Lena Vincent Vụ Án
Cậu Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm sinh năm 1732 tại Thôn Ðông, làng Trà Lũ, phủ Thiên Trường, tỉnh Nam Ðịnh. Cậu vào tu trong nhà Ðức Chúa Trời tại địa phương do các cha Dòng Ða Minh coi sóc. Sau vài năm, cậu được gửi đi du học tại Phi-líp-pin và theo học tại trường Gio-an La-tê-ra-nô tại tỉnh Ma-ni-la. Sau năm học hành thành công xuất sắc, thầy Liêm xin nhập Dòng Ða Minh và lãnh tu phục ngày 9-9-1753. Năm sau, thầy tuyên khấn trọng thể tại dòng. Tiếp đó, thầy học thêm 4 năm thần học và lãnh tác vụ linh mục năm 1758. Thụ phong linh mục rồi, cha Liêm chuẩn bị trở về phục vụ quê hương. Ngày 20-1-1759, cha về đến Việt Nam và được bổ nhiệm làm giáo sư chủng viện Trung Linh. Cha đem hết tài trí và nhiệt thành truyền đạt cho các chủng sinh những kiến thức cha đã thu thập được. Nhưng nguyện vọng của cha là loan báo Tin Mừng bình an cho anh em. Và chẳng bao lâu, cha rời chủng viện và dấn thân vào con đường truyền giáo. Hoạt động của cha không chỉ hạn hẹp trong các giáo xứ, mà còn mở rộng đến các làng ngoại giáo, bất chấp những khó khăn nguy hiểm của thời cấm cách. Với lòng nhiệt tình, yêu thương giúp đỡ mọi người nên ai ai cũng hết lòng thương mến. Dầu thành công trong công tác, cha Liêm không bao giờ tự mãn với chính mình. Ngày 1-10-1773, cha Liêm đi giảng cho họ Lương Ðống, chuẩn bị mừng lễ Ðức Mẹ Mân Côi, thì bị bắt. Sau một trận đòn chí tử, họ trói cha và hai cậu giúp lễ là Mát-thêu Vũ và Giu-se Bích rồi đem giải về Thiên Nam ngày 16 tháng 10. Ở đây, cha Liêm gặp một linh mục cùng dòng, cha Cát-nê-đa Gia đã bị giam ở đó. Hai anh em sung sướng cùng chia ngọt sẻ bùi trong cảnh tù đày. Ngày 20-10, quan trấn trao hai cha cho quan phủ Thần Khê để giải về Thăng Long, ra mắt chúa Trịnh Sâm.Ngày 27-11, hai cha bị đem đi xử. Hai vị anh hùng đức tin đã vui mừng đọc kinh Tin Kính và hát kinh Lạy Nữ Vương trên đường ra pháp trường Ðồng Mơ. Những nhát gươm định mệnh giúp hai vị hoàn tất sứ mệnh, chứng tá tuyệt hảo cho Ðức Ki-tô. Thi hài các ngài được rước về an táng tại Trung Linh. Ðức thánh cha Pi-ô X đã phong chân phước cho các ngài vào ngày 20-5-1906. Ðức thánh cha Gio-an Phao-lô II đã phong hiển thánh cho các ngài ngày 19-6-1988. Riêng thánh Vinh Sơn Phạm Hiếu Liêm, nhiều trường học đã nhận người làm bổn mạng, trong đó có trường cao đẳng Gio-an La-tran ở Phi-líp-pin.
Về mâu thuẫn giữa kết quả khám nghiệm hiện trường với lời khai nhận tội của bị cáo
Nội dung kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nêu: có sự mâu thuẫn rất lớn giữa kết quả khám nghiệm hiện trường với lời khai nhận tội của bị cáo về các vấn đề
Đêm ngày 13/01/2008, Bưu điện Cầu Voi có nước hay không; Hải có nhiều lời khai về việc đập đầu, mặt chị Hồng vào lavabo nhưng kết quả khám nghiệm hiện trường không thể hiện các dấu vết ở lavabo. Xem xét vấn đề này thì thấy:
– Về việc đêm ngày 13/01/2008, Bưu điện Cầu Voi có nước hay không? Theo lời khai của chị Lê Thị Thu Hiếu thì “Khoảng 09 giờ 30 phút ngày 13/01/2008, tôi ghé Bưu cục Cầu Voi chơi với Hồng, Vân, 17 giờ thì về; nấu cơm trưa ăn, ăn xong tôi mang chén, bát đũa xoong nấu canh ra nhà vệ sinh rửa sạch sẽ và úp chén gọn gàng vào một cái thau để cạnh cầu thang” (Bl 201-202); “gần 17 giờ dậy rửa mặt xong ra về” (Bl 197). Chị Huỳnh Thị Kim Tuyền khai “tôi biết là trong nhà vệ sinh có nước sinh hoạt… tôi nghĩ là không có bị cúp nước ở bên bưu cục vì bưu cục có riêng giếng nước và ngày 13/01/2008 không có cúp điện” (Bl 258-259). Hồ Duy Hải có nhiều lời khai thể hiện, Hải nắm tóc hai nạn nhân ghì, nhất là đối với Vân nên đứt nhiều tóc dính do mồ hôi tay; sau khi cắt cổ các nạn nhân, Hải đi ra nhà tắm mở vòi nước rửa tay, rửa dao và gột áo cho sạch máu (Bl 83, 99, 101, 103, 118). Theo Biên bản khám nghiệm hiện trường (Bl 44-47) thì có một số sợi tóc dính trong lọc rác của lavabo trong nhà vệ sinh. Những tài liệu nêu trên phù hợp với lời khai của Hải về việc sau khi giết chị Hồng, chị Vân, Hải ra nhà vệ sinh rửa dao, rửa tay và gột quần áo, phù hợp với kết quả khám nghiệm hiện trường, nền nhà vệ sinh có một giọt máu và theo Kết luận giám định số 3705/C21B ngày 05/6/2008 (Bl 68) thì máu trên nền nhà vệ sinh là máu người. Như vậy, có cơ sở kết luận, tối ngày 13/01/2008, Bưu điện Cầu Voi không mất nước. Việc khám nghiệm hiện trường thể hiện 08 giờ 10 phút ngày 14/01/2008 “khi mở vòi trên lavabo không thấy có nước chảy” không có ý nghĩa chứng minh tối ngày 13/01/2008 Bưu điện Cầu Voi không có nước.
– Về dấu vết để lại ở lavabo trong nhà vệ sinh
Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận định, Hải có lời khai đập đầu chị Hồng vào lavabo nhưng khám nghiệm hiện trường không thu được dấu vết này ở lavabo là mâu thuẫn. Đây là nhận định trái với nguyên tắc chứng minh tội phạm nếu lời khai không phù hợp với dấu vết tại hiện trường thì đó là lời khai sai, chứ không phải như suy diễn của kháng nghị.
Mặc dù, trước ngày 05/7/2008, Hải có một số lời khai về việc đập đầu, mặt chị Hồng vào lavabo, nhưng tại các lời khai nhận tội sau đó: Bản tự khai ngày 05/7/2008 (Bl 112-113) và các biên bản hỏi cung ngày 07/7/2008 (Bl 100 – 101), ngày 11/7/2008 (Bl 116-117) đều có sự tham gia của Luật sư và Kiểm sát viên, Hải khẳng định không đập đầu, mặt chị Hồng vào lavabo. Kết luận điều tra, Cáo trạng, Bản án hình sự sơ thẩm và Bản án hình sự phúc thẩm cũng không kết luận Hồ Duy Hải đập đầu, mặt chị Hồng vào lavabo. Do đó, việc không thu được dấu vết của việc đập đầu ở lavabo là phù hợp với lời khai của Hải nên không cần thiết phải điều tra lại vấn đề này.
Kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho rằng, diễn biến lời khai của bị cáo không phù hợp với thực tế khách quan, với hiện trường vụ án về vị trí và dấu vết trên ghế.
Theo lời khai của Hải tại các bản cung ngày 07/7/2008 (Bl 100-101) và ngày 11/7/2008 (Bl 116-117), sau khi dùng ghế đập đầu chị Vân trên phòng khách, Hải đem ghế để ở khu vực chân cầu thang, cạnh xác chị Hồng. Lời khai của Hải phù hợp với Bản ảnh hiện trường và Biên bản khám nghiệm hiện trường thể hiện chiếc ghế nằm dưới nền nhà và nạn nhân Vân gác chân lên ghế (Bl 44-47). Những tài liệu này đều phản ánh đầy đủ trong hồ sơ vụ án, do vậy không cần thiết hủy án để điều tra lại làm rõ nội dung này.
Lời khai của Hải thể hiện, sau khi giết chị Hồng, chị Vân, Hải đi lên phòng giao dịch lấy tiền, sim card, điện thoại sau đó Hải đi dép vào rồi mới đến khu vực cầu thang chỗ chị Hồng, chị Vân chết để lấy các đồ trang sức của chị Hồng, chị Vân.
Biên bản khám nghiệm hiện trường (Bl 44-47) và Bản ảnh hiện trường thể hiện: nền nhà có các hạt cơm, chiếc ghế xếp được nằm ngay sát vũng máu; Hải mô tả về đôi dép Hải đi đến chỗ xác nạn nhân để lấy tài sản là đôi dép xốp màu trắng, đế dép có rãnh đường gấp khúc chống ma sát (Bl 117-118). Như vậy, căn cứ lời khai của Hải, Biên bản khám nghiệm hiện trường, Bản ảnh hiện trường thể hiện có dấu vết dép trên ghế nên có cơ sở để nhận định, các dấu vết để lại trên mặt ghế là do Hải gây ra trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội. Mặc dù, Cơ quan điều tra không kết luận về những vết máu quệt, vết đế dép, hạt cơm khô có trên chiếc ghế là do đâu mà có nhưng xét thấy vấn đề này không có ý nghĩa quyết định trong việc khẳng định Hồ Duy Hải có phạm tội hay không, nên không cần thiết phải điều tra lại để làm rõ hơn về tình tiết này.