Môi Trường Của Các Nhân Viên Vệ Sinh
Bệnh truyền nhiễm từ lâu đã được mọi người biết đến và luôn tìm cách phòng tránh cho bản thân không bị mắc phải. Tuy nhiên, cách phòng tránh đơn giản và đem lại hiệu quả cao nhất chính là rửa tay thường xuyên với xà phòng.
Những việc làm bảo vệ môi trường của học sinh, sinh viên cụ thể là gì?
Là học sinh, sinh viên em đã làm được những gì để bảo vệ tại nguyên và môi trường sống xung quanh chúng ta chưa? Mời các bạn tham khảo một số biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường, cùng cách hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường ở trường học, gia đình, địa phương… sau đây:
Không tiếp tay cho kẻ ké xấu có hành vi hủy hoại môi trường:
Các em học sinh, sinh viên tuyệt đối không nên tiếp tay cho những nhành vi làm tổn hại đến môi trường như: Vức rác bừa bải, chặt phá trừng, buôn bán động vật hoang dã và đổ chất thải công nghiệp ra môi trường nước, sông ngòi, ao hồ, biển… Mà phải lên án báo cho cơ quan chức năng, hoặc bố mẹ biết.
Bảo vệ môi trường học bằng việc dọn dẹp vệ sinh lớp học, khuôn viên trường:
Trong 5 điều bác Hồ dạy có nhắc đến điều thứ tư “giữ gìn vệ sinh thật tốt” là muốn nhắc nhở các em tự giữ gìn vệ sinh cá nhân cũng như tự dọn dẹp lớp học, sân trường hay môi trường xung quanh chúng ta. Đây là một hoạt động vô cùng thiết thực để bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp. Hàng ngày các em có thể trực nhật lớp học, quét dọn sân trường, thu gom rác thải vào đúng vị trí,… để bảo vệ môi trường học.
Vai trò của học sinh, sinh viên trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã
Ngoài bảo vệ môi trường thì học sinh, sinh viên có vai trò vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ thiên nhiên hoang dã bằng những hành động cụ thể như sau:
Tiết kiệm điện nước để bảo vệ trái đất xanh:
Việc tiết kiệm điện nước giúp bảo vệ trái đất xanh nhờ giảm sự tiêu hao nguồn năng lượng tự nhiên. Để thực hiện tiết kiệm điện nước trong sinh hoạt, là học sinh, sinh viên các em cần thực hiện như sau:
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án
Kỹ năng lãnh đạo và quản lý dự án đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường. Học sinh và sinh viên cần biết cách điều hành nhóm, phân công nhiệm vụ và giám sát tiến độ công việc. Kỹ năng này giúp đảm bảo rằng các hoạt động được thực hiện đúng thời gian và đạt được mục tiêu đề ra.
Bảo vệ môi trường sống xung quanh bằng việc không xả rác bừa bãi và vứt rác đúng nơi quy định:
Là học sinh, sinh viên bạn không nên xả rác bừa bãi và cần vứt rác vào thùng rác đúng nơi quy định. Rác thải chính là nguyên nhân chính khiến môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Ngoài vứt rác đúng chổ các em cần phân loại rác có thể tái chế được để giảm khối lượng rác được thải ra môi trường cải thiện môi trường sống.
Hạn chế sự dụng túi nilon hoặc thay thế túi nilon bằng túi giấy, túi xách có thể tái sử dụng được:
Túi nilon thuộc một trong số các loại rác thải khó phân hủy nhất và có quy trình sản xuất vô cùng ô nhiễm. Chính vì thế, là học sinh các em cần hạn chế sử dụng túi nilon và thay vào đó các em có thể sử dụng giấy báo, túi giấy, túi vải, hộp nhựa có thể tái sử dụng để đựng đồ ăn, thức uống, đồ dùng nhé!
Tận dụng nguồn năng lược sạch để sử dụng:
Năng lượng mặt trời là một nguồn năng lượng sạch, nguồn năng lượng tự nhiên có sẵn vô hạn và cho lại hiệu suất sử dụng cao và bền. Vì vậy các em sinh viên cần phải nghiên cứu và áp dụng lắp đặt thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời cho gia đình để giảm thiểu ô nhiễm, giảm thiểu sự khai thác sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt như hiện nay.
Cuối cùng là các em nên tham gia vào các hoạt động trồng cây xanh ở trường học hoặc nơi gia đình mình đang sinh sống để thể hiện trách nhiệm của bản thân trong việc bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.
Hăng hái và tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường:
Các em có thể lựa chọn các hoạt động bảo vệ môi trường tùy vào độ tuổi sao cho phù hợp nhất. Đối với những em học sinh còn nhỏ tuổi có thể tham gia các trò chơi về bảo vệ môi trường để trang bị kiến thức cho bản thân. Còn những em học sinh, sinh viên lớn hơn có thể tham gia vào các phong trào bảo vệ môi trường như “mùa hè xanh” với quy mô lớn.
Kỹ năng truyền thông và thuyết trình
Kỹ năng truyền thông và thuyết trình là yếu tố quan trọng giúp bạn truyền tải thông điệp bảo vệ môi trường đến với cộng đồng. Những kỹ năng này không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn khuyến khích sự tham gia của nhiều người hơn.
Trên đây là những cách bảo vệ môi trường cho học sinh và sinh viên. Là học sinh em đã làm được gì để bảo vệ môi trường rồi? Nếu chưa làm được gì! hãy thực hiện ngay hôm nay để xã hội có một mội trường xanh – sạch – đẹp nhé!
TUYÊN TRUYỀN CHO HỌC SINH VỀ VỆ SINH CÁ NHÂN VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
I.VỆ SINH CÁ NHÂN Các em HS quý mến! Vệ sinh cá nhân là một trong những bước quan trọng đầu tiên trong các cách phòng chống bệnh tật, Nếu không biết cách giữ gìn vệ sinh cá nhân đúng cách và khoa học , chúng ta vô tình tạo nên các bệnh dịch lây lan nguy hiểm. Hôm nay Thầy/Cô xin hướng dẫn đầy đủ cách giữ gìn vệ sinh cá nhân và môi trường đến các bạn. Để thực hiện việc vệ sinh cá nhân đúng cách chúng ta cần lưu ý những điểm sau: Vệ sinh da - Phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hàng ngày, - Hàng ngày phải tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch. Khi tắm không nên dùng đá nhám kỳ cọ da vì sẽ gây xây xát da, chỉ cần dùng khăn tắm và xà phòng tắm có độ xút nhẹ để cho da sạch sẽ. Không tắm ở ao hồ tù hãm hoặc các bể bơi không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Mùa đông cần tắm bằng nước nóng ấm, ở nơi kín gió. Mùa hè không nên tắm lâu vào các buổi trưa hoặc khi cơ thể đang ra nhiều mồ hôi (khi lao động nặng, sau khi chơi thể thao, tập thể dục). - Tóc cần được gội thường xuyên bằng dầu gội đầu hay nước bồ kết, chanh, lá sả. - Sau khi tắm gội xong cần phải lau khô người, sấy khô tóc. - Thường xuyên cắt ngắn móng tay, móng chân và rửa tay thường xuyên bằng xà phòng vì chính những nơi này là nơi chứa nhiều chất bẩn, vi khuẩn, nấm móc, trứng giun. - Tạo thói quen thường xuyên mang giày, dép hàng ngày khi đi học, đi chơihoặc đi guốc ở trong nhà để bảo vệ da bàn chân và tránh được bệnh giun chỉ. Vệ sinh mắt - Hàng ngày rửa mắt, rửa mặt bằng nước sạch và có khăn mặt riêng cho từng người. Khăn phải được giặt sạch sẽ bằng xà phòng và phơi khô. - chơi những trò chơi có ích, không gây tai nạn nguy hiểm cho mắt, không để bụi, khói bay vào mắt. - Lớp học, góc học ở nhà phải đủ ánh sáng, bàn ghế ngồi học phải phù hợp với tầm vóc học sinh. Ngồi học đúng tư thế, không xem tivi, trò chơi điện tử quá nhiều để tránh hại mắt. - Phải kịp thời phát hiện và chữa trị khi bị đau mắt hột, đau mắt đỏ. Hàng năm kiểm tra thị lực 1 – 2 lần để đề phòng tật cận thị học đường. Vệ sinh ta Để giữ gìn vệ sinh tai cần: - Hàng ngày rửa sạch vành tai, mặt sau tai, ống tai bằng khăn mềm. Tránh tiếng ồn, tiếng động mạnh và âm thanh có cường độ lớn (vì có thể gây rách màng nhĩ dẫn tới điếc). - Không dùng vật cứng nhọn để chọc vào tai (lấy dáy tai) hoặc cho những hạt nhỏ lọt vào tai (hạt đậu, hạt lạc…) vì sẽ gây ra những hậu quả nguy hiểm. - Nếu tai có mủ phải dùng bông sạch thấm cho hết, sau đó đi khám và điều trị. Vệ sinh mũi họng Để vệ sinh mũi họng cần: - Luôn lau rửa sạch sẽ hai lỗ mũi bằng khăn mặt sạch, ướt, không dùng các vật cứng nhọn nhét vào lỗ mũi. - Tập thói quen thở bằng mũi, không thở bằng miệng, giữ ấm niêm mạc họng, về mùa đông cần phải có khăn quàng cổ. - Đeo khẩu trang để tránh bụi khi quét nhà, dọn vệ sinh lớp học, sân trường. - Không hút thuốc lá hay uống rượu vì nó sẽ gây hư hại niêm mạc họng. - Khi bị viêm mũi họng phải đi khám và điều trị. Vệ sinh răng miệng Để giữ vệ sinh răng miệng cần: - Phải đánh sạch răng vào buổi sáng ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Nếu có điều kiện nên đánh răng sau mỗi bữa ăn. - Không ăn thức ăn nóng cùng với đồ uống lạnh. Không ăn, nhai những vật cứng. Không ăn ngọt vào buổi tối. Sau mỗi lần ăn và trước khi đi ngủ phải súc miệng bằng nước muối ấm hoặc súc miệng bằng dung dịch Flour 0.2% mỗi tuần 3 – 4 lần. - Để phát hiện và điều trị bệnh về răng nhà trường cần tổ chức cho các em học sinh khám răng định kỳ 2 lần trong mỗi năm. Vệ sinh giấc ngủ Không nên đi ngủ ngay sau khi thực hiện công việc trí óc hoặc chân tay căng thẳng. Giấc ngủ cần phải đủ dài và liên tục vào đúng một thời gian nhất định để tạo ra thói quen buồn ngủ khi đến giờ, sẽ dễ ngủ và dậy hơn. Thời gian ngủ (độ dài của giấc ngủ) phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khỏe và đặc điểm cá nhân của mỗi người. Đối với thanh thiếu niên thời gian ngủ vào khoảng 8 – 10 giờ/ngày. Yên tĩnh là điều kiện rất cần thiết để giấc ngủ tốt. Vệ sinh trang phục Trang phục không chỉ để làm đẹp cho con người mà chủ yếu là để bảo vệ cơ thể khỏi bị các tác động xấu của môi trường và các tổn thưong cơ học, giữ cho cơ thể sạch sẽ. Những yêu cầu vệ sinh trang phục: - Phải biết cách giữ sạch trang phục như không nghịch bẩn; năng thay giặt quần áo bằng nước sạch và xà phòng; biết phơi, là, treo vào mắc hoặc biết giữ cho phẳng gấp gọn gàng cho vào tủ hay hòm. Khi thấy ẩm phải phơi khô. Không mặc lẫn lộn quần áo của người khác để tránh lây chéo bệnh cho nhau. - Mặc trang phục phải phù hợp với mùa trong năm, với thời tiết, lứa tuổi và giới tính. GIÁO DỤC VỆ SINH MÔI TRƯỜNG Một số bệnh liên quan đến môi trường Các bệnh đường tiêu hóa Các biện pháp phòng bệnh cần thực hiện: - Đối với người bệnh: người bị tả, lị, thương hàn, viêm gan cần được cách ly. Phân và các loại chất thải của người bệnh phải được xử lý khử trùng bằng hóa chất hoặc thiêu đốt. - Đối với người khỏe: không dùng chung đồ dùng với người bệnh. Mọi người phải thực hiện tốt vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi đại tiểu tiện và sau khi phục vụ người bệnh. Không ăn thức ăn sống, ôi thiu, phải ăn chín, uống sôi. Mỗi gia đình, mỗi trường học cần có nhà tiêu hợp vệ sinh, sử dụng và bảo quản tốt nguồn nước sạch, nguồn thức ăn, tích cực diệt ruồi, nhặng và xử lý rác, không để môi trường bị ô nhiễm. Các bệnh giun sán Để đề phòng nhiễm giun sán cần tiến hành các biện pháp sau đây: - Giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, không đi chân đất, lê la trên đất, rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi đại tiểu tiện. - Thức ăn phải được rửa kỹ, nấu chín. Đồ dùng đựng thức ăn phải rửa sạch trước và sau khi ăn. - Thực hiện diệt ruồi và gián. - Giữ vệ sinh phân nước rác. Không phóng uế bừa bãi, không dùng phân tươi để tưới bón rau, nuôi cá. - Không ăn thịt các loại súc vật bị bệnh hay đã chết. - Ở những vùng, những người có cường độ nhiễm giun cao nên tẩy giun mỗi năm 2 lần. Việc dùng thuốc tẩy giun sán phải do y tế hướng dẫn để đảm bảo đúng liều và an toàn. Các bệnh do muỗi truyền Để đề phòng bệnh do muỗi truyền cần thực hiện các biện pháp sau đây: - Mọi người phải nằm màn (màn thông thường hoặc có tẩm thuốc). - Dùng khói hương muỗi, quần áo bảo vệ để tránh muỗi đốt. - Tổng vệ sinh nhà ở, phát quang bụi rậm quanh nhà. - Nơi ở gọn gàng, sạch và thoáng. - Dọn sạch các nơi ao tù, nước đọng, làm thoát nước hoặc đổ một ít dầu hỏa lên mặt ao hồ, nuôi cá trong chum, vại nước để diệt muỗi. - Phun thuốc diệt muỗi Bệnh về mắt, ngoài da, phụ khoa Để phòng chống các bệnh này cần thực hiện các biện pháp sau đây: - Cung cấp đủ nước sạch, phải thực hiện vệ sinh cá nhân tốt, nhất là phụ nữ và trẻ em. - Khi tắm rửa, giặt giũ phải dùng xà phòng. - Mỗi người phải có khăn mặt riêng. - Không dùng chung một chậu nước để rửa mặt. - Quần áo người bị bệnh ngoài da phải được giặt sạch phơi khô. Người lành không mặc chung quần áo với người bệnh. - Bể bơi công cộng phải đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh. Các bệnh do lối sống Để phòng tránh các bệnh do lối sống cần thực hiện các biện pháp sau: - Mỗi cá nhân cần có lối sống lành mạnh, nói không với các tệ nạn xã hỗi - Giữ gìn vệ sinh chung cho tập thể tạo môi trường xanh – sạch – đẹp. Kêt luận: Qua bài này chúng ta đã có thêm nhiều kiến thức bổ ích , tuy đơn giản nhưng rất cần thiết để phòng chống dịch bệnh cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.
Người ta thường ví công nhân vệ sinh môi trường như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm làm sạch phố phường, để mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy đường phố sạch đẹp hơn. Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa trong nó là bao sự nhọc nhằn, vất vả và những mối nguy hiểm luôn kề cận. Nhiều người đến với nghề là do cái duyên và gắn bó là bởi vì yêu nghề.
Tại những đô thị nhộn nhịp, khi về đêm cũng chính là lúc người người chen chúc nhau đi dạo chơi, xả stress sau một ngày làm việc mệt nhọc. Đâu đâu ta cũng dễ dàng bắt gặp bóng dáng người ngồi trên vỉa hè ăn nhậu, chúc nhau những chén rượu, cốc bia hay tại công viên hoặc trên đường phố thì người cầm ly trà sữa với hộp cá viên chiên, hay xách trên tay những túi đồ ăn vặt…
Cho đến khi trời dần về khuya, người người cùng nhau trở về nhà với gia đình sau cuộc vui rồi nằm dài trên giường đánh một giấc nồng, để lại sau lưng một đống rác thải bề bộn trên vỉa hè hay đường phố. Và ở đâu đó tại các ngôi nhà trọ tối tăm chật hẹp, những người lao công nghèo phải chuẩn bị đồ đạc tất tả đi làm. Họ đành lòng không thể ôm ấp vuốt ve con thơ, đành lòng không có một giấc ngủ như bao người, đi làm một công việc vất vả kèm hiểm nguy rình rập, để làm đẹp cho đời, cho xã hội và một môi trường sống xanh - sạch - đẹp.
Đã không ít người trong chúng ta từng bịt kín mũi khi đi ngang qua chiếc xe chuyên dụng thu gom rác, chỉ một vài giây đồng hồ thôi nhưng cũng tỏ vẻ khó chịu. Còn đối với những công nhân vệ sinh, đó là nghề nghiệp, là cuộc sống của họ cùng gia đình. Và giống như những nghề nghiệp khác, công việc của họ vẫn phải được thực hiện hàng ngày. Không chỉ mùi hôi, họ còn phải đối mặt với rất nhiều mối hiểm nguy từ những thứ rác thải ấy gây ra như kim tiêm, mảnh vỡ thủy tinh, khí ga tích tụ…
Người ta thường ví công nhân vệ sinh môi trường như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm làm sạch phố phường, để mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy đường phố sạch đẹp hơn. Công việc dọn vệ sinh tưởng chừng như đơn giản nhưng ẩn chứa trong nó là bao sự nhọc nhằn, vất vả và những mối nguy hiểm luôn kề cận. Nhiều người đến với nghề là do cái duyên và gắn bó là bởi vì yêu nghề.
Có lần, lang thang trên đường, tôi bắt gặp một chị lao công đang vội vã nhanh tay quét từng mảnh xốp vụn đang bị gió thổi bay vương vãi trên đường quốc lộ 2 khi trời tối bao phương tiện đang tấp nập chạy qua. Hình ảnh của người phụ nữ đang cố gắng quét thật nhanh những mảnh xốp vụn vương vãi dọc tuyến đường QL2 đầy nguy hiểm làm tôi thấy ấn tượng, và thầm cảm ơn sự cống hiến, có trách nhiệm của chị nữ công nhân môi trường với công việc của mình. Đó là một hình ảnh đẹp của nữ công nhân môi trường Đỗ Thị Thanh Hải - CN Đội Môi trường số 1 - Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Phúc Yên đã không quản ngại khó khăn, vất vả nguy hiểm làm việc trên tuyến đường giao thông quốc lộ tấp nập xe cộ, chị vẫn nhanh tay, miệt mài quét những mảnh xốp vương vãi gom lại, làm sạch cho tuyến phố, chị cũng không ngại những mối nguy hiểm ngày đêm góp phần giữ gìn môi trường xanh, sạch, đẹp, chị là tấm gương để lan toả hình ảnh đẹp về công nhân vệ sinh môi trường.
Hãy biết ơn và tôn trọng họ. Vì bạn biết không, nghề nào cũng đáng được trân quý. Những đêm thức trắng trong tiếng chổi khuya của họ đã giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm dễ dàng, không khí trong lành và những rác bẩn không thể làm phiền người trong thành phố.Thành phố của chúng mình trở nên xinh đẹp hơn nhờ những con người thầm lặng ấy.
Đặng Nết - Phòng Tổ chức - Hành chính
Mỗi một ngày, trên địa bàn tỉnh phát sinh gần 800 tấn rác thải sinh hoạt. Hãy thử tưởng tượng, nếu hàng trăm tấn rác ấy không có người thu gom, bị xả trực tiếp ra môi trường thì hậu quả ô nhiễm sẽ nặng nề đến đâu? Công việc thu gom rác thải chẳng phải là công việc nhẹ nhàng và nhàn hạ để ai cũng có thể làm được. Những người đã lựa chọn theo nghề này luôn phải đối diện với sự nặng nhọc, độc hại, thậm chí nguy hiểm.
Công ty cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Hưng Yên (thành phố Hưng Yên) thành lập Đội vệ sinh môi trường với 120 lao động, nhiệm vụ chính là quét, thu gom rác trên đường và hè phố của thành phố. Chị Hoàng Thị Tuyết Minh, Đội trưởng Đội vệ sinh môi trường của Công ty cho biết: Đã là thành viên của đội thì công việc thường xuyên bận rộn cả ngày. Để giảm bớt áp lực cho người lao động mà vẫn bảo đảm đường phố sạch sẽ, công ty chia thành các ca để quét và thu gom rác thải. Có tổ làm việc từ sáng tinh mơ, có tổ lại cặm cụi đến đêm muộn. Đặc biệt là những ngày lễ, tết rác thải nhiều gấp 3 - 4 lần ngày thường, cả đội phải chia ca làm việc liên tục, phải tăng ca đến 3 - 4 giờ sáng.
Cũng bởi vậy mà một ngày của người công nhân vệ sinh môi trường thường bắt đầu sớm hơn và kết thúc cũng muộn hơn.
Từ 4, 5 giờ sáng, công nhân Nguyễn Thị Duyên đã thức dậy bắt đầu một ngày mới. Chị dành chút ít thời gian buổi sáng để chăm lo cho gia đình, đây là khoảng thời gian hiếm hoi để chị có thể thảnh thơi chải tóc, nấu một bữa sáng, tưới cho khóm hoa bên hiên nhà. Khi đã khoác lên người bộ quần áo bảo hộ, đeo chiếc khẩu trang và đội chiếc nón, rời khỏi nhà, công việc của chị bắt đầu. Đã 22 năm nay, cây chổi tre, hót rác, xe đẩy… giống như những người bạn đồng hành mỗi ngày của chị. “Chúng tôi được phân công phụ trách những tuyến đường riêng, tôi cũng ít khi xem một ngày mình thu gom bao nhiêu rác, mà chỉ để ý xem tuyến đường mình phụ trách đã sạch sẽ, gọn gàng hay chưa. Nhiều khi đã đẩy xe rác nặng trĩu đi rồi, nhưng nhìn lại phía sau ai đó mới đặt một túi rác mới, không đành nhìn con phố còn rác bẩn, tôi lại quay xe gom tiếp”, chị chia sẻ.
Trong đội còn có một số công nhân chuyên gom rác hữu cơ về để trồng trọt, chăn nuôi, góp phần giảm đáng kể lượng rác thải phải đưa ra bãi rác xử lý. Lại có những công nhân đeo thêm bên cạnh xe đẩy một chiếc bao nhỏ, chuyên đựng các loại rác thải có thể tái chế như: Chai nhựa, vỏ lon, kim loại… Góp phần phân loại rác thải trước khi xử lý.
Ở các thôn, xã, người làm công việc vệ sinh môi trường dường như vất vả hơn. Giữa trưa nắng, ông Đoàn Văn Số, người thu gom rác thải sinh hoạt ở thôn Hải Yến xã Hải Triều (Tiên Lữ) mồ hôi nhễ nhại, nặng nhọc đẩy chiếc xe cải tiến đầy ăm ắp. Không như thành thị, ở nông thôn, rác thải sinh hoạt chỉ thu gom từ 1 đến 2 lần mỗi tuần, lượng rác mỗi lần phải vận chuyển vì thế nhiều hơn. “Nhà nào cũng một bao lớn, rác rất nặng và còn bốc mùi do để nhiều ngày, mỗi lần vận chuyển rác tôi phải đi nhiều chuyến, có khi phải gọi bà nhà tôi đi cùng để đẩy xe cho đỡ nặng”, ông Số bộc bạch. Nhiều người dân chưa có ý thức phân loại rác, có những lần bê một bao rác nặng, ông bị thủy tinh vỡ đâm toạc cả tay, dù đã đeo găng tay bảo hộ. Rồi những bao rác chứa xác súc vật chết, những khi trong làng có dịch bệnh, người chăn nuôi đem xác động vật ra bãi rác vứt bừa bãi… công việc của những người thu gom, vận chuyển rác như ông càng vất vả, cực nhọc hơn gấp nhiều lần.
Theo chia sẻ của ông Đào Văn Mạnh, Giám đốc Công ty TNHH Môi trường Huy Anh (thành phố Hưng Yên), do đặc thù công việc vất vả, công ty có rất ít công nhân làm việc lâu năm, nhiều đợt công ty phải đôn đáo khắp nơi để tuyển lao động. “Khách hàng” của công ty chính là những bãi rác sinh hoạt quá tải, bốc mùi khó chịu, những điểm phát sinh hoặc tồn đọng rác thải lâu ngày. Công việc của công nhân là sử dụng phương tiện và sức lao động để gom rác gọn gàng, phun chế phẩm xử lý, che chắn lại để bãi rác không gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Có những công nhân trẻ đã bỏ nghề dù được trả lương cao chỉ sau vài ngày làm việc. Lại có những công nhân gắn bó với nghề kể chuyện vui rằng, sau mấy bữa phải căng bạt, ăn, ngủ, làm việc liên tục ở bãi rác thì bị người yêu bỏ luôn!.
Trong các nhà máy chuyên xử lý rác thải, công việc có phần vơi bớt vất vả hơn nhờ có máy móc hỗ trợ. Nhưng đối với người lao động trong lĩnh vực xử lý rác thải, sẽ chẳng có nỗi vất vả nào so sánh được: Mùi rác thải hữu cơ; mùi rác công nghiệp; mùi hóa chất; bệnh nghề nghiệp; tai nạn lao động… Nhìn người công nhân vận hành chiếc máy xúc cạnh “núi” rác khổng lồ, môi trường làm việc ồn ào và ô nhiễm, tôi hiểu rằng mỗi ngày trôi qua không chỉ là mồ hôi thấm ướt trên vai áo mà còn là sự chịu đựng, nhẫn nại thầm lặng biết bao nhiêu.
Ngoài kia, dọc những con phố đêm của thành phố, nhưng những người lao công lại bắt đầu miệt mài với công việc của mình cùng cây chổi tre trên tay. Dù là một đêm hè oi ả, một đêm thu sương rơi nặng hạt, hay một đêm đông gió lạnh vi vút, thì tiếng chổi tre vẫn không nghỉ trên các nẻo đường… Để ngày mai, khi bình minh lên sẽ soi tỏ những con đường thoáng sạch, không vương rác bẩn và thơm mùi cây lá.