Ảnh hưởng đến nguồn nước Rác thải sinh hoạt nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất độc hại có trong rác thải như hoá chất, thuốc trừ sâu, kim loại nặng sẽ dung hoà vào nước làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mặt và nước ngầm. Rác thải sẽ mang các loại vi sinh vật, chất hữu cơ đưa vào môi trường gây ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của các loại sinh vật sống trong nước, làm giảm đa dạng sinh học. Nguồn nước ô nhiễm sẽ ảnh hưởng đến mọi mặt và mọi ngành nghề của đời sống các hoạt động sinh hoạt, nông nghiệp, công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản gây ảnh hưởng xấu đến đời sống và kinh tế của cộng đồng. Ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái Sự tích tụ của rác thải sinh hoạt gây ra sự suy thoái môi trường. Nếu không được xử lý đúng sẽ làm ô nhiễm đất, giảm chất lượng đất và suy thoái đất, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng và sinh thái địa phương. Quá trình phân huỷ của rác thải sinh hoạt tạo ra các khí như methane và carbon dioxide… đóng góp vào hiện tượng nóng lên toàn cầu và biến đổi khí hậu. Điều này đã gây nên sự mất cân bằng sinh thái tổng thể của môi trường, là nguyên nhân dẫn đến mất cân bằng sinh thái trong chuỗi thức ăn tự nhiên, làm giảm khả năng chống chọi với dịch bệnh. Ảnh hưởng của rác thải sinh hoạt đến con người Rác thải sinh hoạt gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe con người. Trong thành phần rác thải sinh hoạt, thông thường hàm lượng hữu cơ chiếm tỉ lệ lớn. Các loại rác hữu cơ dễ phân huỷ gây hôi thối, phát triển vi khuẩn gây hại làm ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe. Khu tập trung rác là nơi thu hút, phát sinh và phát triển chuột, ruồi, muỗi, gián, các loại vi trùng gây nhiều chứng bệnh truyền nhiễm cho con người, vật nuôi trong gia đình. Những người sống gần bãi rác hoặc tiếp xúc thường xuyên với rác như những người làm công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác, dễ mắc các bệnh như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi họng, bệnh ngoài da, bệnh phụ khoa… Xác động vật bị thối rữa trong hơi thối có chất amin và các chất dẫn xuất Hydro sunfua (H2S) hình thành từ sự phân huỷ rác thải kích thích sự hô hấp của con người, kích thích nhịp tim đập nhanh gây ảnh hưởng xấu đối với những người mắc bệnh tim mạch. Các bãi rác công cộng là những nguồn mang dịch bệnh. Các loại vi trùng gây bệnh thực sự phát huy tác dụng khi có các vật chủ trung gian gây bệnh tồn tại trong các bãi rác như những ổ chứa chuột, ruồi, muỗi... và nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh cho người và gia súc, một số bệnh điển hình do các trung gian truyền bệnh như: Chuột truyền bệnh dịch hạch, bệnh sốt vàng da do xoắn trùng, ruồi, gián truyền bệnh đường tiêu hoá; muỗi truyền bệnh sốt rét, sốt xuất huyết... Tác hại của rác thải sinh hoạt đối với con người và môi trường là rất dễ nhận thấy. Mặc dù việc loại bỏ hoàn toàn rác thải sinh hoạt là điều không thể, tuy nhiên mỗi người dân có thể góp phần làm giảm tác hại của rác thải sinh hoạt đối với môi trường và chính cuộc sống của chúng ta bằng cách nâng cao ý thức hơn thông qua những việc làm nhỏ như không vứt rác bừa bãi, hãy tận dụng rác nếu còn có thể (ví dụ như túi nilon, rác hữu cơ…) để góp phần hạn chế thải rác ra môi trường và bảo vệ cuộc sống của chính mình ngày một tốt hơn. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân, cộng đồng cũng như làm cho môi trường sống không bị ô nhiễm bởi rác thải, mỗi người dân hãy nêu cao ý thức bảo vệ môi trường từ những hành động nhỏ hằng ngày.

Các chế độ sinh hoạt không điều độ, khoa học

Đây là nguyên nhân có ảnh hưởng lớn nhất đối với yếu sinh lý ở các bạn nữ trẻ. Các bạn chưa thực sự nhận ra tầm quan trọng của việc sinh hoạt khoa học, thường xuyên thức khuya, sử dụng các chất kích thích, bia, rượu, thuốc lá, ăn uống thiếu chất,..Gây rối loạn khả năng tình dục.

Những dấu hiệu yếu sinh lý ở nữ bạn nên biết

Dấu hiệu yếu sinh lý ở nữ thường không rõ ràng như đối với nam giới. Một số biểu hiện cụ thể như:

Nhận biết yếu sinh lý ở nữ giới như thế nào?

Yếu sinh lý nữ có con được không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm, không chỉ riêng phái nữ. Theo như nghiên cứu của các bác sĩ, yếu sinh lý nữ hoàn toàn vẫn có khả năng sinh con bình thường.

Tuy nhiên, nếu xuất hiện các dấu hiệu yếu sinh lý ở nữ, bạn cần phải đến ngay những cơ sở khám chữa uy tín bệnh để điều trị kịp thời. Vì thế, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ chính là sự lựa chọn số một dành cho bạn.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ – Chuyên điều trị yếu sinh lý nữ giới

Với đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn nghề nghiệp cao, cùng trang thiết bị máy móc tiên tiến, hiện đại. Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cam kết sẽ mang đến cho bạn những phương pháp điều trị tận gốc tình trạng yếu sinh lý ở nữ.

Điểm trung bình bài thi SAT và ACT của học sinh Mỹ ngày càng thấp, nhưng sẽ không khiến khả năng vào đại học của du học sinh Việt Nam dễ dàng hơn.

SAT (Scholastic Aptitude Test) và ACT (American College Testing) là kỳ thi chuẩn hóa được sử dụng phổ biến để xét tuyển đại học, cao đẳng Mỹ trong hơn nửa thế kỷ qua. Tuy nhiên, điểm thi trung bình của học sinh Mỹ liên tục giảm trong những năm gần đây.

Năm nay, điểm ACT trung bình là 19,5/36, thấp nhất trong hơn ba mươi năm. Năm ngoái, lần đầu tiên kể từ 1991, điểm ACT trung bình của học sinh Mỹ dưới 20, đạt 19,8.

Với SAT, điểm bài thi cũng giảm dần, mức lần lượt trong ba năm gần đây là 1060, 1050 và 1028 trên thang tuyệt đối 1600, theo College Board, đơn vị quản lý kỳ thi.

Ông Trần Đắc Minh Trung tại một hội thảo du học hôm 8/10 ở Hà Nội. Ảnh: Bình Minh

Ông Trần Đắc Minh Trung, thạc sĩ Giáo dục Đại học Harvard, có 10 năm kinh nghiệm tư vấn tuyển sinh đại học Mỹ, cho biết bài thi SAT và ACT ở Mỹ dần kém phổ biến và xu hướng điểm thấp đi. Tuy nhiên xu hướng này không khiến cho việc nộp đơn vào các trường của học sinh Việt Nam dễ dàng hơn.

Lý do điểm chuẩn hóa giảm là trong dịch Covid-19, nhiều trường miễn nộp điểm này hoặc được tùy chọn nộp (optional). Trung tâm Công bằng và Minh bạch thi cử Mỹ thống kê hơn 1.900 đại học không yêu cầu thí sinh nộp điểm thi chuẩn hóa cho kỳ mùa thu 2024.

"Học sinh có thể không cần thi SAT, ACT nữa hoặc có thi mà điểm thấp thì không cần nộp", bà Nguyễn Ngọc Viên, Quản lý tư vấn du học, Công ty du học Fourdozen, Inc., giải thích.

Đã là tùy chọn nên học sinh Mỹ không quá quan tâm đến việc thi SAT, ACT nữa. Năm 2023, khoảng 1,4 triệu học sinh Mỹ thi ACT và hơn 1,9 triệu người thi SAT, thấp hơn mức 1,6 triệu và trên 2 triệu thí sinh năm 2020. Số thí sinh được dự đoán khó hồi phục về mức trước đại dịch.

Điểm học tập (GPA) và hoạt động ngoại khóa tốt đã đủ đảm bảo cho họ vào đại học. Hơn nữa đa số sinh viên Mỹ học trường công lập trong bang của mình nên việc vào đại học cũng dễ dàng hơn.

Bà Viên ví dụ, học sinh ở bang Nebraska muốn vào trường của bang chỉ cần GPA 3.0 (trên thang 4.0) là đủ. Ở Mỹ, học sinh hoạt động ngoại khóa một cách tự nhiên trong trường cấp 3, chơi thể thao hay tham gia dịch vụ cộng đồng như một phần của giáo dục. Trong khi học sinh Việt Nam muốn vào trường này phải đạt điểm trung bình 8 (trên thang 10), IELTS 6.5 cùng hoạt động ngoại khóa.

Hơn nữa, đa số sinh viên quốc tế muốn nộp vào những trường top, thường là top 150 trong hơn 3.000 trường của Mỹ. Điểm SAT trung bình của top 31 trường tại Mỹ năm kia là 1494, năm nay là 1504, theo US News.

"Nhóm giỏi càng lúc càng cạnh tranh hơn", ông Trung nói, nhìn nhận những trường này top không giảm, thậm chí còn nâng tiêu chuẩn điểm SAT cao lên từng năm. Vì thế, xu hưởng điểm giảm ở Mỹ không ảnh hưởng tới việc chuẩn bị hồ sơ của du học sinh Việt.

Báo cáo Open Doors của Viện Giáo dục Quốc tế Mỹ (IIE) hôm 13/11 cho biết Việt Nam hiện có 21.900 du học sinh tại nước này. Đại diện IIE từng cho biết tỷ lệ học sinh Việt Nam thi SAT tăng 45% trong giai đoạn 2018-2022.

Khảo sát từ Hiệp hội tư vấn tuyển sinh đại học quốc gia Mỹ cho thấy các đại học Mỹ không hiểu đủ sâu về hệ thống điểm ở Việt Nam. Đa số học sinh Việt không được chọn môn học ở bậc phổ thông, không có các lớp chuyên sâu AP, thư giới thiệu của giáo viên thường chưa chuẩn... Vì thế, họ vẫn cần điểm SAT để đối chiếu.

"So với trước đây, SAT đã không còn là một tiêu chí bắt buộc. Nhưng để cạnh tranh vào một trường hàng đầu tại Mỹ, việc sở hữu SAT cao vẫn là một lợi thế đáng kể", ông Trung nói.

Một số trường ở Mỹ vẫn bắt buộc nộp SAT hoặc ACT như đại học ở bang Florida, Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Viện Công nghệ Georgia... Cho nên có điểm SAT cao trên 1400 là một điểm cộng khi ứng tuyển.

"Đây là cách các trường Mỹ nhìn vào hồ sơ của học sinh và biết ứng viên này có khả năng học tập tốt. Các trường cũng dựa vào điểm SAT làm căn cứ cho học bổng", bà Viên lý giải.

Nhóm học sinh ở Vĩnh Phúc tham dự Triển lãm giáo dục Mỹ hôm 4/10 tại Hà Nội. Ảnh: Bình Minh

Bùi Quang Minh, lớp 12 ở Lào Cai, đạt 1580/1600 điểm SAT trong kỳ thi hồi tháng 8. Minh nói dù biết SAT giờ chỉ là một lựa chọn, em vẫn quyết định thi để thử sức mình và tăng độ cạnh tranh cho hồ sơ du học Mỹ. Ngoài mục tiêu du học, em thi SAT cũng với ý định nộp hồ sơ vào một số đại học trong nước.

Còn Trần Hồng Linh, lớp 12 ở Hải Phòng, lên kế hoạch học SAT từ lớp 10. Khi biết những thay đổi trong chính sách xét tuyển đại học Mỹ, Linh không hoang mang vì xác định từ đầu học SAT không chỉ làm đẹp hồ sơ mà còn để hiểu cách học.

"Em không bỏ giữa chừng vì biết SAT có tính cạnh tranh cao. Em thi đến lần thứ ba mới đạt 1490 điểm như mong muốn", Linh chia sẻ.

Bà Viên cho rằng việc đưa SAT, ACT thành tùy chọn là mở rộng cơ hội hơn với sinh viên quốc tế. Nhờ chính sách này nên trong những năm dịch, các trường có số lượng hồ sơ nộp vào tăng đột biến.

Với những học sinh có định hướng du học sớm và còn nhiều thời gian, lớp 9, 10 hoặc đầu lớp 11, bà Viên khuyên học SAT và cố gắng thi điểm tốt. Nếu bắt đầu muộn, học sinh nên làm bài kiểm tra thử để xem ở mức điểm nào. Trên 1300 điểm trở lên mới nên thi.

Tuy nhiên cần lưu ý rằng SAT chỉ là một yếu tố trong quá trình xét tuyển. Nếu không có SAT, trường sẽ xem xét kỹ hơn các yếu tốt khác về học thuật của học sinh.

"Không nhất thiết chọn SAT để lao vào, học sinh có thể cố gắng ở mặt khác như giữ điểm số trên lớp, điểm IELTS tốt, hoạt động ngoại khóa và chuẩn bị hồ sơ, danh sách trường sớm", bà Viên nói.

Doanh thu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của các nhân tố như khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ, chất lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng, giá bán sản phẩm, thị trường tiêu thụ và phương thức tiêu thụ, thanh toán tiền hàng.

·        Nhân tố khối lượng sản phẩm sản xuất và tiêu thụ

Khối lượng sản phẩm sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến khối lượng sản phẩm tiêu thụ. Sản phẩm sản xuất ra càng nhiều thì có khả năng tiêu thụ càng lớn, khả năng tiêu thụ lớn thì doanh thu tiêu thụ càng cao. Song nếu sản phẩm sản xuất ra mà vượt nhu cầu thị trường thì dẫn tới cung vượt cầu, sản phẩm không tiêu thụ hết, hàmg hoá bị ứ đọng, gây hậu quả xấu cho sản xuất kinh doanh điều này ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu khối lượng sản phẩm sản xuất ra nhỏ hơn nhu cầu thị trường thì doanh thu sẽ giảm và gây ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần nắm rõ nhu cầu thị trường, khả năng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm để xác định khối lượng sản xuất cho phù hợp. Đây được coi là nhân tố mang tính chủ quan thuộc về doanh nghiệp, nó phản ánh những cố gắng của doanh nghiệp trong công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

·        Nhân tố chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ tiêu thụ

Chất lượng sản phẩm thường thể hiện ở phẩm cấp, kiểu dáng mẩu mã, màu sắc, khả năng thoả mãn thị hiếu người tiêu dùng…. chất lượng sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có ảnh hưởng đến giá cả hàng hóa, dịch vụ, do đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Nếu sản phẩm có chất lượng cao giá bán sẽ cao hơn và ngược lại, chất lượng thấp giá sẽ hạ. Chất lượng sản phẩm cao là một trong những điều kiện quyết định mức độ tín nhiệm đối với người tiêu dùng, nó là một trong ba yếu tố cơ bản tạo ra lợi thế trong cạnh tranh, là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, nâng cao chất lượng sản phẩm còn tạo điều kiện để sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ dễ dàng hơn và nhanh chóng thu được tiền hàng. Ngược lại, những sản phẩm chất lượng thấp, không đúng quy cách sẽ rất khó tiêu thụ hoặc tiêu thụ được nhưng giá rẻ, từ đó làm giảm doanh thu tiêu thụ dẫn tới giảm lợi nhuận. Đây là nhân tố chủ quan thuộc về doanh nghiệp, thể hiện trình độ tay nghề của người lao động và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, các kinh nghiệm quản lý vào sản xuất kinh doanh.

·        Nhân tố kết cấu mặt hàng tiêu thụ

Trong nền kinh tế thị trường nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng ngày càng đa dạng và phong phú. Mỗi doanh nghiệp đều có thể tiến hành sản xuất kinh doanh và tiêu thụ nhiều mặt hàng với kết cấu khác nhau. kết cấu mặt hàng là tỷ trọng về giá trị của mặt hàng đó so với tổng giá trị các mặt hàng của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Trong thực tế, nếu tăng tỷ trọng mặt hàng có mức sinh lời cao, giảm tỷ trọng bán ra những mặt hàng có mức sinh lời thấp dù mức lợi nhuận cá biệt của từng mặt hàng không thay đổi thì tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại, tăng tỷ trọng mặt hàng có mức sinh lời thấp, giảm tỷ trọng những mặt hàng có mức sinh lời cao sẽ làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp bị giảm đi. Như vậy, thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ sẽ làm cho doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp thay đổi. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt việc giữ “chữ tín” với khách hàng là đặc biệt quan trọng, quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp có thể thay đổi kết cấu mặt hàng để tăng doanh thu nhưng phải luôn đảm bảo thực hiện đầy đủ những đơn đặt hàng theo yêu cầu của khách hàng, hạn chế chạy theo lợi nhuận trước mắt mà ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp.

·        Nhân tố giá bán sản phẩm hàng hoá, dịch vụ

Giá cả là nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu bán hàng. Trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi, giá bán sản phẩm hàng hoá dịch vụ tăng lên thì doanh thu bán hàng sẽ tăng lên và ngược lại, giá giảm sẽ làm doanh thu giảm đi. Tuy nhiên, thông thường khi tăng giá bán sản phẩm thì khối lượng tiêu thụ lại có xu hướng giảm xuống và ngược lại, khi giảm giá thì khối lượng tiêu thụ lại có xu hướng tăng lên. Vì vậy, trong nhiều trường hợp tăng giá không phải là biện pháp thích hợp để tăng doanh thu, nếu việc tăng giá bán không hợp lý sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn, gây nên tình trạng ứ đọng hàng hoá và sẽ làm cho doanh thu giảm xuống. Như vậy, giá bán tăng hay giảm một phần quan trọng là do quan hệ cung cầu trên thị trường quyết định. Do vậy, để đảm bảo được doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp cần phải có một chính sách giá bán hợp lý.

·        Nhân tố thị trường tiêu thụ và chính sách bán hàng hợp lý

Thị trường tiêu thụ có ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường và được thị trường chấp nhận thì việc tiêu thụ sẽ dễ dàng hơn, nếu thị trường tiêu thụ rộng lớn không chỉ bó hẹp trong nước mà còn mở rộng ra thị trường quốc tế thì doanh nghiệp sẽ dễ dàng tăng khối lượng tiêu thụ để tăng doanh thu. mặt khác, việc vận dụng các phương thức thanh toán khác nhau luôn ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ. Do vậy, muốn nâng cao doanh thu bán hàng, một mặt phải biết vận dụng các phương thức thanh toán hợp lý, có chính sách tín dụng thương mại phù hợp, mặt khác phải thực hiện đầy đủ các nguyên tắc kiểm nhập xuất giao hàng hóa. Đặc biệt là trong thanh toán quốc tế, để đảm bảo thu hồi tiền hàng một cách đầy đủ và an toàn, doanh nghiệp phải tuân thủ một cách đầy đủ các điều kiện về tiền tệ, về địa điểm , về thời gian và phương thức thanh toán

vNhóm nhân tố ảnh hưởng đến chi phí

Thực chất ảnh hưởng của nhân tố này là ảnh hưởng của giá thành sản phẩm tiêu thụ và nó tác động ngược chiều đến lợi nhuận. Giá thành sản phẩm cao hay thấp, tăng hay giảm là tuỳ thuộc vào kết quả của việc quản lý và sử dụng lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Do đó, nó là tác động của các nhân tố chủ quan trong công tác quản lý của doanh nghiệp, nhóm nhân tố này bao gồm các nhân tố sau:

·        Nhân tố chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là những khoản chi phí liên quan tới việc sử dụng nguyên liêu, vật liêu phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp. đối với các doanh nghiệp sản xuất, chi phí nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí, do vậy, nếu tiết kiệm được khoản chi phí này sẽ góp phần làm giảm giá thành và tăng lợi nhuận.

Chi phí nguyên vật liệu được xác định như sau: chi phí nguyên vật liệu = định mức tiêu hao nguyên vật liệu x giá đơn vị nguyên vật liệu

Định mức tiêu hao nguyên vật liệu: Nhân tố này có quan hệ tỷ lệ thuận với khoản chi vật liệu. Việc thay đổi mức tiêu hao có thể do thay đổi mẫu mã, do công tác quản lý sử dụng nguyên vật liệu và đặc biệt do quy trình công nghệ. Trong điều kiện hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển hết sức mạnh mẽ, nhiều phát minh mới, nhiều công nghệ hiện đại mới ra đời, nhiều vật liệu mới ra đời thay thế vật liệu cũ…. nếu doanh nghiệp có khả năng ứng dụng được những thánh tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh thì sẽ không ngừng nâng cao được năng suất lao động, tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu, giảm chi phí, hạ giá thành, từ đó làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp. việc ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất còn nâng cao được chất lương sản phẩm, hạ giá thành, công tác tiêu thụ sẽ thuận lợi hơn và doanh thu sẽ tăng lên. Vì vậy, các nhà quản lý phải xây dựng kế hoạch sản xuất, đổi mới công nghệ và kiểm tra thường xuyên nhằm sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu cho sản xuất.

Giá đơn vị nguyên vật liệu xuất dùng: nhân tố này tỷ lệ thuận với khoản chi phí nguyên vật liệu. Việc thay đổi giá nguyên vật liệu xuất dùng lại tuỳ thuộc vào giá mua trên thị trường và các chi phí bỏ ra liên quan tới quá trình thu mua vật tư. Do đó, đây là nhân tố ảnh hưởng vừa khách quan vừa chủ quan đến giá thành sản phẩm nên khi xem xét ảnh hưởng của nó phải dựa vào điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp, từng nguồn hàng cụ thể để có kết luận chính xác về tác động của giá nguyên vật liệu xuất dùng đến khoản chi nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm. Như vậy, các nhân tố định mức tiêu hao nguyên vật liệu, giá mua nguyên vật liệu, chi phí thu mua đều ảnh hưởng tới tổng chi phí và tác động tới lợi nhuận của doanh nghiệp. Đòi hỏi các doanh nghiệp không những tìm các biện pháp để giảm thiểu các khoản chi phí trên mà còn phải xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến khoản chi nguyên vật liệu để có biện pháp thích hợp.

·        Nhân tố chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí để trả lương và các khoản trích theo lương cho công nhân sản xuất trực tiếp. Các doanh nghiệp việt nam hiện nay do cơ sở vật chất trang thiết bị kỹ thuật còn lạc hậu, năng suất lao động chưa cao, còn sử dụng nhiều lao động trực tiếp vào sản xuất. Do đó chi phí nhân công trực tiếp còn chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất. Để giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tìm biện pháp để giảm chi phí tiền lương công nhân trực tiếp trên một vị sản phẩm. Tuy nhiên, việc hạ thấp chi phí tiền lương phải hợp lý bởi vì tiền lương là một hình thức trả thù lao cho người lao động. Cùng với sự phát triển của xã hội đời sống ngày càng được cải thiện đòi hỏi tiền lương cũng phải được tăng cao. Do đó doanh nghiệp phải tăng cường đầu tư đổi mới trang thiết bị công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, tăng năng suất lao động, có một chính sách sử dụng lao động hợp lý, có nhiều biện pháp khuyến khích như tạo điều kiện để người lao động học tập nâng cao trình độ, quan tâm đến đời sống và điều kiện làm việc của công nhân, khuyến khích bằng vật chất và tinh thần cho người lao động thì sẽ kích thích được người lao động làm việc nhiệt tình, sáng tạo, cống hiến hết mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.

·        Nhân tố chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung là các chi phí cho hoạt động của phân xưởng trực tiếp tạo ra hàng hoá dịch vụ, bao gồm các chi phí: chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng…. các doanh nghiệp cần có kế hoạch đào tạo nâng cao trình độ quản lý sản xuất liên quan đến nhiều khâu như nâng cao trang thiết bị máy móc, trình độ kỹ thuật công nhân viên, tăng hiệu suất làm việc điều đó sẽ góp phần giảm chi phí cho doanh nghiệp.

·        Nhân tố chi phí bán hàng

Chi phí bán hàng là những khoản chi phí bỏ ra để đảm bảo cho quá trình tiêu thụ hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp được thực hiện. Đó là những khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, chi phí đóng gói vận chuyển bảo quản, khấu hao tài sản cố định …. chi phí bán hàng phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên, tình hình thị trường tiêu thụ nếu biết tiết kiệm chi phí tiêu thụ sản phẩm sẽ góp phần làm hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tuy nhiên phải phấn đấu giảm chi phí một cách hợp lý để không làm giảm uy tín của doanh nghiệp.

·        Nhân tố chi phí quản lý doanh nghiệp

Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm các chi phí quản lý doanh nghiệp, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho ban giám đốc và nhân viên quản lý ở các phòng ban, lãi vay vốn kinh doanh, dự phòng phải thu khó đòi, chi phí tiếp tân…. các khoản chi phí này là nhỏ nhất trong tổng giá thành nhưng càng tiết kiệm thì càng giảm giá thành và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp./

Băng tan là hiện tượng những khối băng tách rời nhau thành những mảng nhỏ trôi nổi rồi sụt lún xuống bề mặt đại dương. Quá trình này khiến sông băng trên thế giới ngày càng mất ổn định và mực nước biển dâng cao. Hiện tượng này đã dến đến một số hậu quả ảnh hưởng đến cuộc sống của con người và Trái Đất.

Khi nhiệt độ trung bình của trái đất tăng cao, lượng băng ở hai cực sẽ tan ra. Kèm theo đó là lớp băng CO2 vĩnh cửu bị lộ ra và tham gia vào hoạt động tuần hoàn của tất cả sinh vật sống trên trái đất. Một lượng lớn khí CO2 trong khí quyển trăng cao sẽ gây ra hiệu ứng nhà kính, làm suy giảm tầng Ozon. Cây xanh sẽ vì vậy mà ít đi do bị quá tải CO2 khiến cho trái đất nóng lên.

Nhiệt độ tăng cũng làm trầm trọng thêm tình trạng ô nhiễm không khí từ tầng ozone. Đặc biệt, khí thải từ xe cộ, nhà máy và các nguồn khác phản ứng với ánh sáng mặt trời và nhiệt, v.v. Tầng ôzôn trên mặt đất là tác nhân chính gây ra sương mù quang hóa. Và nhiệt độ càng cao, lớp sương mù càng dày. Không khí ô nhiễm dẫn đến tỷ lệ nhập viện và tử vong ở bệnh nhân hen suyễn tăng lên. làm trầm trọng thêm tình trạng của người bị bệnh tim hoặc phổi.

Những đợt nắng nóng kéo dài làm khô đất, dẫn đến tình trạng thiếu nước uống, cháy rừng không kiểm soát, bão bụi và lũ quét. Ở nhiều nơi trên thế giới, tình trạng thiếu nước dẫn đến những căn bệnh nghiêm trọng. Ngược lại, mưa lớn khiến sông hồ tràn bờ, phá hủy nhà cửa. Ô nhiễm nguồn nước uống, phát tán chất thải và ô nhiễm không khí. Đồng thời, điều kiện nóng ẩm cũng tạo điều kiện cho các bệnh truyền qua nguồn nước và thực phẩm phát triển.

Băng tan sẽ khiến mực nước biển dâng cao có thể dẫn đến hiện tượng “biển xâm thực” – nước biển xâm nhập sâu vào đất liền. Điều này dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn ở các vùng ven biển, ven sông ngày càng gia tăng. Đặc biệt, nơi đây còn thiếu nước ngọt phục vụ sản xuất và đời sống. Ngoài ra, các đảo, quần đảo và vùng ven biển cũng có thể bị nhấn chìm, người dân sẽ mất đất đai và nhà cửa. Hơn nữa, nước biển cũng có tính axit hơn, chủ yếu là do sự hấp thụ khí thải. Nếu nồng độ này tiếp tục gia tăng, sinh vật biển sẽ đứng trước nguy cơ tuyệt chủng rất lớn. Đặc biệt là các loài có vỏ hoặc có xương như nhuyễn thể, cua, san hô, v.v.

Tác động đối với tàu thuyền đi trên biển

Băng tan sẽ tạo ra những tảng băng lớn và trôi dạt trên biển. Điều này làm ảnh hưởng đến việc tàu thuyền đi lại. Khi những con tàu đang di chuyển trên biển va chạm với những tảng băng trôi lớn, con tàu sẽ bị hư hại nặng nề thậm chí có thể bị nhấn chìm.

Con người không thể tránh khỏi những hậu quả mà chính họ đã gián tiếp tạo ra như dịch bệnh, thiên tai, mất mùa... Chúng đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của nhân loại. Nhân loại sẽ phải đối mặt với những khó khăn lớn đe dọa sự sống trên Trái đất.

Hiện tượng băng tan làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất làm thay đổi môi trường sống của nhiều loại động vật dẫn đến sự biến mất hoặc nguy cơ tuyệt chủng của các loài. Do mất môi trường sống do đất hoang hóa, nạn phá rừng và mực nước biển nóng lên, khoảng 50% các loài động thực vật sẽ bị đe dọa tuyệt chủng vào năm 2050 nếu nhiệt độ trái đất tăng thêm 1,1 đến 6,4 độ C. Ví dụ, cáo đỏ từng sống ở Bắc Mỹ, hiện đã di chuyển đến Bắc Cực. Gấu bắc cực cũng là một loài điển hình. Nếu lượng băng tan với tốc độ chóng mặt như hiện nay, loài gấu này sẽ khó kiếm ăn. Tương tự gấu Bắc Cực, chim cánh cụt Nam Cực cũng chịu chung số phận. Khi bề mặt băng giảm đi đồng nghĩa với việc mất đi môi trường sống và nguồn thức ăn.

Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng băng tan là do các hoạt động của con người gây ra. Do vậy, để hạn chế hiện tượng băng tan cần có một số biện pháp như: Không nên chặt phá rừng, trồng thêm nhiều cây xanh. Không thải các khí độc hại, rác ra ngoài môi trường, đặc biệt sông, suối, hồ, biển,… Các nhà máy, xí nghiệp cần phải xử lý chất thải trước khi thải ra ngoài môi trường để giảm thiểu các chất độc hại ra ngoài môi trường.Không xả rác bừa bãi, phân loại rác và xử lý đúng chỗ. Tất cả những biện pháp này đều làm giảm độ nóng của Trái Đất, có thể làm giảm việc các lớp băng tan ra./.