Từ khi bài viết và video về “Cách phát âm tiếng Anh chuẩn” ra đời, tôi nhận được không biết bao nhiêu lời đề nghị làm thêm một bài viết/video nữa nói rõ hơn về cách phát âm dựa vào mặt chữ và đánh vần của từng từ—một kỹ năng mà hầu như chưa từng được dạy ở trường lớp. Ngay bản thân tôi là một người vừa đi học vừa đi dạy tiếng Anh nhiều năm nhưng phải đến khi gặp chồng tôi (Joe Vu)—người sinh ra và lớn lên tại Mỹ—tôi mới biết được đây là cách mà người bản ngữ đánh vần, chẻ nhỏ từng phần trong một từ để phát âm khi gặp từ mới. Từ khi biết được phương pháp này, tôi chủ động hơn rất nhiều khi phát âm tiếng Anh và dần luyện cho mình khả năng nói chậm, chuẩn, và nhớ mặt chữ tốt hơn.

Bí Quyết Phát Âm Chuẩn Dựa Vào Mặt Chữ và Cách Đánh Vần Từng Từ

Để có thể nhả hết từng âm trong một từ, bạn cần nói chậm lại và phát âm đủ mọi âm trong một từ, đặc biệt là âm cuối. Nếu gặp khó khăn trong quá trình phát âm một từ mới, bạn lại càng cần phải nói chậm lại, cố gắng nhớ mặt chữ của từ—từ đó viết thế nào? có gốc từ đặc biệt không? có âm câm, âm nối, hay cách luyến láy nào đặc biệt không? Càng nói chậm lại thì bạn sẽ càng nói rõ hơn, có cơ hội chỉnh sửa lại bản thân hơn và tạo tiền đề cho sau này nói nhanh hơn thì vẫn phát âm chuẩn và dễ hiểu cho người nghe.

Theo nhận xét của nhiều người nói tiếng Anh bản ngữ, người Việt nói riêng và người châu Á nói chung có thói quen nói nhanh, “làu làu” lướt qua các âm cần thiết trong một từ. Bản thân tôi cũng từng mắc lỗi sai này. Khi gặp một người “bắn tiếng Anh như gió”, chúng ta nghe qua thì có vẻ trôi chảy nhưng thực chất chưa chắc đã dễ hiểu cho người ngoại quốc; nhất là nếu nói nhanh khi hồi hộp hoặc chủ đích nói nhanh để lấn lướt, che đi lỗi phát âm. Vì vậy, hãy cố gắng tập nói chậm lại và phát âm chuẩn từng từ trước khi “nói như máy” nhé!

Cách dễ nhất để phát âm theo mặt chữ là nhớ cách phát âm một số gốc từ thường gặp. Khi đã thành thạo gốc từ này rồi, ta chỉ cần nối phần trước của từ vào với gốc từ để tạo thành một từ hoàn chỉnh. Một số ví dụ về gốc từ (xem video để thấy cách Joe phát âm từng gốc từ và chẻ nhỏ từng âm trong một từ):

Mỗi khi ta gặp từ mới mà có gốc này (đôi khi không hẳn ở cuối từ mà có thể ở giữa từ), ta có thể ghép các âm trước hoặc xung quanh gốc đó để phát âm cả từ hoàn chỉnh. Ban đầu, cách phát âm này có thể nghe hơi “vụn vỡ” (broken) nhưng sau khi tập quen và lưu loát rồi, thì ta có thể nói nhanh hơn và trơn tru hơn để không tạo cho người nghe cảm giác là mình đang ghép âm.

Bí Quyết #3: Cố Gắng Nói Câu Hoàn Chỉnh

Một vấn đề về phát âm mà những người học tiếng Anh “lỡ cỡ”  hoặc những người chỉ học giao tiếp ngắn nhưng không học ngôn ngữ bài bản, đó là kiểu nói tiếng Anh “bồi”. Tức là thay vì nói một câu hoàn chỉnh đủ ngữ pháp, người nói tiếng Anh “bồi” thường chỉ nói đúng danh từ hay động từ. Ví dụ như, thay vì nói “Let’s go eat” thì chỉ nói “Go eat!”; hay thay vì nói “I don’t want you to come to my restaurant once and never come back again” thì chỉ nói: “I don’t want you to come to my restaurant once and then bye-bye”…

Kiểu nói “bồi” này được nhiều người dùng (bao gồm cả những người sống ở nước ngoài nhiều năm) vì nó ngắn gọn, thuận miệng, đủ để người nghe hiểu ý của mình. Tuy nhiên, vấn đề của kiểu nói này là khi đã quen rồi, bạn rất khó bỏ, dần trở nên lười nói đầy đủ và cảm thấy ít động lực để tăng cường kỹ năng giao tiếp của mình. Ngoài ra, nói “bồi” còn khiến người nghe cảm thấy không được tôn trọng—giống như khi nói tiếng Việt cụt lủn kiểu “giá?” “nhiêu?”… Nếu bạn thực sự muốn tiếng Anh nói thể hiện được tính cách, học thức và sự lịch thiệp của mình thì nên tập nói đầy đủ cả một câu, dù có chậm hơn đi chăng nữa.

Cách tốt nhất để luyện kỹ năng này là bắt đầu nói thật chậm và rõ ràng, phát âm từ những từ dễ nhất đến khó nhất. Khi nói, nếu không nói được từ khó thì chủ động thay thế bằng từ dễ hơn có nghĩa tương tự để phát âm tốt hơn. Ta hãy dần dần luyện tập để tăng khả năng nói, đừng bỏ dở giữa chừng và thoả hiệp với kiểu nói “bồi” nhé!

Dùng Google để học cách tách âm

Bạn có thể dùng một thủ thuật nhỏ trên Google để dễ dàng kiểm tra cách tách âm, nghe phát âm và luyện nói. Các bước cơ bản như sau (xem video để thấy trực quan rõ hơn):

Bước 1: Vào Google và gõ từ khoá: [TỪ MUỐN TRA] + “meaning”. Ví dụ dưới đây là tra từ mnemonic. Ấn nút tìm kiếm

Bước 2: Màn hình sẽ hiện ra từ điển bao gồm cách chia nhỏ âm trong từ và nghĩa của từ. Ấn vào hình loa để nghe phát âm

Bước 3: Cùng lúc phát âm bật lên bạn sẽ thấy hình miệng người hiện ra cùng dòng chữ “Learn to pronounce” (học phát âm). Ấn vào đó.

Bước 4: Ở đây bạn sẽ thấy phiên âm được chẻ nhỏ ra dễ hiểu hơn nữa. Bạn có thể ghi âm giọng nói của mình bằng cách ấn vào hình microphone có chữ “Practice”. Google sẽ nhận diện giọng nói để xem bạn nói đúng hay sai, sai ở âm nào…

Đây là cách dễ nhất để có thể vừa kiểm tra cách đánh vần, vừa nghe cách đọc từng âm, và vừa luyện tập nữa. Phiên âm kiểu này cũng dễ hiểu hơn rất nhiều kiểu phiên âm trong sách giáo khoa và từ điển thông dụng.

Lưu ý: Cách chia nhỏ âm trên Google có thể sẽ khác với cách chia nhỏ mặt chữ (như hướng dẫn phía trên) bởi vì một số âm nối và luyến láy có thể bị bỏ qua trong phiên âm. Vì vậy, để có thể phát âm chuẩn nhất, bạn phải kết hợp mặt chữ, phiên âm và nghe phát âm rồi mới luyện tập cho đúng.

Cách phát âm dựa theo mặt chữ và cách đánh vần này rất tốt nhưng không hoàn hảo. Bởi vì để có thể phát âm tốt được một từ chuẩn (đặc biệt là từ khó), bạn phải biết cả trọng âm, âm nối, cách luyến láy, âm câm… để kết hợp vào trong quá trình phát âm. Tuy nhiên, cách chẻ nhỏ để phát âm này sẽ giúp bạn bình tĩnh hơn khi gặp từ mới, nói chậm hơn và nói được gần nhất với cách phát âm chuẩn.

Hy vọng bài viết này giúp bạn phần nào cải thiện khả năng phát âm của mình và nói tiếng Anh tự tin hơn. Đừng quên xem video để nghe phát âm cụ thể và ví dụ trực quan trên máy nhé:

*Bạn thích bài viết này? Hãy cân nhắc ủng hộ cho The Present Writer để blog có thể tiếp tục hoạt động phi lợi nhuận

**Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền-Cộng Tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung và hình ảnh của blog

Tiếng Anh Đầu Vào - ISEE Cần Thơ

TỔNG QUAN VỀ KỲ THI TIẾNG ANH ĐẦU VÀO TẠI CẦN THƠ

KỲ THI TIẾNG ANH ĐẦU VÀO LÀ GÌ?

- Đối với những ngành không chuyên Anh, sinh viên bắt buộc hoàn thành 3 học phần Anh văn căn bản (AVCB) lần lượt là: AVCB 1: 4 chỉ  = 1.120.000đ; AVCB 2: 3 chỉ = 840.000đ và AVCB 3 = 840.000đ. Tổng cộng: 2.800.000đ (mức học phí áp dụng cho chương trình đại trà). - TIẾNG ANH ĐẦU VÀO là kỳ thi được tổ chức định kỳ hàng năm dành cho tân sinh viên nhằm đánh giá năng lực tiếng Anh, xét miễn 3 học phần Anh văn căn bản trong chương trình học. Đối tượng của kỳ thi là tất cả các tân sinh viên, trừ sinh viên chuyên ngành Ngôn ngữ Anh, Phiên - Biên dịch Tiếng Anh, Sư phạm Anh và sinh viên thuộc Khoa Dự bị Dân tộc.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA KỲ THI TIẾNG ANH ĐẦU VÀO?

Đây là kỳ thi tương đối quan trọng nhưng do tâm lý chủ quan khi vừa thi đậu Đại học nên đa số tân sinh viên đã bỏ lỡ nhiều cơ hội mà kỳ thi này mang lại như sau: - TIẾT KIỆM CHI PHÍ: chỉ với lệ phí thi 50.000đ, tân sinh viên hoàn toàn có thể tiết kiệm 840.000đ khi đạt từ 51 điểm trở lên (được miễn AVCB 1), tiết kiệm 1.600.000đ khi đạt từ 66 điểm (được miễn AVCB 1 & 2) và đặc biệt tối đa 2.800.000đ khi đạt từ 75 điểm trở lên (miễn 3 học phần AVCB).  - TIẾT KIỆM THỜI GIAN: Tân sinh viên có thể tiết kiệm được rất nhiều thời gian nếu được miễn bất cứ học phần AVCB nào, từ đó sẽ có thêm thời gian dành cho các môn chuyên ngành khác. 1 học phần AVCB tối thiểu là 3 tín chỉ, trong đó: 1 tín chỉ = 15 tiết học lý thuyết và 30 tiết tự học; hoặc 30 tiết thực hành,... và 15 tiết tự học,...; hoặc 45 tiết thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, đồ án, niên luận, tiểu luận tốt nghiệp, luận văn tốt nghiệp,... Một tiết học được tính bằng 50 phút. - TRÁNH BỊ ĐIỂM XẤU: Miễn học phần đồng nghĩa với việc bạn sẽ giảm thiểu nguy cơ bị điểm xấu trong học phần đó. Vì thế, cơ hội nhận học bổng khuyến khích học tập mỗi học kỳ cũng được nâng lên.

TẠI SAO TÂN SINH VIÊN NÊN LUYỆN THI TIẾNG ANH ĐẦU VÀO?

- Phá vỡ rào cản tâm lý trước khi thi. - Được trang bị kiến thức phục vụ cho kỳ thi đầu vào và việc học ở môi trường Đại học. - Tận dụng cơ hội để được miễn học phần, tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức.

LUYỆN THI TIẾNG ANH ĐẦU VÀO CÓ KHÓ HAY KHÔNG?

- Luyện thi Tiếng Anh đầu vào không khó với những bạn có sự quan tâm và có sự chuẩn bị trước. Tuy nhiên việc luyện thi Tiếng Anh đầu vào cũng là 1 hành trình khó khăn nếu các bạn còn đang trong tâm thế chung của 1 tân sinh viên vừa vượt qua kỳ thi THPTQG đầy áp lực. - Nhận thức sớm được tầm quan trọng của kỳ thi Tiếng Anh đầu vào và kịp thời chuẩn bị sẵn kiến thức sẽ giúp các bạn tân sinh viên đạt kết quả cao.

------------------------------------------------------ >>> Chi tiết khóa học vui lòng liên hệ: *Fanpage: https://fb.com/trungtamngoainguiseecantho *Liên hệ: 093.912.9493 *Địa chỉ: 93/4, Trần Hưng Đạo, An Phú, Ninh Kiều, Cần Thơ