.

Đơn vị tính: Người khai hải quan ghi tên đơn vị tính của từng mặt hàng (ví dụ: mét, kg…) theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ Tài chính ban hành hoặc theo thực tế giao dịch.

Đơn giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi giá của một đơn vị hàng hoá bằng loại tiền tệ đã ghi ở ô số 13, căn cứ vào thoả thuận trong hợp đồng thương mại, hoá đơn, L/C hoặc tài liệu khác liên quan đến lô hàng.

Trị giá nguyên tệ: Người khai hải quan ghi trị giá nguyên tệ của từng mặt hàng xuất khẩu, là kết quả của phép nhân (X) giữa

“Lượng hàng (ô số 18) và “Đơn giá (ô số 20)”.

Thuế xuất khẩu, người khai hải quan ghi:

a. Trị giá tính thuế: Ghi trị giá tính thuế của từng mặt hàng bằng đơn vị tiền Việt Nam.

b. Thuế suất (%): Ghi mức thuế suất thuế xuất khẩu tương ứng với mã số đã xác định tại ô số 16 theo Biểu thuế xuất khẩu.

c. Ghi số thuế xuất khẩu phải nộp của từng mặt hàng.

Thu khác, người khai hải quan ghi :

- Trị giá tính thu khác: Ghi số tiền phải tính thu khác.

- Tỷ lệ % : Ghi tỷ lệ các khoản thu khác theo quy định

- Số tiền: Ghi số tiền phải nộp

Lượng hàng, số hiệu container: Người khai hải quan khai khi vận chuyển hàng hóa bằng container ghi như sau:

- Số hiệu container: Ghi số hiệu từng container;

- Số lượng kiện trong container: Ghi số lượng kiện có trong từng container;

- Trọng lượng hàng trong container: Ghi trọng lượng hàng chứa trong từng container và cuối cùng cộng tổng trọng lượng của lô hàng;

- Địa điểm đóng hàng: Ghi nơi đóng hàng hóa xuất khẩu vào container;

Người khai hải quan ghi ngày/ tháng/ năm khai báo, ký xác nhận, ghi rõ họ tên, chức danh và đóng dấu trên tờ khai.

Công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá (qua máy soi/cân/thiết bị khác) ký tên, đóng dấu công chức

Công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá ký tên, đóng dấu công chức

Lãnh đạo Chi cục ghi ý kiến chỉ đạo (nếu có) và ký tên, đóng dấu công chức.

Lãnh đạo Chi cục ghi ý kiến chỉ đạo (nếu có) và ký tên, đóng dấu công chức.

C. Cơ sở sản xuất, gia công, lắp ráp:

D. Hàng hóa đề nghị xác định trước xuất xứ:

4. Hành trình dự định của lô hàng từ nước sản xuất, nước xuất khẩu đến Việt Nam (cảng nước SX:…..; cảng nước XK:…….;cảng nước trung gian:………….; Việt Nam):

1. Bản kê các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá gồm các thông tin như (tên hàng, mã số H.S, xuất xứ, giá CIF).

2. Hoá đơn mua bán các nguyên vật liệu dùng để sản xuất ra hàng hoá.

3. Bản mô tả sơ lược quy trình sản xuất ra hàng hoá.

4. Catalogue  Có            Không 

5. Hình ảnh Có           Không 

6. Mẫu hàng    Có            Không 

8. Giấy chứng nhận gia công lắp ráp

9. giấy chứng nhận phân tích thành phần

….(tên Tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước xuất xứ) cam đoan: chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của nội dung đơn, các chứng từ và mẫu hàng kèm theo./.

B- PHẦN DÀNH CHO KIỂM TRA VÀ XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN

1- Thời gian tiếp nhận hồ sơ khai bổ sung (ngày, giờ):

2- Kết quả kiểm tra nội dung khai bổ sung:

Ý kiến đề xuất của cán bộ tiếp nhận

Ý kiến phê duyệt của Chi cục trưởng

(Ghi rõ chấp nhận/không chấp nhận nội dung khai bổ sung. Ký ghi rõ họ tên, đóng dấu công chức)

--------------------------------------------------------------------------------------------------------

- Mục Nội dung đã khai và Nội dung khai bổ sung chỉ ghi những nội dung liên quan đến khai bổ sung.

- Mẫu này sử dụng cho 01 tờ khai hải quan.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi: Chi cục Hải quan ….................

Tên doanh nghiệp:..........................; địa chỉ:…………….........; mã số doanh nghiệp:…………............đã đăng ký tờ khai hải quan số …..ngày …..tháng…..năm tại Chi cục Hải quan………….

Căn cứ Điều 22 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính, Công ty đề nghị được hủy tờ khai, cụ thể như sau:

- Số tờ khai:.............Loại hình:............ Ngày khai chính thức:…………..

- Phân luồng: .............................................................

- Cửa khẩu xuất/nhập:................................................

- Mặt hàng khai báo*:................................................

- Trị giá khai báo:......................................................

Lý do hủy tờ khai:……………………………………………………….

Doanh nghiệp ..... cam kết tờ khai hải quan nêu trên chưa được sử dụng để hoàn thuế, không thu thuế.

CỤC HẢI QUAN TỈNH, TP… CHI CỤC HẢI QUAN

PHIẾU THEO DÕI HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Kèm theo văn bản cho phép số …………. ngày ……. tháng …….. năm ……………

của Bộ ……………… có giá trị đến ngày ……. tháng ……………. năm ………….

Đơn vị xuất nhập khẩu: ………………………………………………………………

Đăng ký tại Cục Hải quan:  …………………………………………………………

Số đăng ký: ………………… Ngày đăng ký …………………..

(Lãnh đạo Chi cục ký, đóng dấu Chi cục)

Cột 7- Cán bộ tiếp nhận tờ khai ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đăng ký tờ khai

Cột 8 – Lãnh đạo Chi cục Hải quan ký, ghi rõ họ tên

Công chức ghi tên Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai, Chi cục Hải quan cửa khẩu nhập khẩu/xuất khẩu.

Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan: Căn cứ kết quả phân luồng của Lãnh đạo Chi cục, công chức hải quan tích vào các ô tương ứng

Số tờ khai: Công chức hải quan ghi số đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu/xuất khẩu

Ngày giờ đăng ký: công chức hải quan ghi ngày giờ đăng ký tờ khai hàng hoá nhập khẩu/xuất khẩu.

Thời gian kiểm tra: Công chức hải quan ghi rõ thời gian kiểm tra chi tiết hồ sơ.

Công chức hải quan kiểm tra ký xác nhận trên hệ thống hoặc ký tên, đóng dấu công chức hải quan (nếu khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy).

Công chức Hải quan ghi kết quả kiểm tra hồ sơ, nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống.

Trường hợp qua kết quả kiểm tra chi tiết thấy cần thiết phải thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan thì ghi ý kiến đề xuất vào ô số 4.

Công chức hải quan kiểm tra chi tiết hồ sơ ghi đề xuất xử lý kết quả kiểm tra (nếu có).

Lãnh đạo Chi cục ghi ý kiến chỉ đạo (nếu có) và ký xác nhận trên hệ thống hoặc ký tên, đóng dấu công chức (nếu khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy)

A. KIỂM TRA QUA MÁY SOI/CÂN/THIẾT BỊ KHÁC

B. KHAI HẢI QUAN TRÊN TỜ KHAI HẢI QUAN GIẤY

Thời gian kiểm tra: Công chức Hải quan ghi rõ thời gian kiểm tra.

Thời gian kiểm tra: Công chức Hải quan ghi rõ thời gian kiểm tra.

Công chức Hải quan ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống.

Công chức Hải quan ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá và nhập kết quả kiểm tra vào hệ thống.

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá (qua máy soi/cân/thiết bị khác) đề xuất xử lý kết quả kiểm tra.

Căn cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hoá, công chức Hải quan kiểm tra thực tế hàng hoá đề xuất xử lý kết quả kiểm tra.

CỤC HẢI QUAN ….. CHI CỤC HẢI QUAN …….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐỀ NGHỊ KIỂM TRA THỰC TẾ HÀNG HÓA

Kính gửi: Chi cục Hải quan ……………….

Chi cục Hải quan ……………………………….. đề nghị Chi cục Hải quan …………………………. .. thực hiện kiểm tra thực tế hàng hóa cho hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

3. Số tờ khai:                                                    Ngày tờ khai:

4. Hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa:

Nơi nhận: - Như trên; - Lưu: ……….

……., ngày …. tháng …. năm … LÃNH ĐẠO CHI CỤC (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đơn vị)

Nội dung bàn giao (1):.....................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

............................................................................................................................

- Địa điểm bàn giao: ………………………………………………………

.........................................................................................................................

- Thời gian bàn giao:  …….. giờ…... ngày … tháng  … năm ….

HOẶC BIỂN KIỂM SOÁT XE CHUYÊN DỤNG

Tình trạng xe container/xe chuyên dụng/hàng hoá......................................

.................................................................................................................................Biên bản về tình trạng container/xe chuyên dụng/hàng hoá (nếu có), số……….

Thời gian vận chuyển…………..; Tuyến đường vận chuyển: ………….…; Km…………..…

Ngày, giờ xuất phát:……………………………………………..……….

Ngày, giờ, đến:………………………………………………………

Các vấn đề khác có liên quan đến hàng hoá và hồ sơ hải quan:..................................................................

.....................................................................................................................................................................

(ký, đóng dấu số hiệu công chức)

(ký, đóng dấu số hiệu công chức)

CỤC HẢI QUAN ….. TÊN ĐƠN VỊ BAN HÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

V/v tạm dừng đưa hàng hóa qua khu vực giám sát

-------------------------------------------

CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC HẢI QUAN……………

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 3 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Xét đề nghị của ...........................................................................

Điều 1. Tạm dừng đưa qua khu vực giám sát tại cảng/cửa khẩu ………….….đối với lô hàng ………………………… của (tên doanh nghiệp) ………, mã số thuế: …………….. xuất khẩu/nhập khẩu theo tờ khai hải quan số …… ngày …/…./20…. được đăng ký tại Chi cục Hải quan ………….. thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố ……………

Lý do tạm dừng:…………………………………………………………..

Thời gian tạm dừng là …………ngày kể từ ngày ban hành quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông (bà) Đội trưởng Đội ….……………… và Giám đốc (tên doanh nghiệp) ……………….chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

Nơi nhận: - Như Điều 3; - Cục trưởng Cục HQ .. (để báo cáo);

- Chi cục HQ nơi đăng ký tờ khai (để p/h); - Lưu: ……….

CHI CỤC TRƯỞNG (Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu đơn vị)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số:................../QĐ- ......

Về việc kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN BAN HÀNH ……………………

- Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012;

- Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2014/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006;

- Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012;

- Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14/6/2005;

- Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng  ngày 3 tháng 6 năm 2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng ngày 19 tháng 6 năm 2013;

- Căn cứ Luật sửa đổi bổ sung một số điều các Luật về thuế ngày 29 tháng 11 năm 2014;

- Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 1 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hải quan;

- Căn cứ Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 quy định chi tiết Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung các Nghị định về thuế;

- Căn cứ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thương mại;

Trên cơ sở xem xét …........................

Điều 1. Kiểm tra cơ sở sản xuất, năng lực sản xuất đối với...…………

Ghi rõ tên, địa chỉ cơ sở sản xuất hoặc nơi lưu trữ NVL cần kiểm tra, mã số thuế, địa chỉ của tổ chức, cá nhân

Điều 2. Thành phần kiểm tra: ….

Ghi rõ thành phần tham gia kiểm tra

Điều 3. Thời gian kiểm tra: ………..

Ghi rõ thời gian bắt đầu kiểm tra, thời gian dự kiến kết thúc kiểm tra.

Ghi rõ nội dung kiểm tra, yêu cầu tài liệu, giới hạn kiểm tra để tổ chức, cá nhân biết, chuẩn bị và phối hợp với cơ quan thực hiện kiểm tra.

- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo (...b).

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN CÓ THẨM QUYỀN

Chi cục Hải quan........................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: ................./BB-KTCSSX

BIÊN BẢN KIỂM TRA CƠ SỞ SẢN XUẤT

Căn cứ quy định tại Điều... Thông tư số .../20../TT-BTC ngày .../.../20.. của Bộ Tài chính hướng dẫn thủ tục hải quan;

Hôm nay, hồi ...........giờ.....ngày.....tháng......năm....... tại..........., Chúng tôi gồm:

1. Ông(bà):........................................Chức vụ:.............................Đơn vị............................

2. Ông(bà):........................................Chức vụ:.............................Đơn vị............................

II. Đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:

1. Ông(bà):........................................Chức vụ:.............................Đơn vị............................

2. Ông(bà):........................................Chức vụ:.............................Đơn vị............................

III. Đại diện theo pháp luật của thương nhân nhận gia công lại (nếu có):

1. Ông(bà):........................................Chức vụ:.............................Đơn vị............................

2. Ông(bà):........................................Chức vụ:.............................Đơn vị............................

1. Ông(bà):........................................Năm sinh................Quốc tịch...................................

Địa chỉ:...............................................................................................................................

Nghề nghiệp:.....................................................................................................................

Giấy CMND/Hộ chiếu số:.............................Ngày cấp.........................Nơi cấp................

Xác nhận kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất của Công ty ............................ như sau:

Địa chỉ: .......................................................................................................................

2. Quyền sử dụng đất đai, nhà xưởng (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất, nhà xưởng...):

3. Quyền sở hữu, sử dụng của thương nhân đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu:

- Tờ khai nhập khẩu:.........................................................................................................

- Thuê, mượn theo hợp đồng ............................................................................................

4. Số lượng, chủng loại máy móc, thiết bị thực tế: …………..

5. Tình trạng hoạt động của tổ chức, cá nhân (tình hình nhân lực bố trí trên dây chuyền sản xuất, số lượng lao động hiện có tại thời điểm kiểm tra, bảng lương, bảo hiểm...):

6. Kiểm tra năng lực sản xuất của thương nhân: ………

Biên bản kết thúc vào hồi............ giờ.........ngày...... tháng..........năm..............

Biên bản được lập thành......bản; mỗi bản gồm.........tờ; có nội dung và giá trị như nhau. Đã giao cho...01 bản.

Sau khi đọc biên bản, những người có mặt đồng ý về nội dung biên bản và cùng ký vào biên bản.

7. Ý kiến bổ sung khác (nếu có).

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÁO CÁO QUYẾT TOÁN NGUYÊN LIỆU, VẬT TƯ, THÀNH PHẨM SẢN XUẤT TỪ NGUỒN NHẬP KHẨU

Tên, quy cách nguyên vật liệu, hàng hoá

Nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu

Thành phẩm được sản xuất từ nguồn nhập khẩu

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

1. Biểu mẫu trên áp dụng cho các doanh nghiệp Gia công, NSXXK, doanh nghiệp hoạt động trong khu phi thuế quan và DNCX. Trường hợp một doanh nghiệp hoạt động nhiều loại hình thì lập báo cáo quyết toán riêng cho từng loại hình;

2. Doanh nghiệp hoạt động NSXXK, (bao gồm doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và DNCX hoạt động NSXXK), tổng hợp số liệu về "nguyên liệu, vật tư nhập khẩu","thành phẩm"  từ các tài khoản tương ứng 152 và 155 quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 hoặc Quyết định 48/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính;

3. Doanh nghiệp gia công cho thương nhân nước ngoài (bao gồm doanh nghiệp trong khu phi thuế quan và DNCX nhận gia công cho nước ngoài hoặc nhận gia công cho doanh nghiệp trong khu phi thuế quan, DNCX khác): Lập sổ chi tiết, sổ tổng hợp theo dõi nguyên vật liệu, thành phẩm tương tự các tài khoản 152 và 155 quy định tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC và Quyết định 48/2006/QĐ-BTC.

4. Tổng trị giá xuất trong kỳ tại cột (6) bao gồm: Xuất khẩu hoặc xuất trả ra nước ngoài; xuất khẩu tại chỗ; chuyển sang hợp đồng gia công khác; nguyên liệu, vật tư tiêu huỷ hoặc bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ trong quá trình gia công, sản xuất hàng xuất khẩu. Trường hợp tổ chức, cá nhân tiêu huỷ nguyên liệu, vật tư hoặc bị thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ đủ điều kiện đã được miễn thuế, không thu thuế, hoàn thuế thì ghi rõ số lượng, trị giá vào ô ghi chú tại cột (8).

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BẢNG BÁO CÁO QUYẾT TOÁN SỬ DỤNG MÁY MÓC, THIẾT BỊ THEO TỪNG HỢP ĐỒNG GIA CÔNG

Số lượng máy móc, thiết bị chuyển sang HĐGC khác trong khi thực hiện HĐGC

Số lượng máy móc, thiết bị còn lại chưa tái xuất

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

v/v: thông báo phương án xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; phế liệu, phế phẩm

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Kính gửi: Chi cục Hải quan ….......

Ngày …., Công ty chúng tôi, mã số thuế: ….. có địa chỉ…, điện thoại… fax… đã thực hiện hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công số….. ngày….. năm …… với đối tác nước ngoài là Công ty……. địa chỉ…..

Đến nay, Công ty chúng tôi đã thực hiện xong hợp đồng gia công số…. ngày…. tháng…. năm….. và đã tiến hành thanh lý hợp đồng với đối tác nước ngoài theo Biên bản thanh lý số….. ngày….. tháng…… năm…… (kèm theo).

Căn cứ Biên bản thanh lý hợp đồng gia công dẫn trên, chúng tôi đề nghị Chi cục Hải quan …..làm thủ tục hải quan xử lý nguyên vật liệu dư thừa, máy móc thiết bị thuê mượn như sau:

+ Về nguyên liệu vật tư dư thừa: …………(nêu rõ phương án xử lý theo quy định tại khoản … Điều… Thông tư……/2015/TT-BTC);

+ Về máy móc thiết bị thuê mượn: …………(nêu rõ phương án xử lý theo quy định tại khoản … Điều … Thông tư……/2015/TT-BTC).

+ Về sản phẩm hoàn chỉnh chưa xử lý hết: …………(nêu rõ phương án xử lý theo quy định tại khoản … Điều … Thông tư……/2015/TT-BTC).

Chúng tôi cam kết chậm nhất 30 ngày kể từ ngày được Chi cục Hải quan ….   đồng ý sẽ làm xong thủ tục xử lý nguyên vật liệu, máy móc thiết bị theo quy định của pháp luật.

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

Ý kiến của Chi cục Hải quan nơi quyết toán hợp đồng gia công:

Trên cơ sở đề nghị của tổ chức, cá nhân, Lãnh đạo Chi cục phê duyệt ý kiến.

(Ghi ngày tháng năm, ký tên, đóng dấu)

Số, ngày hợp đồng xây dựng:……………..

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DNCX

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA NHÀ THẦU

TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN:.................

Mã số thuế:....................................

Địa chỉ kho thuê:...........................

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

BÁO CÁO HÀNG HÓA GỬI KHO THUÊ BÊN NGOÀI DNCX

Kỳ báo cáo: Quý:............ năm:.............

............, ngày .... tháng.... năm..........

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

CỤC HẢI QUAN....................

CHI CỤC HẢI QUAN................

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

........., ngày......tháng.....năm.......

V/v làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ

Chi cục Hải quan..................................thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố................................ xin thông báo tình hình làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ của các doanh nghiệp đã làm thủ tục hải quan (từ ngày …./…./…. Đến ngày …/…/…….:

Chi cục Hải quan...................xin thông báo để Quý Cục biết, theo dõi.

(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu Chi cục)

III- PHẦN KÊ KHAI HÀNG XUẤT CẢNG

IV-XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN CK NHẬP

Số hiệu, loại cont, số seal hãng tàu

Một số lưu ý về cont hàng hóa (như: hàng đã được gia cố, đóng gói lại,…):

II- XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN CK NHẬP (8)

Tổng số conts nhập:…………….. ...... ; trong đó:

V- THANH KHOẢN CỦA HQ CK NHẬP (13)

Tổng số conts xuất:…………….. …..; trong đó:

Ghi chú:  - Cột (6): Ghi loại hàng hóa chung nhất, ví dụ: hàng văn phòng phẩm, tạp hóa, mỹ phẩm, dược phẩm,…

BẢN KÊ HÀNG HÓA ĐÓNG TRONG CONTAINER TRUNG CHUYỂN

1. Đơn vị kinh doanh dịch vụ trung chuyển:

2. Phương tiện vận tải:      - Tên, số hiệu, chuyến ……………………….. ………………………………………………………….

- Cảng dỡ hàng…………………………..………………………………………………………………

III- PHẦN KÊ KHAI HÀNG XUẤT CẢNG

IV-XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN CK NHẬP

Số hiệu, loại cont, số seal hãng tàu

Một số lưu ý về cont hàng hóa (như: hàng đã được gia cố, đóng gói lại,…):

II- XÁC NHẬN CỦA HẢI QUAN CK NHẬP (8)

Tổng số conts nhập:…………….. ...... ; trong đó:

V- THANH KHOẢN CỦA HQ CK NHẬP (13)

Tổng số conts xuất:…………….. …..; trong đó:

Ghi chú:  - Cột (6): Ghi loại hàng hóa chung nhất, ví dụ: hàng văn phòng phẩm, tạp hóa, mỹ phẩm, dược phẩm,…

-  Cột (8), (12), (13)  công chức hải quan ký tên, đóng dấu công chức;

- Hợp đồng mua hàng: Số, ngày …………………….. Tên đối tác: ……………………………………………………..

- Hợp đồng bán hàng: Số, ngày …………………….. Tên đối tác: ……………………………………………………..

-  Số vận đơn: ………………. Số container/số chì (seal): ………………..

- Tên tàu: …………………ngày nhập cảnh: ……………………………..

- Thời gian dự kiến xuất hàng: …………… cửa khẩu xuất: ………………

Tổng số thuế nhập khẩu phải nộp:

Số công văn đề nghị việc lựa chọn cách xác định thuế nhập khẩu phải nộp theo quy định tại khoản 7 Điều 13 Thông tư số 109/2014/TT-BTC ngày 15/8/2014 của Bộ Tài chính: ....... (*)

ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN

- (*) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được cấp Giấy phép đầu tư, Giáy chứng nhận đầu tư sau ngày 15/01/2014  thì không phải khai nội dung này;

- Chi cục Hải quan nơi nhận là Chi cục Hải quan quản lý khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu;

- Công ty là doanh nghiệp mua hàng của tổ chức, cá nhân sản xuất trong khu phi thuế quan.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho ngoại quan từ ngày . …/…/… đến ngày …/…/…)

I- Tình hình hoạt động của kho ngoại quan:

1/ Số liệu hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan:

Từ kho này chuyển sang kho khác

2/ Tình hình thanh lý hợp đồng thuê kho:

3/ Tình hình vi phạm pháp luật hải quan:

- Chi cục Hải quan (quản lý kho)…

- Lưu: VT, Tên chủ kho ngoại quan

Số, ngày tờ khai xuất khẩu hoặc vận đơn hàng nhập

Chi cục hải quan đăng ký tờ khai hoặc hãng tàu

DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ KHO CFS

ĐỦ ĐIỀU KIỆN QUA KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN

1. Chi cục hải quan giám sát: …………………………………………...……

2. Đơn vị XNK:………………………………………………………

XÁC NHẬN CỦA BỘ PHẬN GIÁM SÁT HẢI QUAN

+ Đối với hàng nhập khẩu: lấy từ Danh sách container do người khai hải quan gửi đến hệ thống.

+ Đối với hàng xuất khẩu: lấy từ tiêu chí “Số container” trên tờ khai xuất.

Trường hợp có sự thay đổi số container đã khai báo, căn cứ chứng từ do người khai hải quan nộp, xuất trình, công chức hải quan cập nhật số container vào Hệ thống để in lại danh sách container.

- Cột số (2): Đối với hàng nhập khẩu: lấy từ Danh sách container do người khai hải quan gửi đến hệ thống.

ĐỦ ĐIỀU KIỆN QUA KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN

1. Chi cục hải quan giám sát: ……………………………………...

2. Đơn vị XNK:…………………………………………………………….

LƯỢNG HÀNG HÓA THỰC TẾ QUA KHU VỰC GIÁM SÁT HẢI QUAN

XÁC NHẬN CỦA CÔNG CHỨC HẢI QUAN

- Cột số (1) lấy từ tiêu chí “Số lượng” trên phần “General” của tờ khai hải quan.

- Cột số (2) lấy từ tiêu chí “Tổng trọng lượng hàng” trên phần “General” của tờ khai hải quan.

- Trường hợp hàng hóa được đưa qua KVGS nhiều lần thì đối với từng lần đưa hàng qua KVGS, công chức hải quan thực hiện:

+ Cột số (3): ghi rõ lượng hàng từng lần qua KVGS.

+ Cột số (4): ghi ngày, tháng, năm; ký, đóng dấu công chức.

- Trường hợp giá trị tại cột (1):

+ khác 1 thì theo dõi lượng hàng tại cột (3) tương ứng theo cột (1);

+ bằng 1 thì theo dõi lượng hàng tại cột (3) tương ứng theo cột (2).

B. Hàng hóa đề nghị xác định trước mã số:

7. Tên gọi theo cấu tạo, công dụng:

C. Mô tả chi tiết hàng hóa đề nghị xác định trước mã số:

10. Thành phần, cấu tạo, công thức hóa học:

11. Cơ chế hoạt động, cách thức sử dụng:

12. Hàm lượng tính trên trọng lượng:

16. Các thông tin khác về hàng hóa:

D. Các tài liệu có liên quan đến hàng hóa đề nghị xác định trước mã số:

21. Tài liệu có liên quan (nếu có, ghi rõ loại tài liệu)

E. Ý kiến của tổ chức, cá nhân về mã số đối với hàng hóa đề nghị xác định trước

24. Mã số đề nghị (theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam):

.. ………. (tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác định trước mã số) cam đoan:

Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin, tài liệu, mẫu hàng hóa cung cấp cho cơ quan Hải quan để thực hiện xác định trước mã số.

Ngày        tháng           năm

Tên tổ chức, cá nhân xuất khẩu/nhập khẩu:

Tên đối tác nhập khẩu/ xuất khẩu:

b) Nội dung của giao dịch mua bán hàng hóa:

Mô tả cụ thể về giao dịch hàng hóa xuất khẩu/ nhập khẩu như:

Tên hàng hóa; số lượng; đơn vị tính; đơn giá; đồng tiền thanh toán; nước nhập khẩu/ xuất khẩu; thời gian dự kiến giao hàng; điều kiện giao hàng; phương tiện vận tải; phương thức thanh toán; địa điểm xếp hàng; địa điểm giao hàng; quyền và nghĩa vụ của người mua và người bán trong giao dịch: các nội dung liên quan đến trọng tài kinh tế và các nội dung khác,....

2. Phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng nhập khẩu:

ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỊ GIÁ GIAO DỊCH

1. Người mua có đầy đủ quyền quyết định, quyền sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu không?

2. Việc bán hàng hay giá cả có phụ thuộc vào điều kiện nào dẫn đến việc không xác định được trị giá của hàng hóa nhập khẩu hay không?

3. Người mua có phải trả thêm khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt, sử dụng hàng hóa nhập khẩu không?

4. Người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt không?

Nếu có, mối quan hệ đặc biệt đó có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch không?

PHẦN XÁC ĐỊNH TRỊ GIÁ TÍNH THUẾ

Giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán:

c) Khoản tiền trả trước, ứng trước, đặt cọc

a) Chi phí hoa hồng bán hàng/ phí môi giới

b) Chi phí bao bì gắn liền với hàng hóa

c) Chi phí đóng gói hàng hóa

d) Các khoản trợ giúp người mua cung cấp miễn phí hoặc giảm giá

□ Nguyên vật liệu, bộ phận cấu thành, phụ tùng,…

□ Vật liệu, nhiên liệu, năng lượng tiêu hao

□ Công cụ, dụng cụ, khuôn dập, khuôn đúc,…..

□ Bản vẽ thiết kế, sơ đồ, phác thảo

e) Tiền phí bản quyền, phí giấy phép

f) Tiền thu phải trả sau khi định đoạt, sử dụng hàng hóa

g) Chi phí vận tải, bốc xếp, chuyển hàng

h) Chi phí bảo hiểm hàng hóa

a) Phí bảo hiểm, vận tải hàng hóa trong nội địa

b) Chi phí phát sinh sau khi nhập khẩu

c) Tiền lãi phải trả do việc thanh toán tiền mua hàng

d) Các khoản thuế, phí, lệ phí phải trả

f) Chi phí  liên quan đến tiếp thị hàng nhập khẩu

Trị giá tính thuế: Nêu rõ công thức tính toán (nếu có)

Ghi chú: Ghi rõ khoản tiền của từng mục (nếu có) trong Phần xác định trị giá tính thuế

3. Phương pháp xác định trị giá tính thuế hàng xuất khẩu:

a) Phương pháp xác định trị giá tính thuế:……................

b) Lý do áp dụng:.............................................

c) Xác định trị giá tính thuế, nêu rõ các bước và giải trình chi tiết:............................................

[1] - Khai rõ tên hàng, quy cách phẩm chất, thông số kĩ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, công suất, kích cỡ, công dụng của hàng hoá,….

- Đơn vị tính: phải được định lượng rõ ràng theo đơn vị đo lường cơ bản (như m, kg, cái, chiếc,......), hoặc phải được quy đổi về đơn vị đo lường cơ bản.

[2] Tổ chức, cá nhân khai chi tiết tại mục 1 Bản mô tả giao dịch và xác định trị giá tính thuế kèm theo

[3] Tổ chức, cá nhân khai chi tiết tại mục 2, 3 Bản mô tả giao dịch và xác định trị giá tính thuế kèm theo

Số:             /TB-CCHQ...                                                   ......., ngày … tháng …năm.....

Về việc nghi vấn trị giá khai báo

Căn cứ Thông tư số 38/2015/2015 ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Chi cục Hải quan .................... đã kiểm tra trị giá khai báo của hàng hoá xuất khẩu/nhập khẩu theo tờ khai .... số……ngày…. và có nghi vấn trị giá khai báo đối với các mặt hàng như sau:

Chi Cục ….thông báo để quý Công ty nộp bổ sung các chứng từ, tài liệu có liên quan để thực hiện quyền tham vấn hoặc nộp thuế theo trị giá khai báo.

Nơi nhận:                                                                                         CHI CỤC TRƯỞNG

- Công ty …;                                                                                        (Ký tên, đóng dấu)

- Cục Hải quan…(để b/c, tổ chức tham vấn);

- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo viết tắt (3b).

Ý KIẾN CỦA NGƯỜI KHAI HẢI QUAN            (Đại diện có thẩm quyền ký và ghi rõ họ tên)

*Ghi chú: Ý kiến của người khai hải quan ghi rõ “đề nghị tham vấn, thời gian tham vấn” hoặc “không tham vấn, đề nghị thông quan”

Chi cục Hải quan …. thông báo để quý Công ty làm cơ sở tính thuế để giải phóng hàng hoá hoặc thông quan hàng hóa theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 30 Thông tư số …………….ngày…….. của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của Bộ Tài chính.

Nơi nhận:                                                                                       CHI CỤC TRƯỞNG

- Công ty …;                                                                                         (Ký tên, đóng dấu)

- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo viết tắt (3b).

CỘNG HOÀ XẪ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

(Áp dụng cho trường hợp chuyển tiêu thụ nội địa, thay đổi mục đích sử dụng)

TÊN CƠ QUAN HẢI QUAN CÓ THẨM QUYỀN……………

Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Thông tư hướng dẫn Luật;

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật Thuế giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 6 năm 2008; Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008; Luật Thuế bảo vệ môi trường số 57/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010; và Nghị định, Thông tư quy định chi tiết thi hành các Luật này;

Căn cứ thủ tục thẩm quyền giải quyết (1)…… quy định tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;;

Xét hồ sơ đề nghị của (2)…… và đề xuất (3).……. về việc chuyển (1) ………..hàng hóa nhập khẩu,

Điều 1. Điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai số: (4) …., của người nộp thuế (2)……. mã số thuế:….., địa chỉ........ tương ứng với số hàng hóa (1)…… đã được kê khai trên tờ khai số: (5) …. ngày... tháng ...năm…, mở tại: (6)… , loại hình (7)….. ; cụ thể số thuế điều chỉnh giảm  như sau:

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Ông (bà) Trưởng phòng/Đội trưởng (3) ..… và (2)….…chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN CÓ THẨM QUYỀN

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(1) Chuyển tiêu thụ nội địa/ thay đổi mục đích sử dụng;

(2) Tổ chức, cá nhân nộp thuế đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu;

(3) Đơn vị tham mưu, nghiệp vụ liên quan thuộc cấp có thẩm quyền ra quyết định;

(6)Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai mới;

(7)Loại hình XNK theo tờ khai mới.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

VỀ ĐIỀU KIỆN ÁP DỤNG THỜI HẠN NỘP THUẾ 275 NGÀY

(Theo quy định tại khoản ... Điều .... Thông tư số ..../2015/TT-BTC)

Kính gửi:     Chi cục Hải quan…… thuộc Cục Hải quan……..

- Là doanh nghiệp/tổ chức nhập khẩu NLVT và SXXK

- Là doanh nghiệp/tổ chức nhận nhập khẩu ủy thác NLVL; hoặc nhập khẩu

- Là doanh nghiệp/tổ chức ủy thác nhập khẩu NLVT; hoặc nhận NLVT

do công ty mẹ hoặc công ty thành viên cung ứng để SXXK

………………………………………………………………………………….

a) Có quyền sử dụng hợp pháp cơ sở sản xuất (CSSX) trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp để sản xuất hàng xuất khẩu từ nguyên liệu, vật tư nhập khẩu như sau:

- Địa chỉ CSSX  1:……  có quyền sử dụng                                      Đi thuê

- Địa chỉ CSSX  2:……  có quyền sử dụng                                      Đi thuê

- Địa chỉ CSSX...:……   có quyền sử dụng                                      Đi thuê

b) Cơ sở sản xuất trên phù hợp với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc ngành hàng (tích vào ô tương ứng với ngành hàng):

- Số lượng công nhân:………..Người.

d)  Số lượng máy móc, dây chuyền trang thiết bị (đề nghị nêu cụ thể):

- ………………………………………………………………………………..

- ………………………………………………………………………………..

- ……………………………………………………………………………….

e) Năng lực sản xuất: Đề nghị cho biết năng lực sản xuất sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu nhập khẩu tối đa trong 1 năm: …………………… sản phẩm/năm

Trong vòng 730 ngày tính đến ngày cung cấp thông tin (tích vào ô tương ứng có/không):

- Bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, trốn thuế:                  Có                                             Không

- Bị xử phạt về hành vi trốn thuế, gian lận thuế:

Có                                       Không

- Bị các cơ quan quản lý nhà nước xử phạt vi phạm trong lĩnh vực kế toán:

Có                                       Không

3. Về chứng từ thanh toán qua ngân hàng:

Có                                                Không

+ Thanh toán ngay khi nhận hàng

Tổ chức/Doanh nghiệp xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung kê khai trên. Trường hợp có thay đổi các thông tin trên, Tổ chức/Doanh nghiệp sẽ thực hiện kê khai bổ sung.

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC/DOANH NGHIỆP

Trụ sở tại::…………………………………………………………………………

Điện thoại:……………………………….Fax:……………………………………

Mã ngân hàng phát hành: ………………...... (mã CIHO do NHNN cấp – 8 ký tự)

Chấp thuận bảo lãnh thuế cho (2) …………………………………………………...

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………………… Fax: ………………………..

Số đăng ký kinh doanh số: …………………. do ………….., cấp ngày …………

Người đại diện nộp thuế (3):……………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………………… Fax: ……………………………..

Số đăng ký kinh doanh số: …………………. do ………….., cấp ngày …………

Số tiền bảo lãnh: ……………(Bằng chữ: ……………………………) để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của lô hàng nhập khẩu theo hợp đồng thương mại số: …… ngày …/…./ ……. Và/hoặc hóa đơn số: ……….. ngày …./…./……..Và/hoặc vận đơn (kèm mã hãng vận tải) số: ……….. ngày …./…./……..Và/hoặc tờ khai hải quan số: ……….. ngày …./…./…. loại hình XNK:……….. tại  Chi cục Hải quan ………..

Thời hạn nộp thuế được bảo lãnh:…………….....................ngày kể từ ngày......………/…/20… đến ngày ……../…./20…

Chúng tôi cam kết không hủy ngang và khẳng định rằng:

Quá thời hạn nộp thuế được bảo lãnh, nếu (2)................./ (3)………………… không thực hiện / đại diện (2)............. không thực hiện nghĩa vụ nộp khoản thuế trên, (1) chúng tôi chịu trách nhiệm đến cùng (bao gồm cả trách nhiệm sau khi Hợp đồng cấp bảo lãnh giữa (1) ……. với (2) ………. …………………. đã hết hiệu lực) đối với số tiền thuế được bảo lãnh thuộc tờ khai (và /hoặc hợp đồng thương mại; hóa đơn; vận đơn) ghi tại Thư Bảo lãnh mà (2)......... / (3)……..............chưa thực hiện / đại diện (2).................. chưa thực hiện  thanh toán đủ tiền thuế (bao gồm cả số tiền thuế được bảo lãnh và tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) cho tờ khai hải quan (và /hoặc hợp đồng thương mại; hóa đơn; vận đơn) và có trách nhiệm nộp đủ  tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) thay cho (2)………theo qui định của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật về nghĩa vụ bảo lãnh.

Bảo lãnh này có giá trị hiệu lực từ ngày ……/……/…… đến ngày…..../...…/.....…, cho đến khi số nợ tiền thuế được bảo lãnh, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) tại tờ khai (và /hoặc hợp đồng thương mại; hóa đơn; vận đơn) được ghi trong thư bảo lãnh đã nộp hết vào NSNN.

Thư bảo lãnh thuế này được chi phối và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

Thư bảo lãnh thuế có giá trị một bản chính duy nhất và không có giá trị chuyển nhượng.

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

(3): Tên tổ chức, cá nhân đại diện cho người nộp thuế

(Trường hợp thực hiện bảo lãnh bằng hợp đồng thương mại thì không áp dụng bảo lãnh riêng trên Hệ thống thông quan điện tử VNACCS.

Trụ sở tại::…………………………………………………………………

Điện thoại:………………….Fax:……………………………………

Mã ngân hàng phát hành: ………………...... (mã CIHO do NHNN cấp – 8 ký tự)

Chấp thuận bảo lãnh thuế cho (2) ……………………………………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………………… Fax: ……………………

Số đăng ký kinh doanh số: ………………. do ………., cấp ngày ……………….....

Số Tài khoản: …………………………………………………………

Người đại diện sử dụng bảo lãnh thuế hoặc nộp thuế (3)..………….........

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………

Điện thoại:…………………………………… Fax: ……………………………..

Số đăng ký kinh doanh số: …………………. do ………….., cấp ngày …………

Số tiền bảo lãnh: ……… (Bằng chữ: …………………………………) để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế.

Thời hạn nộp thuế được bảo lãnh:…………….ngày kể từ ngày ………/…/20… đến ngày ……../…./20…

Chúng tôi cam kết không hủy ngang và khẳng định rằng:

Quá thời hạn nộp thuế được bảo lãnh của từng tờ khai, nếu (2)……………/ (3)………………… không thực hiện / đại diện (2)……………. không thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, (1) chúng tôi chịu trách nhiệm đến cùng (bao gồm cả trách nhiệm sau khi Hợp đồng cấp bảo lãnh giữa (1) ……. với (2) ………. …………………. đã hết hiệu lực) đối với số tiền thuế được bảo lãnh đã được sử dụng trong Thư bảo lãnh này mà (2)…………... /(3)…………….chưa thanh toán / đại diện (2)…………….. chưa thanh toán đủ tiền số tiền thuế được bảo lãnh, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) và có trách nhiệm nộp đủ  tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) thay cho (2)………theo qui định của Luật quản lý thuế, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn Luật về nghĩa vụ bảo lãnh.

Trường hợp có hủy ngang (dừng sử dụng bảo lãnh), sau khi được cơ quan hải quan đồng ý chúng tôi cam kết chịu trách nhiệm đến cùng cho đến khi số tiền thuế được bảo lãnh, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) của các tờ khai sử dụng bảo lãnh chung này đã nộp đủ vào NSNN.

Bảo lãnh này có giá trị hiệu lực từ ngày ……/……/…… đến ngày…./…/…, cho đến khi số tiền thuế được bảo lãnh, tiền chậm nộp, tiền phạt (nếu có) tại các tờ khai được sử dụng tại thư bảo lãnh này đã nộp hết vào NSNN.

Thư bảo lãnh thuế này được chi phối và giải thích theo pháp luật Việt Nam.

Thư bảo lãnh thuế có giá trị 01 (một) bản chính duy nhất và không có giá trị chuyển nhượng.

(Ký tên, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

(3): Tên tổ chức, cá nhân đại diện cho người nộp thuế. Trong trường hợp được sử dụng bảo lãnh thì phải khai báo trong hệ thống của hải quan trước khi khai báo tờ khai xuất khẩu, nhập khẩu.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: .........../HĐ...............

Về việc Uỷ nhiệm thu lệ phí hải quan

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

Căn cứ Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế;

Căn cứ Thông tư  số ....../.../TT-BTC ngày ..../...../... của Bộ Tài chính Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

Căn cứ các Luật về thuế; Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;

Căn cứ vào khả năng và nhu cầu của hai bên;

Hôm nay, ngày ......... tháng ......... năm ................

Tại: ...............................................................................................................

I. BÊN ỦY NHIỆM THU LỆ PHÍ HẢI QUAN:

Cơ quan hải quan: .......................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................

Điện thoại: ....................................................................................................

Số Tài khoản:................................................................................................

Đại diện là: Ông (Bà) ........................ Chức vụ: ..........................................

II. BÊN ĐƯỢC ỦY NHIỆM THU LỆ PHÍ HẢI QUAN:

Tên tổ chức: ...................................................................................

Địa chỉ: .........................................................................................................

Điện thoại: ....................................................................................................

Số Tài khoản:................................................................................................

Đại diện là: Ông (Bà) ........................ Chức vụ: ..........................................

Hai bên thống nhất ký kết Hợp đồng uỷ nhiệm thu lệ phí hải quan với những điều khoản như sau:

Điều 1. Phạm vi uỷ nhiệm thu lệ phí hải quan

1. ...(Tên của tổ chức uỷ nhiệm thu)........ uỷ nhiệm cho ...(Tên của bên được uỷ nhiệm thu)............ thực hiện thu lệ phí hải quan thuộc đơn vị các tổ chức hải quan.

2.. ...(Tên của tổ chức được uỷ nhiệm thu)..................... trong phạm vi được uỷ nhiệm thực hiện các công việc sau đây: (Tuỳ thuộc vào nội dung hợp đồng ký kết, ghi cụ thể các công việc bên được uỷ nhiệm thu phải thực hiện)

Điều 2. Trách nhiệm và quyền hạn của Tổng cục Hải quan trong việc thực hiện hợp đồng

1. Trách nhiệm của Tổng cục Hải quan:

- ...(Các nội dung  theo thoả thuận)…………….

2. Quyền của Tổng cục Hải quan:

- Chấm dứt hợp đồng uỷ nhiệm thu khi tổ chức uỷ nhiệm thu không thực hiện đúng những nội dung đã ký kết.

- ...(Các nội dung  theo thoả thuận)…………….

Điều 3. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức được uỷ nhiệm thu trong việc thực hiện hợp đồng

1. Trách nhiệm của tổ chức được uỷ nhiệm thu:

- ...(Các nội dung  theo thoả thuận)……………….

2. Quyền của tổ chức được uỷ nhiệm thu:

- Yêu cầu Tổng cục Hải quan thanh toán tiền thù lao đúng theo hợp đồng đã ký.

- Chấm dứt hợp đồng uỷ nhiệm thu khi Tổng cục Hải quan không thực hiện đúng những nội dung đã ký kết.

- ...(Các nội dung khác theo thoả thuận)…………….

1. Tỷ lệ trích kinh phí uỷ nhiệm thu: Bên được uỷ nhiệm thu được hưởng thù lao uỷ nhiệm thu trích từ kinh phí hoạt động của cơ quan hải quan theo mức:

- Bằng .... % tổng số tiền lệ phí hải quan thu được..........;

2. Thời gian chi trả kinh phí uỷ nhiệm thu: (Quy định cụ thể về thời gian chi trả như: trả định kỳ theo tháng, quý,....)

3. Hình thức chi trả kinh phí uỷ nhiệm thu: Kinh phí uỷ nhiệm thu được thanh toán bằng chuyển khoản thông qua tài khoản của bên được uỷ nhiệm thu mở tại.......................................................................................................................

Thời hạn uỷ nhiệm thu theo hợp đồng này là .............. năm, kể từ ngày....../....../......... đến hết ngày....../......./.........

Điều 6. Bổ sung, gia hạn và thanh lý hợp đồng

1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu phát hiện thấy còn những vấn đề cần điều chỉnh, bổ sung đều phải được lập thành văn bản có sự nhất trí của hai bên.

2. Trong quá trình thực hiện hợp đồng đến trước thời điểm kết thúc thời hạn uỷ nhiệm thu, hai bên có thể thoả thuận gia hạn hợp đồng bằng văn bản.

- Trường hợp không có thoả thuận gia hạn hợp đồng thì hợp đồng đương nhiên hết hiệu lực khi kết thúc thời hạn nêu tại Điều 5 - Hợp đồng này. Hai bên thực hiện thanh lý hợp đồng  uỷ nhiệm thu theo đúng quy định.

- Trường hợp Hợp đồng được gia hạn thêm cho các kỳ tiếp theo thì hai bên tiếp tục thực hiện hợp đồng theo thời gian đã gia hạn và tiến hành thanh lý Hợp đồng khi kết thúc thời gian đã gia hạn.

1. Hai bên cùng cam kết thực hiện đúng các nội dung đã ký. Trường hợp có tranh chấp, hoặc một bên vi phạm hợp đồng thì cả hai bên cùng tự thương lượng, thoả thuận để có hướng xử lý và đạt được kết quả chung trước khi chấm dứt hợp đồng theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 của Hợp đồng này.

2. Trường hợp việc tự thương lượng và thoả thuận không đạt được kết quả thì vụ việc được đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

1. Hai bên cam kết thực hiện mọi điều khoản đã cam kết trong hợp đồng với tinh thần hợp tác, hỗ trợ. Trường hợp phát sinh hoàn cảnh ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng hai bên sẽ thảo luận để thống nhất giải quyết.

2. Hợp đồng có hiệu lực kể từ ngày ký.

3. Hợp đồng này gồm có..... trang, được lập thành.... bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ .... bản và có hiệu lực kể từ ngày........./.

(chức danh người đại diện - nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu - nếu có)

* Ghi chú: Mục C: Tùy theo đặc tính của hàng hóa đề nghị xác định trước mã số, tổ chức, cá nhân điền thông tin phù hợp vào các tiêu chí từ ô 10 đến ô 16.

Loại lệ phí hải quan được uỷ nhiệm thu

Số tiền lệ phí HQ thu được đã nộp vào KBNN cho HQ

Số tiền lệ phí HQ đã thu chưa nộp vào KBNN cho HQ

- Danh sách người nộp lệ phí hải quan còn nợ tiền lệ phí hải quan được đính kèm theo.

2. Nguyên nhân dẫn đến việc nợ đọng tiền lệ phí hải quan như trên:

.................................................................................................................................

3. Số kinh phí uỷ nhiệm thu đề nghị chi trả trên số Lệ phí Hải quan đã thu được nộp vào KBNN cho cơ quan HQ:

Loại lệ phí hải quan được uỷ nhiệm thu

Số tiền lệ phí hải quan đã thu được nộp vào KBNN cho HQ

Tỷ lệ trích thù lao kinh phí uỷ nhiệm thu

...(Tên của tổ chức được uỷ nhiệm thu thuế)................... thông báo để Tổng cục Hải quan biết./.

(Chức danh người đại diện - nếu có)

(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu - nếu có)

Ghi chú: Khi áp dụng mẫu bảng kê này cơ quan hải quan có thể bổ sung một số tiêu chí khác để tiện tính toán và dễ hiểu trong các trường hợp cụ thể./

Số:................../QĐ- ......

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Về việc hủy quyết định ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN BAN HÀNH …………

Căn cứ Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế.

Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014; Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu;

Căn cứ Luật thuế giá trị gia tăng …………..; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt…………...; Luật thuế bảo vệ môi trường………………………và Nghị định, Thông tư quy định chi tiết thi hành các Luật này;

Trên cơ sở xem xét …........................,

Điều 1. Hủy bỏ quyết định ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu số  ……………/QĐ-…………ngày .......tháng…….năm…….. của………..đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc tờ khai hải quan số……………..ngày……/……./20…..của người bị ấn định thuế là…….

Điều 2. Lý do hủy bỏ quyết định ấn định thuế (1).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành trong thời hạn …..ngày kể từ ngày ký.

- Lưu: VT, đơn vị soạn thảo (...b).

Ghi chú: (1)Ghi rõ nguyên nhân hủy bỏ quyết định ấn định thuế.

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Về việc không thu tiền thuế đối với

TÊN CƠ QUAN HẢI QUAN CÓ THẨM QUYỀN ………

Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH10 ngày 29 tháng 11 năm 2006; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2012; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật quản lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế, Thông tư hướng dẫn Luật;

Căn cứ Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005; Luật thuế giá trị gia tăng số  …………..; Luật thuế tiêu thụ đặc biệt…………...; Luật thuế bảo vệ môi trường………………và Nghị định, Thông tư quy định chi tiết thi hành các Luật này;

Căn cứ thủ tục thẩm quyền ra Quyết định hoàn tiền thuế (không thu thuế), tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa quy định tại ……......Thông tư số …/…./20 ngày… /…/20… của Bộ Tài chính;

Xét hồ sơ đề nghị không thu  tiền thuế của người nộp thuế.............Mã số thuế:……Địa chỉ:..................và hồ sơ thanh khoản kèm theo

Xét đề xuất tại tờ trình số....ngày....tháng....năm....của.................................

Điều 1. Không thu thuế của tờ khai số … ngày … tháng … năm … cho người nộp thuế … Mã số thuế ..............................................................................................

Lý do không thu:…………………………………………………

...............................................................................đồng

...............................................................................đồng

...............................................................................đồng

...............................................................................đồng

..............................................................................đồng

Tổng số tiền viết bằng chữ:.......................................................................................

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Người nộp thuế..............Mã số thuế.........và trưởng các bộ phận nghiệp vụ liên quan thuộc cơ quan ra quyết định.................. chịu trách nhiệm thi hành quyết định này theo đúng quy định của pháp luật thuế.

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN HẢI QUAN CÓ THẨM QUYỀN

………………………………………………………………………………………………………..

(*): Thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế chống phân biệt đối xử (nếu có).

NGƯỜI ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP/THỦ TRƯỞNG CỦA TỔ CHỨC (HOẶC NGƯỜI ĐƯỢC ỦY QUYỀN)/CÁ NHÂN

CƠ QUAN HẢI QUAN LÀM THỦ TỤC ĐĂNG KÝ

- Số, ngày đăng ký danh mục do đơn vị Hải quan làm thủ tục đăng ký danh mục ghi, phù hợp với số thứ tự, ngày đăng ký ghi trong sổ theo dõi đăng ký danh mục.

- Trị giá ghi tại cột (6): nếu tại thời điểm đăng ký, doanh nghiệp chưa biết được chính xác trị giá hàng nhập khẩu thì ghi trị giá vào cột (7).

V/v Đăng ký danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế nhập khẩu

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM