Nhóm Máu Ab Và Khả Năng Sinh Sản
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị về các nhóm máu, sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm ở Việt Nam.
Nhóm máu nào là nhóm máu hiếm?
Kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào chủng tộc, quốc gia và các vùng địa lý. Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% trong quần thể được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm.
Ở Việt Nam, những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số (trong 1.000 người mới có 1 người), nên được coi là nhóm máu hiếm.
Trong khi đó, ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc… tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều, chiếm khoảng 15% – 40% dân số.
Nhóm máu hiếm Rh(D) âm như các nhóm máu khác; người có nhóm máu hiếm có cuộc sống sinh hoạt, học tập, lao động như tất cả những người mang nhóm máu Rh(D) dương (trên 99% người Việt Nam).
Một tổ chức nghiên cứu hàng đầu về chiến lược quốc phòng mới đây công bố một bản báo cáo nhìn nhận khả năng nổ ra chiến tranh giữa cường quốc mới nổi Trung Quốc và đương kim siêu cường số 1 thế giới Hoa Kỳ.
Việc đánh giá về nguy cơ một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Mỹ và Trung Quốc vào năm 2025 vẽ ra một bức tranh khủng khiếp về hậu quả xung đột giữa hai cường quốc “bự” nhất thế giới này.
Kho vũ khí chống tiếp cận ngày càng gia tăng của Trung Quốc và năng lực tàu sân bay và máy bay chiến đấu ngày càng cải thiện của nước này khiến cho Mỹ không thể thiết lập thế áp đảo quân sự và giành được một chiến thắng quyết định vào năm 2025, theo báo cáo của công ty RAND.
“Cuộc chiến tranh dự kiến giữa Mỹ và Trung Quốc rất ít khả năng xảy ra, nhưng không thể xem nhẹ nguy cơ một cuộc khủng hoảng không được xử lý hiệu quả có thể kích hoạt tình trạng chiến tranh giữa đôi bên” – báo cáo của RAND viết. “Các tiến bộ công nghệ trong năng lực ngắm bắn quân địch đang tạo điều kiện cho các lực lượng phòng thủ chính quy gây thiệt hại nặng cho đối phương”.
Hai bên sẽ đánh nhau tới khi dân chúng trong nước chán ngán và yêu cầu chấm dứt tình trạng chiến tranh – điều này có thể chỉ xảy ra khi số lượng người tử vong đã lên mức quá cao.
RAND từ chối đưa ra con số thương vong dự kiến trong cuộc chiến tranh giữa hai cường quốc này. Nhưng công ty này dự đoán mức độ tổn thất lớn các tàu sân bay cho mỗi bên. Các hàng không mẫu hạm lớp Nimitz chở khoảng 6.000 thủy thủ và lính thủy đánh bộ. Việc mất một chiến hạm này đồng nghĩa với số lượng binh sĩ Mỹ thương vong cao hơn tổng thương vong của họ trong Chiến tranh Iraq.
Nghiên cứu của hãng này dự báo hai bên sẽ phô diễn đáng kể sức mạnh công nghệ. Báo cáo không nêu tên các hệ thống vũ khí cụ thể nhưng dự đoán các chiến đấu cơ thế hệ 5 sẽ có năng lực bắn hạ các tiêm kích thế hệ 4 mà không bị làm sao.
Mỹ gần đây đã đưa vào sử dụng máy bay tiêm kích đa nhiệm thế hệ 5 F-35 Lightning II thứ 2. Chiếc tiêm kích tiên tiến khác của Mỹ - chiếc F-22 Raptor, đã được đưa vào phục vụ trong quân đội Mỹ từ năm 2005.
Trung Quốc thì đang phát triển các máy bay tiêm kích thế hệ 5, gồm J-20, J-32, J-23, và J-25. Các máy bay J-20 và J-32 có khả năng sẽ được đưa vào hoạt động trong năm 2025 và là đối thủ sừng sỏ của các phi cơ tiêm kích Mỹ.
Đến năm 2025, Trung Quốc có thể có thêm 2 tàu sân bay nữa, với tổng số 3 chiếc. Hiện nước này sở hữu một chiếc tàu sân bay vận hành được (mua lại của Ukraine) và đang tự chế một chiếc thứ 2.
Mỹ sở hữu một số lượng tiêm kích thế hệ 5 và tàu sân bay nhiều hơn hẳn Trung Quốc. Tuy nhiên, RAND lập luận, số lượng tên lửa ngày càng nhiều của Trung Quốc buộc Mỹ phải hành động một cách thận trọng nếu không sẽ hứng chịu những tổn thất khó lòng phục hồi được.
Ngoài chiến tranh chính quy, các cuộc tấn công mạng, chiến tranh chống vệ tinh và chiến tranh thương mại đều sẽ gây tổn thương cho cả hai nước.
Hai đối thủ này đều sở hữu các vũ khí chống vệ tinh mà các vũ khí này gần như không có biện pháp chống đỡ. Nhờ đó hai nước có khả năng phá hủy một lượng lớn vệ tinh của đối phương.
Việc phá hủy cụm vệ tinh của Mỹ sẽ gây ra vấn đề lớn cho phần còn lại của thế giới bởi lẽ gần như tất cả các thiết bị GPS đều kết nối với vệ tinh của Mỹ.
Các cuộc tấn công mạng cũng sẽ làm tê liệt các hệ thống máy tính của cả hai nước bên bờ Đại Tây Dương, bao gồm cả các máy chủ phục vụ tiện ích công cộng và các ngành công ích như y tế.
Về chiến tranh kinh tế, cả hai đều lãnh đủ nhưng Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng ở mức độ lớn hơn nhiều.
Mỹ có khối lượng lớn hàng hóa thương mại đi qua Thái Bình Dương nhưng tỷ trọng thương mại của Trung Quốc đi qua đây lên tới 95%. Trung Quốc lệ thuộc vào giao thương nhiều hơn Mỹ. Đối với Trung Quốc, bất cứ xung đột lớn nào ở Thái Bình Dương đều khiến họ phải trả cái giá rất đắt ở trong nước.
Mặc dù ít khả năng Trung Quốc có thể giành chiến thắng trong cuộc chiến với Mỹ, RAND cho rằng cuộc chiến này sẽ đẫm máu và tốn kém đối với cả hai bên đến mức mà những người Mỹ bình thường cũng phải chịu hậu quả. Các quân nhân và gia đình của họ là hứng chịu nhiều nhất.
“Vào năm 2025, tổn thất của Mỹ sẽ từ đáng kể đến nặng; còn tổn thất của Trung Quốc, dù vẫn rất nặng có thể thấp hơn một chút so với năm 2015 nhờ vào sự suy giảm năng lực tấn công của Mỹ” – RAND phân tích. “Vũ khí chống tiếp cận của Trung Quốc sẽ khiến Mỹ khó lòng giành ưu thế chiến dịch và chiến thắng, thậm chí cả trong một cuộc chiến dài lâu”.
Có hai tin tức tốt lành. Một là, lãnh đạo hai nước này đều thận trọng không muốn làm nổ ra chiến tranh. Hai là, theo đánh giá của RAND, không nước nào có xu hướng mạo hiểm dùng vũ khí hạt nhân để đáp trả trước, do vậy chiến tranh sẽ chủ yếu theo lối thông thường.
Tin xấu là căng thẳng gia tăng giữa hai nước có thể dẫn tới một cuộc chiến bất ngờ bất chấp những nỗ lực kiềm chế cao nhất của lãnh đạo hai quốc gia này.
RAND khuyến cáo lãnh đạo Mỹ và Trung Quốc đặt ra các giới hạn rõ ràng đối với các hành động quân sự ở Thái Bình Dương và lập ra các đường dây đối thoại mở.
Trên thực tế, quân đội Mỹ và Trung Quốc cùng tham gia một số cuộc tập trận. Tàu quân y Trung Quốc Peace Ark và tàu hộ vệ Trung Quốc Hengshui đã tham gia cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC). Tuy nhiên hoạt động gián điệp của Trung Quốc được cho là nhằm vào Mỹ và các cáo buộc về các cuộc tấn công mạng do Trung Quốc tiến hành ngăn hai bên đạt được một quan hệ thực sự thân thiện./.
Nhiều tài liệu cho thấy rằng những thay đổi sinh học đầu tiên ở chức năng sinh sản của người phụ nữ đã xảy ra trước khi mãn kinh khá lâu, khoảng 15 năm và thay đổi rõ hơn khoảng 10 năm trước kỳ kinh cuối cùng.
Trên 90% phụ nữ có thể đã giảm khả năng sinh sản vào 5 năm cuối trước mãn kinh, khi chưa xuất hiện cơn bốc nóng hoặc vã mồ hôi về đêm và cả khi kinh nguyệt vẫn còn đều đặn.
Khả năng sinh sản của phụ nữ đã bắt đầu giảm ngay từ tuổi 27 và giảm nhanh sau tuổi 35. Theo Hội y học sinh sản Mỹ thì trên 90% phụ nữ dưới 30 vẫn sinh con nhưng chỉ còn 85% còn sinh con ở độ tuổi 30-34; 70% ở độ tuổi 35-39 và khoảng 35% ở độ tuổi 40-44.
Những phụ nữ đến độ tuổi 45 mà vẫn muốn có thai thì chỉ có 10% đạt được kết quả.
Những con số thống kê về sảy thai tăng theo tuổi tác cũng cho thấy một thực trạng ảm đạm hơn nữa, gần 15% phụ nữ bị sảy thai dưới 35 tuổi, tỷ lệ sảy tăng lên 20% ở độ tuổi 35-37; 25% ở độ tuổi 38-40 và 40% sau 40 tuổi. Vì tỷ lệ sảy cao ở những phụ nữ có tuổi cho nên số bị sảy từ 2 lần trở lên không phải là hiếm.
Tuy nhiên vẫn có những phương pháp để giúp đỡ phụ nữ đạt được nguyện vọng có thai nhưng cơ may có kết quả cũng giảm nhanh theo tuổi tác, ví dụ nhờ điều trị nên tỷ lệ có thai có thể tăng lên 20% đối với phụ nữ dưới 35 bị hiếm muộn không rõ nguyên nhân nhưng giảm đi còn 10% khi 35-40 tuổi hoặc thấp hơn nữa khi đã ngoài 40.
Những cặp vợ chồng muốn thụ thai trong ống nghiệm cũng vấp phải triển vọng xấu tương tự. Tỷ lệ trẻ đẻ ra sống nhờ thụ thai trong ống nghiệm là hơn 30% đối với phụ nữ dưới 30 nhưng đến tuổi 40 thì tỷ lệ thành công dưới 10%.
Cần biết rằng tuổi tác có tác động rất xấu đến khả năng sinh sản của phụ nữ; những phụ nữ hiếm muộn được điều trị đã sinh con vào độ tuổi 40 hay 50 và tưởng rằng đó là giới hạn tuổi để sinh đẻ nhưng không biết rằng nhiều người trong số họ đã may mắn nhờ có trứng của người khác (cho trứng).
Chính thầy thuốc cũng có nhiều người tin rằng khả năng sinh sản của phụ nữ chỉ bắt đầu giảm đi sau tuổi 40.
Chỉ khi nào phát triển được kỹ thuật chuyển nguyên liệu gien của một tế bào bình thường (ví dụ tế bào da) vào một trứng rỗng không mang nguyên liệu di truyền và trứng này có thể trưởng thành như một tế bào trứng bình thường và được tế bào tinh trùng thụ tinh thì khi đó mới có thể tạo ra thai nghén mang các yếu tố sinh học của người mẹ ở bất kỳ tuổi nào.
Còn bây giờ vẫn phải cần đến người cho trứng hoặc nuôi con nuôi khi điều kiện sinh học về sinh sản của người phụ nữ đã không còn thuận lợi.
Khả năng sinh sản và chất lượng con thay đổi theo tuổi mẹ
- Khó có thai: ngoài 35 chỉ còn 70% phụ nữ sinh đẻ vì sự thụ thai trở nên khó khăn hơn... Dù đã có nhiều liệu pháp hỗ trợ sinh sản nhưng tốn kém, phiền phức và khó thành công trên cơ thể phụ nữ ở độ tuổi này.
- Tăng khả năng sinh đôi: mặc dầu ở độ tuổi 30 phụ nữ kém mắn hơn nhưng lại tăng cơ may sinh 2 con.
- Tăng nguy cơ sảy thai: phụ nữ càng nhiều tuổi thì càng dễ sảy thai như trên đã nêu.
- Mẹ càng nhiều tuổi thì càng tăng nguy cơ con kém phát triển trí tuệ. Lí do là tuổi tác làm cho các thể nhiễm sắc ở trứng không tách biệt tốt, chúng dễ kết dính với nhau và khi tạo thành một tổ hợp nhiễm sắc thể nào đó thì có thể dẫn đến hội chứng Down và nhiều bệnh khác do có nhiễm sắc thể thừa.
Mẹ 25 tuổi tỷ lệ sinh con bị bệnh Down chỉ là 1/1250; 30 tuổi tỷ lệ con bị bệnh là 1/952, trên 35 tuổi tỷ lệ là 1/378, trên 40 tỷ lệ là 1/106, từ 45 tuổi trở lên tỷ lệ con bị Down là 1/30.
- Tăng biến chứng: những biến chứng tiềm ẩn ở phụ nữ nhiều tuổi mang thai hay sinh đẻ cao hơn phụ nữ trẻ, họ dễ bị cao huyết áp, tiểu đường, dễ có bệnh ở nhau thai (cơ quan cung cấp ôxy và nuôi dưỡng thai), dễ có biến chứng khi chuyển dạ và khi đẻ, kể cả dễ bị mổ lấy thai.
Nên ngừng sinh đẻ sau tuổi 30 nhưng cũng nên biết rằng ở bất kể tuổi nào mang thai và sinh đẻ cũng đều có thể gặp biến chứng.
Cuối cùng, tuổi của người bố có ảnh hưởng đến chất lượng con? Xưa kia, người ta tưởng rằng tuổi của người bố không ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng nhưng đã có nhiều nghiên cứu và thống kê học cho thấy rằng bố tuổi cao gây tăng tỷ lệ bị bệnh tâm thần phân liệt ở thế hệ con.
Hơn nữa, hiện tượng tắt dục ở nam theo tuổi tác là hiện tượng y học và đi kèm với khả năng sinh sản của nam giới cũng suy giảm do giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, nhất là với những nam giới không có lối sống lành mạnh (sử dụng nhiều rượu, thuốc lá, kém dinh dưỡng…).