Căn cứ Điều 3 Luật Thuế Bảo vệ môi trường 2010 quy định như sau:

Thuế phí môi trường là gì? Tại sao có doanh nghiệp vừa đóng thuế vừa nộp phí bảo vệ môi trường?

Về thuế bảo vệ môi trường, theo khoản 1 Điều 2 Luật Thuế bảo vệ môi trường 2010 định nghĩa thuế bảo vệ môi trường như sau:

Căn cứ khoản 2 Điều 136 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 quy định:

Như vậy, có thể thấy thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường là hai khoản tiền khác nhau, có mục đích và vai trò khác nhau. Nên hiện nay có nhiều trường hợp một doanh nghiệp, tổ chức vừa nộp thuế bảo vệ môi trường vừa nộp phí bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp có bắt buộc vừa đóng phí vừa nộp thuế bảo vệ môi trường không? Thuế bảo vệ môi trường có gì khác phí bảo vệ môi trường? (Hình từ Internet)

Công ty cổ phần khu công nghiệp Gilimex vừa khởi công xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Gilimex. Dự án có tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành vào tháng 12/2024.

CTCP Khu công nghiệp Gilimex vừa khởi công xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Gilimex tại xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế), công suất 7.600 m3/ngày đêm. Dự án có tổng mức đầu tư 130 tỷ đồng, dự kiến hoàn thành và đưa vào vận hành vào tháng 12/2024.

Trạm xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Gilimex được thiết kế và ứng dụng công nghệ hiện đại, an toàn, khi hoàn thành sẽ bảo đảm xử lý được toàn bộ nước thải của nhà đầu tư thứ cấp trong khu công nghiệp rộng 460,85ha mà Gilimex đang đầu tư tại đây.

Dự án nằm trong kế hoạch phát triển tổng thể hạ tầng đồng bộ của Khu công nghiệp Gilimex nhằm mang đến một khu công nghiệp hiện đại, xanh, sạch, phát triển bền vững. Đây cũng là tiền đề để đưa Khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên Huế sớm đi vào hoạt động đồng bộ, đáp ứng nhu cầu thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Ông chủ Khu công nghiệp Gilimex là ai?

Theo tìm hiểu, Công ty CP Khu công nghiệp Gilimex là DN con của Công ty CP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (HOSE: GIL). GIL đang nắm giữ 90% vốn điều lệ của Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Gilimex.

Được biết, Công ty CP Khu công nghiệp Gilimex được thành lập năm 2019, có trụ sở tại tỉnh Thừa Thiên - Huế. Người đại diện pháp luật của công ty là ông Hoàng Tiến Đạt.

Dù chỉ mới thành lập được 4 năm, nhưng Gilimex đã là chủ đầu tư của Khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên Huế. Quy mô sử dụng đất của dự án là 460,85 ha; tổng vốn đầu tư hơn 2.600 tỷ đồng; thu hút khoảng 20 - 30 ngàn lao động.

Ngoài ra, Gilimex còn góp cổ phần làm Khu công nghiệp Gilimex Vĩnh Long, thành lập vào tháng 4/2021, vốn điều lệ 600 tỷ đồng. Trong đó, Gilimex nắm giữ sở hữu 65% vốn với 39 triệu cổ phần.

Đáng chú ý, Công ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình Thạnh (GIL) - công ty mẹ của Gilimex có tiền thân là doanh nghiệp nhà nước thành lập năm 1982. Đến ngày 24/11/2000, công ty được chuyển thành Công Ty Cổ Phần Sản Xuất Kinh Doanh Xuất Nhập Khẩu Bình Thạnh.

Theo báo cáo tài chính về tình hình kinh doanh quý IV/2022 của GIL, doanh nghiệp này có doanh thu chỉ đạt 261,9 tỷ đồng, giảm mạnh 81,33% so với cùng kỳ năm 2021 (đạt 1.398 tỷ đồng). Do doanh thu bèo bột và chi phí cao, lợi nhuận sau thuế của GIL chỉ đạt gần 10 tỷ đồng, giảm 95% so với cùng kỳ. Đây cũng là mức lợi nhuận thấp nhất trong vòng 21 quý kể từ quý III/2017

Lũy kế cả năm 2022, doanh thu thuần GIL đạt 3.116 tỷ đồng, giảm 984 tỷ đồng so với năm 2021. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại cao hơn 9,39% so với năm 2021 đạt 361 tỷ đồng.

Khoản đầu tư tài chính ngắn hạn cũng tăng hơn 92% lên hơn 922 tỷ đồng, nhưng chủ yếu đến từ biến động ở khoản mục đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

GIL cũng chính là doanh nghiệp “lùm xùm” đâm đơn kiện gã khổng lồ thương mại điện tử Mỹ Amazon trong những tuần cuối tháng 12/2022.

Tại sao phải áp dụng song song cả thuế phí bảo vệ môi trường?

Trước khi thuế bảo vệ môi trường ra đời, nhiều loại phí đã được áp dụng trong lĩnh vực môi trường (phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn, phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản) đều là những công cụ tài chính và đều hướng đến mục tiêu bảo vệ môi trường. Tuy nhiên giữa thuế bảo vệ môi trường và phí bảo vệ môi trường có sự khác biệt nhất định về người chịu thuế/phí, đối tượng chịu thuế/phí, mục đích, tình chất nguồn thu:

- Thứ nhất về người chịu thuế/phí: người chịu thuế bảo vệ môi trường là người sử dụng hàng hóa tác động xấu đến môi trường mà người nộp thuế bảo vệ môi trường là người nộp thay người chịu thuế, tức là khoản thuế bảo vệ môi trường không tác động trực tiếp đến người nộp. Còn phí bảo vệ môi trường thu trực tiếp vào chủ thể xả thải gây ra ô nhiễm gây ra những tác động về mặt kinh tế đối với người nộp phí.

- Thứ hai về đối tượng chịu thuế/phí và mục đích: thuế bảo vệ môi trường đánh thuế dựa vào hành vi sử dụng hàng hóa gây ra tác động xấu tới môi trường. Còn phí bảo vệ môi trường được áp dụng đối với hành vi xả chất thải có hại từ giai đoạn sản xuất hàng hóa. Bởi lẽ phí bảo vệ môi trường có mục đích tác động vào quá trình sản xuất (như về quy trình, công nghệ…) nhằm làm thay đổi hành vi của người gây ô nhiễm, hạn chế việc xả thải và làm nguồn thu cho hoạt động cải thiện môi trường. Trong khi đó, thuế bảo vệ môi trường hướng đến việc định hướng đối với tiêu dùng nhằm hạn chế các loại hàng hóa gây ô nhiễm.

- Thứ ba về tính chất nguồn thu từ thuế và phí bảo vệ môi trường, thuế bảo vệ môi trường không mang tính đối giá, không hoàn trả trực tiếp và được đóng góp vào ngân sách nhà nước. Phí bảo vệ môi trường có tính đối giá và hoàn trả trực tiếp cho công tác xử lý ô nhiễm môi trường.

Ngoài ra, các khoản phí bảo vệ môi trường tính pháp lý thấp và mức thu thấp nên tác dụng chưa mạnh. Trong khi thuế bảo vệ môi trường khi được ban hành thành Luật có tính pháp lý cao với mức thu ổn định đảm bảo được những hiệu quả nhất định. Như vậy, thuế và phí bảo vệ môi trường có đối tượng khác nhau, đánh vào những giai đoạn khác nhau và thuế bảo vệ môi trường không thể thay thế cho phí và ngược lại.