Du học tiến sĩ ở nước ngoài mang lại nhiều cơ hội và thách thức. Liệu bạn có nên đầu tư thời gian và công sức cho hành trình này? Trong bài viết này, Du Học Đăng Huy sẽ cung cấp thông tin chi tiết về lợi ích, thách thức và gợi ý các nước phù hợp để du học tiến sĩ, giúp bạn có quyết định sáng suốt cho tương lai học thuật của mình.

Tạo sự khác biệt qua nghiên cứu

Học Tiến sĩ đòi hỏi rất nhiều giờ nghiên cứu và sự hy sinh trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, những gì bạn đạt được từ việc nghiên cứu này mới thật sự quan trọng.

Dù bạn theo đuổi Tiến sĩ trong các lĩnh vực như Sinh học, Toán học, Nghiên cứu Pháp ngữ, Kỹ thuật Hệ thống, hay bất kỳ lĩnh vực nào khác, công việc của bạn có thể mang lại tác động lớn cho thế giới. Bạn có thể sử dụng trí tuệ nhân tạo để dự báo lũ lụt chính xác hơn, phát triển các phương pháp trồng rau trong không gian, hoặc khám phá một loài sinh vật biển mới.

Rốt cục, học Tiến sĩ là học gì?

Tiến sĩ (Doctors of Philosophy – Ph.D.) là một chương trình kéo dài trong khoảng 4-6 năm (có thể nhiều hơn) trong các lĩnh vực nhỏ, hẹp, và sâu, phần lớn thiên về nghiên cứu. Mặc dù vậy, có những loại Tiến sĩ thiên về ứng dụng thực tiễn, ví dụ trong ngành của tôi có Tiến sĩ Giáo dục (Doctor of Education – Ed.D hay D.Ed). Thông thường, bạn cần lấy lớp học trong vòng 2 năm để tích lũy kiến thức và kỹ năng làm nghiên cứu và 2+ năm còn lại làm đề tài nghiên cứu độc lập của mình. Ở một số nước và một số chương trình, Tiến sĩ có thể bắt tay vào nghiên cứu độc lập ngay khi được nhận và không phải lấy lớp học — tuy nhiên, đây không phải là mô hình thường gặp tại Mỹ.

Nhìn chung, dù bạn làm Tiến sĩ ở ngành nào, đây là một con đường thực sự rất vất vả. Nó tốn nhiều thời gian, công sức, và tiền bạc (kể cả với học bổng) và vì thế, nó là một sự cam kết vô cùng lớn với tương lai của mình. Trái với suy nghĩ của nhiều người rằng học Tiến sĩ ra là “biết tuốt”, sự thật hoàn toàn ngược lại. Càng nghiên cứu sâu, những gì bạn quan tâm sẽ càng trở nên hẹp lại, tập trung hơn, và sâu hơn. Điều này khiến bạn khi ra trường có thể trở thành “chuyên gia” một lĩnh vực X1 nào đó, chứ không hẳn am tường về lĩnh vực X2, X3 … Ví dụ đơn cử như trong ngành Quản lý Giáo dục tôi đang theo học, nghe có vẻ đã rất hẹp so với ngành “Giáo dục” chung chung nhưng thực sự ngành này còn được chẻ nhỏ ra rất nhiều như Quản lý trường học, Quản lý về dạy học, Quản lý các tổ chức phi chính phủ về giáo dục, Quản lý chính sách … và trong mỗi ngành hẹp này lại còn chẻ nhỏ ra thêm rất nhiều, rất nhiều nhánh nhỏ nữa. Ngoài ra, học Tiến sĩ không phải là chỉ biết có lý thuyết chứ không thực hành. Có rất nhiều cách để làm nghiên cứu và có những nghiên cứu có tính ứng dụng thực tiễn ngay tức thì (ví dụ, nghiên cứu làm thay đổi một công nghệ, nghiên cứu để cải tiến chất lượng dạy và học, nghiên cứu định hướng chính sách …). Là một người làm nghiên cứu ứng dụng (action research), cá nhân tôi chưa bao giờ làm một dự án nào mà không nghĩ đến đầu ra của nó cả. Và đa số những người làm nghiên cứu hiện nay tôi biết đều không ngừng tìm kiếm kênh kết nối giữa lý thuyết và thực hành.

Thế còn học Tiến sĩ khác với học Thạc sĩ ở điểm nào?

Như đã viết, mặc dù bạn có thể học thẳng từ Đại học lên Tiến sĩ (đặc biệt những bạn học khoa học tự nhiên), đa số những người học khoa học xã hội và nhân văn thường phải học qua bậc Thạc sĩ trước. Tôi có may mắn được trải nghiệm cả hai cấp học này ở Mỹ, ở một trường từ Ivy League và một trường công nghiên cứu lớn, nên tôi có thể chia sẻ một số suy nghĩ của mình về sự giống và khác nhau giữa hai cấp học này:

Đây chỉ là một vài (trong số rất nhiều) điểm giống và khác nhau giữa Thạc sĩ và Tiến sĩ, theo quan điểm của tôi. Nếu bạn từng có kinh nghiệm học cả 2 cấp này ở nước ngoài, hãy bổ sung thêm cho tôi trong phần comment phía dưới nhé!

Rồi học Tiến sĩ ra trường thì làm gì?

Về cơ bản, bạn sẽ có 2 lựa chọn: Một là làm những công việc học thuật (academic track) như làm công tác giảng dạy ở trường Đại học; Hai là làm những công việc ngoài học thuật (non-academic track) như ở các tổ chức phi chính phủ, công ty, hay đơn vị công nghiệp ngành nghề khác.

Nhưng dù làm gì, để xin được việc cũng sẽ vô cùng cạnh tranh và phức tạp (trừ khi bạn đã có sẵn công việc chờ ở Việt Nam hay đâu đó ở nước ngoài). Bởi vì bằng cấp càng cao và ngạch nghiên cứu càng hẹp thì lại càng khó để tìm được một công việc thực sự khớp. Số lượng người có bằng Tiến sĩ ngày càng nhiều, trong khi công việc mở ra cho bằng cấp này có hạn. Do vậy, cũng không phải dễ dàng gì để có việc làm (đúng ý) ngay sau khi ra trường.

Đây là một mảng mà tôi chưa có kinh nghiệm vì hiện nay, tôi vẫn đang trong quá trình học tập và dần tìm hiểu về cơ hội cho tương lai. Hy vọng sau một thời gian ngắn nữa, tôi sẽ có thể chia sẻ thêm với bạn đọc về công việc cho Tiến sĩ.

Tôi mong rằng bài viết này mang lại cái nhìn rõ ràng hơn cho bạn đọc về việc học Tiến sĩ ở nước ngoài. Nếu bạn thực sự muốn theo đuổi bậc học này, có một “ý tưởng” hay “sở thích” thôi chưa đủ. Bạn cần có một kế hoạch rõ ràng với tính toán lợi-hại ở nhiều mảng khác nhau trong cuộc sống. Nhưng ít nhất, bây giờ cũng dễ dàng hơn để tìm được “mentor” rồi, đúng không? ????

Thời gian du học lấy bằng tiến sĩ mất bao lâu?

Theo một khảo sát gần đây của các tiến sĩ tại các tổ chức ở Hoa Kỳ, thời gian trung bình để hoàn thành một chương trình tiến sĩ là 5.8 năm, tùy thuộc vào đối tượng và trường đại học. Đối với các ngành nhân văn và nghệ thuật, thời gian này thường dài hơn, với trung bình là 7.1 năm.

Mở rộng cơ hội nghề nghiệp

Thị trường việc làm ngày nay rất cạnh tranh, với nhiều sinh viên tốt nghiệp cử nhân và thạc sĩ. Bằng Tiến sĩ sẽ giúp bạn nổi bật giữa đám đông. Nếu bạn muốn theo đuổi sự nghiệp trong học thuật như trở thành nhà nghiên cứu hoặc giáo sư, rất có thể bạn sẽ cần bằng Tiến sĩ. Ngoài ra, bằng Tiến sĩ cũng giúp bạn đủ điều kiện cho nhiều công việc khác nhau trong ngành. Qua quá trình nghiên cứu sau đại học, bạn sẽ phát triển các kỹ năng quan trọng mà nhà tuyển dụng đánh giá cao, chẳng hạn như tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp và trình bày.

Mặc dù bạn có thể phải đối mặt với những hy sinh tài chính trong thời gian học cao học, nhưng cơ hội nhận mức lương cao hơn trong tương lai có thể làm cho sự đầu tư trở nên xứng đáng. Trong thời gian học, bạn có thể có cơ hội nhận học bổng hoặc trở thành trợ giảng, giúp bạn duy trì tài chính ổn định trong khi hoàn thành chương trình học. Lập kế hoạch tài chính thông minh có thể giúp bạn đạt được các mục tiêu cá nhân và nghề nghiệp của mình.

Nên chọn nước nào du học tiến sĩ thì tốt?

Khi quyết định du học tiến sĩ, việc lựa chọn quốc gia phù hợp là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng học tập và cơ hội nghề nghiệp sau này. Vậy nên chọn nước nào để du học tiến sĩ thì tốt nhất? Hãy cùng Du Học Đăng Huy khám phá những quốc gia hàng đầu với chương trình tiến sĩ chất lượng và môi trường học tập lý tưởng.

Bậc học tiến sĩ là một chương trình nghiên cứu chuyên sâu và đáng được tôn vinh vì những đóng góp khoa học của nó. Ở Anh Quốc, các nghiên cứu tiến sĩ thường tập trung vào một vấn đề cụ thể trong đời sống, con người hoặc các sinh vật khác, và được công nhận qua các giải thưởng nghiên cứu.

Những nghiên cứu sinh sẽ thực hiện khảo sát và nghiên cứu sâu rộng về một vấn đề, sau đó bảo vệ luận án trước Hội Đồng. Trong quá trình học, sinh viên sẽ có một giáo sư giám sát tiến độ. Thời gian hoàn thành chương trình tiến sĩ tại Anh là khoảng 3 năm cho hệ chính quy và 6 năm cho hệ bán thời gian.

Sinh viên tiến sĩ không bắt buộc phải tham dự các buổi học như ở bậc cử nhân hay thạc sĩ, mà chủ yếu tự nghiên cứu và lên kế hoạch nghiên cứu.

Bằng cử nhân và thạc sĩ (một số trường yêu cầu bằng cấp cùng ngành với ngành tiến sĩ dự định học)

Chứng chỉ IELTS từ 7.5/9.0 trở lên

Hồ sơ chứng minh năng lực học tập và nghiên cứu từ giáo sư và bạn đồng môn

Bản tuyên bố về vấn đề cần nghiên cứu

Phỏng vấn (tùy theo yêu cầu của trường)

Bản đề xuất nghiên cứu liên quan đến ngành học

Chương trình toàn thời gian: từ £20,000/năm

Chương trình bán thời gian hoặc học trực tuyến từ xa: từ £10,000/năm

Các trường tại Anh thường có học bổng dành cho nghiên cứu sinh quốc tế từ các doanh nghiệp, tổ chức và đơn vị tài trợ. Để xin học bổng hoặc giải thưởng, bạn cần nộp thư mời nhập học từ trường đại học chứng minh bạn là một ứng viên xuất sắc. Thời gian nộp đơn thường vào đầu tháng 2 cho học kỳ tháng 9.

Úc là một quốc gia với nền văn hóa đa dạng và dân cư thân thiện, thu hút nhiều người đến sinh sống, học tập và làm việc. Nhiều trường đại học của Úc nằm trong top các trường đại học hàng đầu thế giới, cung cấp các chương trình học chất lượng cao ở tất cả các bậc học, bao gồm cả tiến sĩ. Chính phủ Úc hỗ trợ các trường đại học thực hiện các hoạt động nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chương trình tiến sĩ tại Úc kéo dài từ 2 đến 5 năm, tùy thuộc vào trường và chuyên ngành. Nghiên cứu sinh quốc tế không thể đăng ký học bán thời gian hoặc trực tuyến.

Có người giám sát hoặc bảo chứng tham gia vào công trình nghiên cứu (thường là các giáo sư)

Bản đề xuất nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực của bạn ở bậc cử nhân và thạc sĩ

Giấy chấp thuận đề cử từ trường đại học

Phỏng vấn trực tiếp hoặc trực tuyến (tùy theo yêu cầu của trường)

Chứng chỉ IELTS từ 6.5/9.0 trở lên (không có kỹ năng nào dưới 6.5)

Bảng điểm bậc cử nhân và thạc sĩ

Từ 18,000-42,000AUD/năm (tùy theo trường và chuyên ngành)

Các trường đại học hàng đầu ở Úc thường có học bổng dành cho nghiên cứu sinh quốc tế, nhưng số lượng học bổng có hạn.

Singapore là một thành phố đảo với nền văn hóa phong phú và môi trường sống sạch đẹp. Chất lượng giáo dục tại đây được xếp hạng cao trên thế giới. Chính phủ Singapore khuyến khích các trường đại học phát triển hệ sinh thái nghiên cứu và tự chủ trong giảng dạy, đào tạo.

Các trường đại học hàng đầu như National University of Singapore (NUS), Nanyang Technological University (NTU), Singapore Management University (SMU), Singapore Institute of Technology (SIT), Singapore University of Technology and Design (SUTD), và Singapore University of Social Sciences đều cung cấp chương trình tiến sĩ. Nhiều nghiên cứu sinh quốc tế chọn Singapore là điểm đến để học tập và nghiên cứu.

Chương trình tiến sĩ tại Singapore kéo dài từ 2 đến 5 năm, với một số trường có thời gian học khoảng 4 năm.

Bằng cử nhân và thạc sĩ (cùng chuyên ngành với ngành tiến sĩ dự định học)

Chứng chỉ IELTS từ 6.5/9.0 trở lên hoặc TOEFL tương đương

GRE hoặc GMAT (tùy theo yêu cầu của trường)

3 thư giới thiệu từ người giám sát hoặc giáo sư từ bậc thạc sĩ

Chứng minh hiểu biết sâu sắc về lĩnh vực xin học tiến sĩ (bài báo nghiên cứu, chứng nhận từ giáo sư cùng ngành, tóm tắt vấn đề cần nghiên cứu,…)

Khoảng 28,000SGD trở lên cho 1 năm học

Các trường đại học ở Singapore thường có học bổng do các doanh nghiệp, tổ chức, và tập đoàn đa quốc gia tài trợ. Chính phủ Singapore cũng hỗ trợ tài trợ học bổng cho các trường đại học hàng đầu của quốc gia.

Qua bài viết trên của Du học Đăng Huy, có thể thấy rằng quyết định du học tiến sĩ không chỉ mang tính chiến lược cá nhân mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến sự nghiệp và phát triển sau này. Việc lựa chọn đúng quốc gia và chương trình phù hợp không chỉ giúp nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn mở ra cơ hội học tập và nghiên cứu tại các môi trường hàng đầu thế giới. Hãy cân nhắc kỹ lưỡng và tìm hiểu kỹ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng để đạt được những thành tựu trong sự nghiệp học thuật và nghề nghiệp.

Đừng quên ghé thăm chuyên mục Du học để khám phá thêm nhiều thông tin hữu ích liên quan mà có thể bạn đang tìm kiếm.

Gần đây, có nhiều bạn liên hệ hỏi tôi về việc học Tiến sĩ ở nước ngoài, đặc biệt trong khối ngành khoa học xã hội và nhân văn. Đây thực sự là một điều ngạc nhiên lớn đối với tôi! Cách đây 5 năm, khi tôi bắt đầu làm hồ sơ cao học ngành Quản lý Giáo dục ở Mỹ, rất ít người theo học ngành này ở nước ngoài (đa phần mọi người học về Ngôn ngữ Anh hay Dạy tiếng Anh). Tìm được người học cao học đúng ngành Quản lý Giáo dục gần như là không tưởng, nhưng đến cả những người học ngành khoa học xã hội chung chung thôi cũng đã vô cùng khó tìm. Mặc dù từng nhận được sự giúp đỡ từ nhiều anh chị đi trước, tôi thực sự không có một ai gọi là “mentor” (người chỉ dẫn) đúng nghĩa để trả lời các câu hỏi trong quá trình làm hồ sơ và lập dự định tương lai cho mình.

Đó là Thạc sĩ. Còn Tiến sĩ nữa thì ôi thôi, hầu như mọi người nghe đến hai từ “Tiến sĩ” đã thấy vô cùng xa vời và đáng sợ, cứ như thể là học được xong cái bằng ra trường thì đã già lụ khụ, chồng con không có, đầu óc thì phi thực tế ở đâu đâu (hay là thế thật? ????). Hồi đó, Tiến sĩ hầu như chỉ dành cho những bạn học khối ngành khoa học tự nhiên (STEM) thôi bởi vì các bạn được định hướng làm việc trong phòng thí nghiệm, sản xuất kỹ thuật, máy móc công nghệ … từ rất sớm — những ngành này cũng có xu hướng tuyển nghiên cứu sinh trẻ, mới có bằng Đại học. Trong khi đó, ngành khoa học xã hội thường yêu cầu nghiên cứu sinh phải có bằng Thạc sĩ trước hoặc có kinh nghiệm làm việc ít nhất 2 năm. Thế nên, thời điểm đó, việc nộp học Tiến sĩ ngành khoa học xã hội và nhân văn ở nước ngoài là rất hiếm, đặc biệt cho những ai ngoài ngạch giảng dạy, nghiên cứu, hay quản lý nhà nước tại Việt Nam.

Bởi vậy, việc chỉ sau vài năm đã có rất nhiều người học cao học ở nước ngoài khối ngành khoa học xã hội và nhân văn, ra trường tiếp tục có ý muốn học Tiến sĩ (thậm chí có những người học thẳng từ Đại học lên Tiến sĩ) là một xu hướng rất thú vị đối với tôi. Tuy nhiên, vì việc học Tiến sĩ ở nước ngoài còn khá mới mẻ với người Việt Nam, tôi nhận thấy có nhiều suy nghĩ mơ hồ, chưa thực sự sát đáng về chủ đề này. Bởi vậy, tôi quyết định thông qua bài viết này để trả lời một số câu hỏi thường gặp như: Tiến sĩ là gì? Học như thế nào? Lý do gì để học Tiến sĩ? Học bậc Tiến sĩ khác với bậc Thạc sĩ như thế nào? Ra trường thì làm gì? và những điều mà tôi ước mình biết trước khi nộp hồ sơ (nhưng không ai chỉ cho vì thiếu mentor ????).

Tôi không có khả năng (và quyền hạn) để trả lời câu hỏi bạn có nên học Tiến sĩ hay không. Nhưng tôi hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ tìm được câu trả lời cho chính mình.

*** Lưu ý: Kiến thức và kinh nghiệm của tôi là hữu hạn. Tôi không phải chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn du học và những gì tôi chia sẻ dưới đây đều xuất phát từ trải nghiệm của tôi, một sinh viên từng học Thạc sĩ và Tiến sĩ ngành Quản lý Giáo dục tại 2 ngôi trường khác nhau trên nước Mỹ. Những người học ngành khác, trường khác, đất nước khác… sẽ có thể có những trải nghiệm rất khác.