Phó Giám Đốc Công An Tp Hà Nội Nguyễn Thanh Tùng
TPO - Sau gần 44 năm cống hiến trong lực lượng Công an nhân dân, Thiếu tướng Đào Thanh Hải – Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội chính thức nghỉ hưu từ ngày 1/4/2023.
(TNO) Liên quan đến vụ án “Trần Văn Dũng cùng đồng bọn tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”, sáng nay 22.2, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã thực hiện bắt, tạm giam ông Dương Tự Trọng.
Ông Trọng là em trai ông Dương Chí Dũng - nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines), bị bắt về hành vi tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài trái phép theo điều 275 bộ luật Hình sự.
Ông Trọng, 52 tuổi, cấp bậc đại tá, nguyên là Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng. Sau khi ông Dương Chí Dũng bỏ trốn và bị Cơ quan CSĐT, Bộ Công an truy nã, ông Trọng được điều chuyển làm Cục phó Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Bộ Công an.
Trước đó, Cơ quan An ninh Điều tra, Bộ Công an cũng đã khởi tố và bắt giam thượng tá Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, nguyên Phó trưởng phòng CSĐT tội phạm hình sự, Công an TP.Hải Phòng), Vũ Văn Sáu (44 tuổi, Trưởng công an xã An Thọ, H.An Lão, TP.Hải Phòng), Phạm Đình Nghiên (43 tuổi, Phó trưởng Công an xã An Thọ), Hà Trọng Tuấn (48 tuổi, ở đường Lê Lợi, Q.Ngô Quyền, TP.Hải Phòng), trung tá Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, Đội trưởng thuộc Phòng Cảnh sát Môi trường, Công an TP.Hải Phòng), thiếu úy Nguyễn Trọng Ánh (cán bộ Phòng CSĐT tội phạm hình sự, Công an TP.Hải Phòng) và hiện truy nã gắt gao Đồng Xuân Phong (nguyên cán bộ Cục Hải quan Hải Phòng).
Trong một diễn biến khác, mới đây em rể ông Dương Chí Dũng và Dương Tự Trọng là đại tá Nguyễn Bình Kiên, Phó giám đốc Công an TP.Hải Phòng vừa bị khai trừ Đảng vì vi phạm nghiêm trọng quy định công tác nghiệp vụ của ngành công an và xâm phạm quyền tự do cá nhân của công dân...
Ngôi nhà của ông Dương Tự Trọng ở khu Phú Hải, quận Dương Kinh, TP.Hải Phòng - Ảnh P.H.Sâm
Ngày 13.12, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm về công tác cán bộ của đơn vị này.
Theo đó, thừa ủy quyền của lãnh đạo Bộ Công an, đại tá Nguyễn Ngọc Lâm, Cục trưởng Cục C03, trao quyết định điều động đại tá Nguyễn Quang Phương, Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh, giữ chức vụ Phó cục trưởng Cục C03. Quyết định có hiệu lực từ ngày 15.12.
Đại tá Nguyễn Quang Phương (46 tuổi, quê quán TX.Quảng Yên, Quảng Ninh) có trình độ thạc sĩ Luật học.
Đại tá Đinh Văn Nơi cùng tập thể Ban Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh tặng hoa chúc mừng đại tá Nguyễn Quang Phương
Phát biểu tiếp nhận nhiệm vụ tại buổi lễ, đại tá Nguyễn Quang Phương cảm ơn Đảng ủy Công an T.Ư, lãnh đạo Bộ Công an, lãnh đạo Công an tỉnh Quảng Ninh, lãnh đạo Cục C03 đã tin tưởng giao trọng trách.
Đại tá Nguyễn Quang Phương khẳng định đây là niềm tự hào nhưng cũng là trách nhiệm hết sức nặng nề. Trên cương vị công tác mới, đại tá Nguyễn Quang Phương hứa sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, đoàn kết, thống nhất trong tập thể lãnh đạo xây dựng đơn vị vững mạnh, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Trước đó, vào ngày 24.2, đại tá Nguyễn Quang Phương, khi đó đeo quân hàm thượng tá, là Trưởng phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Quảng Ninh, được bổ nhiệm Phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh. Đến tháng 6, thượng tá Nguyễn Quang Phương được thăng quân hàm đại tá.
Cục trưởng Cục C03 hiện nay là đại tá Nguyễn Ngọc Lâm cũng từng là Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh. Ngày 28.2, đại tá Nguyễn Ngọc Lâm được Bộ Công an điều động làm Cục trưởng C03.
Chiều 9/3, tại buổi họp báo thường kỳ do UBND TP Hà Nội tổ chức, lãnh đạo Công an TP Hà Nội nhận được đề nghị nêu rõ quan điểm về "chiến dịch" giành lại vỉa hè cho người đi bộ.
Trả lời câu hỏi trên, Đại tá Dương Đức Hải, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, "chiến dịch" giành lại vỉa hè được chia ra làm các lộ trình thực hiện. Cụ thể, sau giai đoạn tuyên truyền, vận động, lực lượng chức năng sẽ kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm lòng đường, vỉa hè.
“Tránh tình trạng bắt cóc bỏ đĩa, điều quan trọng nhất là phải duy trì được trật tự vỉa hè, lòng đường. Do vậy, sau giai đoạn tập trung xử lý phải nâng cao ý thức người dân để hình thành lại khái niệm về vỉa hè không phải là nơi kinh doanh, buôn bán. Vỉa hè là không gian công cộng, chỉ phục vụ người đi bộ, không phải nơi trông giữ phương tiện”, ông Hải nói.
Theo ông Hải, lực lượng chức năng của TP Hà Nội đã xác định "chiến dịch" giành lại vỉa hè phải thực hiện bền bỉ, chứ không thể thành công ngay từ những ngày đầu ra quân.
Ông Hải cho biết, thành phố sẽ làm thường xuyên, liên tục, không ngừng nghỉ trong ‘chiến dịch’ giành vỉa hè. Tuy nhiên, bước đầu cho thấy bên cạnh quận, huyện đã làm tốt, còn một số địa bàn chưa vào cuộc một cách quyết liệt, có nơi còn bỏ trống, thụ động.
"Trong "chiến dịch" đòi lại vỉa hè, Công an TP có vai trò chính, tham mưu công tác thực hiện, phân công rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm. Thành phố cũng thành lập các đoàn kiểm tra, trực tiếp xuống các địa bàn kiểm tra, quay phim, chụp ảnh về đánh giá, xem xét trách nhiệm"- Phó Giám đốc Công an Hà Nội cho hay.
Về việc lập lại trật tự lòng đường, vỉa hè, có ảnh hưởng đến cuộc sống của người lao động, Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, qua đánh giá thực tế, số lượng người bám vỉa hè mưu sinh không nhiều.
Đại tá Dương Đức Hải cũng cho biết, cùng với việc xử lý cứng rắn người vi phạm, thành phố sẽ sắp xếp lại các quán trà đá vào trong ngõ. Lực lượng chức năng cũng sẽ đề xuất thành phố sắp xếp, quy hoạch lại các điểm dừng, đỗ phương tiện.
Lãnh đạo Công an TP Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành theo dõi việc xóa lấn chiếm vỉa hè, tập hợp tồn tại, phối hợp với Sở Nội vụ đề xuất hình thức xử lý với tập thể, cá nhân như hạ, cắt thi đua, khen thưởng.
Thêm một điểm người dân bức xúc về tình trạng chiếm vỉa hè như có "sổ đỏ", đó là phố Đê La Thành (Hà Nội), nơi đây như công xưởng sản xuất và bày bán đồ gỗ nội thất.
Công an phường Hàng Mã, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã xử lý nhiều trường hợp vi phạm trật tự đô thị, lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh sau phản ánh của báo VietNamNet.