Chính Sách Thuế Đối Với Htx 2024 Tại Việt Nam
Để tận hưởng chính sách ưu đãi thuế, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện cụ thể theo Luật Đầu tư 2020. Theo quy định, thuế thu nhập doanh nghiệp mặc định là 20%, nhưng có những trường hợp đặc biệt được hưởng các mức thuế ưu đãi.
Doanh nghiệp vốn nước ngoài là gì?
Trong Điều 3 trong Luật Đầu tư 2005 xác định doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức được thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện các hoạt động đầu tư tại Việt Nam, hoặc là doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, hoặc mua lại.
Tuy nhiên, Luật Đầu tư 2020 không sử dụng thuật ngữ “doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài“, thay vào đó là thuật ngữ ‘tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài’. Điều này phản ánh sự thay đổi trong cách tiếp cận và pháp lý của các tổ chức kinh tế được thành lập hoặc có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam
Các lưu ý về Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài bao gồm việc đầy đủ kê khai và nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.
Phần thuế thu nhập cá nhân được tính từ tiền lương, tiền công của nhân viên theo các mức thuế khác nhau:
Tóm lại, chính sách thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam khá rõ ràng và có nhiều ưu đãi hấp dẫn. Tuy nhiên, để tận dụng tối đa các lợi thế này, doanh nghiệp cần nắm vững quy định, lập kế hoạch thuế hiệu quả và tuân thủ đúng pháp luật. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn hiểu rõ hơn về nghĩa vụ thuế và yên tâm đầu tư tại Việt Nam. Nếu bạn cần bổ sung thông tin hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, đừng ngần ngại liên hệ với AZTAX qua HOTLINE: 0932.383.089 để được hỗ trợ và tư vấn chi tiết nhé!
Xem thêm: Lợi ích của việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Xem thêm: Đặc điểm doanh nghiệp 100 vốn nước ngoài
Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
Thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là một phần quan trọng của môi trường kinh doanh. Việc hiểu về các loại thuế cũng như và tuân thủ các quy định thuế là chìa khóa để quản lý tài chính hiệu quả và đảm bảo tuân thủ pháp luật. Sau đây là các loại thuế mà doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cần lưu ý.
Phí môn bài là khoản phí mà các doanh nghiệp phải nộp cho cơ quan quản lý khi được thành lập và bắt đầu hoạt động, trước ngày cuối cùng của tháng khởi đầu. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng phải nộp lệ phí môn bài hàng năm trước ngày 30 tháng 1 của năm tiếp theo.
Theo quy định của Nghị định 139/2016/NĐ-CP, được sửa đổi và bổ sung bởi Nghị định 22/2020/NĐ-CP, mức đóng lệ phí môn bài cho các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ như sau:
Thuế giá trị gia tăng là khoản thuế được áp dụng dựa trên giá trị gia tăng của hàng hóa và dịch vụ trong chuỗi sản xuất, lưu thông và tiêu dùng.
Đối với các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, khi phát sinh hóa đơn đỏ, họ phải nộp thuế giá trị gia tăng theo hai phương pháp: khấu trừ hoặc trực tiếp, tùy thuộc vào lựa chọn của doanh nghiệp từ khi thành lập công ty.
Công ty 100% vốn nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và sử dụng lao động trực tiếp cần chịu trách nhiệm kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên của mình. Điều này là một phần không thể thiếu của quản lý tài chính và tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp này. Do đó, thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài không chỉ bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp mà còn bao gồm cả thuế thu nhập cá nhân cho người lao động.
Thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam áp dụng cho thu nhập từ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và các nguồn thu nhập khác theo quy định của pháp luật. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam là:
Ngoài ra, các loại thuế khác cũng có thể được áp dụng tùy thuộc vào hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm thuế tài nguyên, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường, và nhiều loại thuế khác.
Để đảm bảo công bằng cho tất cả các nhà đầu tư, việc tuân thủ nghĩa vụ thuế là rất quan trọng. Các doanh nghiệp, bao gồm cả doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp trong nước, đều phải tuân thủ pháp luật về thuế. Vi phạm sẽ bị xử lý hành chính theo quy định của pháp luật hiện hành.
Các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế đối với HTX
Để phục vụ các tổ chức, cá nhân có liên quan thuận tiện tra cứu và thực hiện, ngành Thuế đã tổng hợp các chính sách ưu đãi, hỗ trợ về thuế thu nhập (thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân), các khoản thu từ đất đối với HTX; đồng thời hệ thống hồ sơ, thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi, hỗ trợ. Cục Thuế tỉnh Thanh Hóa thông báo về các nội dung chi tiết như sau:
1. Ưu đãi, hỗ trợ về thuế thu nhập
Chính sách hỗ trợ về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) đối với Hợp tác xã (HTX)
Theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (áp dụng từ năm 2009), người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế theo quy định của Luật này (gọi chung là doanh nghiệp). Trong số người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp có tổ chức được thành lập theo Luật HTX (bao gồm: Tổ hợp tác, HTX, liên hiệp HTX) thực hiện hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế là đối tượng nộp thuế TNDN.
HTX được hưởng chính sách ưu đãi về thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế TNDN. Theo đó, Luật Thuế TNDN quy định ưu đãi ở mức cao với HTX, đặc biệt là HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, cụ thể như sau:
HTX được miễn thuế TNDN đối với các khoản thu nhập sau:
Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản, sản xuất muối của HTX; thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản;
Thu nhập từ việc thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp;
Phần thu nhập hình thành tài sản không chia của hợp tác xã được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật Hợp tác xã.
Áp dụng thuế suất ưu đãi 10% (trong khi thuế suất phổ thông là 20%) trong suốt thời gian hoạt động đối với thu nhập của HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp không thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Ngoài ra, giống như các đối tượng nộp thuế TNDN khác, trường hợp HTX thực hiện dự án đầu tư mới, dự án đầu tư mở rộng nếu đáp ứng điều kiện về lĩnh vực, địa bàn được ưu đãi theo quy định của Luật Thuế TNDN thì được ưu đãi về áp dụng mức thuế suất thấp (10%, 15% và 17%) và thời gian miễn thuế, giảm thuế tương ứng theo quy định của Luật Thuế TNDN.
Về điều kiện áp dụng ưu đãi thuế và thủ tục kê khai áp dụng ưu đãi TNDN:
Điều 18 Luật Thuế TNDN quy định:
“Điều 18. Điều kiện áp dụng ưu đãi thuế
1. Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại các điều 13. 14, 15, 16 và 17 của Luật này áp dụng đôi với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai...
2. Doanh nghiệp phải hạch toán riêng thu nhâp từ hoạt đông sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế quy định tại Điều 13 và Điều 14 của Luật này với thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh không được ưu đãi thuế; trường hợp không hạch toán riêng được thì thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế được xác định theo tỷ lệ giữa doanh thu của hoạt động sản xuất, kinh doanh được ưu đãi thuế trên tông doanh thu của doanh nghiệp”.
Như vậy, để đủ điều kiện ưu đãi thuế TNDN thì HTX thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế theo kê khai. Thực hiện nguyên tắc người nộp thuế tự khai, tự nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế (áp dụng từ ngày 01/7/2007), HTX tự xác định số thuế TNDN được hưởng ưu đãi và thực hiện kê khai, nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế. Cụ thể, theo quy định hiện hành, HTX thực hiện quyết toán thuế TNDN hằng năm theo mẫu 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính và gửi kèm theo phụ lục về ưu đãi tùy theo thực tế phát sinh của HTX.
2. Hỗ trợ về các khoản thu liên quan đến đất đai
Về ưu đãi về tiền thuê đất, thuê mặt nước:
Chính sách ưu đãi: Trường hợp thuê đất trả tiền hàng năm mà dự án thực hiện tại vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn; đất sử dụng vào mục đích sản xuất xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; đất sử dụng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh của dự án thuộc lĩnh vực khuyến khích đầu tư, đặc biệt khuyến khích đầu tư thì mức tỷ lê % giá đất để xác định đơn giá thuê đất môt năm tối thiểu không thấp hơn 0,5% (trong khi mức tỷ lê % tính đơn giá thuê đất đối với các dư án thông thường là 1 %; mức tỷ lê % tính đơn giá thuê đất đối với đất thương mại dich vụ tối đa là 3%).
Miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước trong thời gian xây dựng cơ bản tối đa là 03 năm; sau thời gian miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước xây dựng cơ bản thì thực hiện miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước từ 03 năm đến cả thời hạn thuê đất nếu HTX thực hiện dự án thuộc danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư, danh mục địa bàn ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật vê đầu tư (trong đó có quy định HTX nông nghiệp sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng trụ sở HTX, sân phơi, nhà kho; xây dựng các cơ sở dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuât nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối sẽ được miễn tiền thuê đất, thuê mặt nước cho cả thời hạn thuê theo điểm g khoản 1 Điều 19 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ). Đồng thời quy định giảm 50% tiền thuê đất trong trường hợp HTX thuê đất để sử dụng làm mặt bằng sản xuất, kinh doanh (điểm a khoản 1 Điều 20 Nghị định số 46/2014/NĐ-CP).
Như vậy, chính sách về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước hiện hành đã quy định mức ưu đãi cao cho đối tượng là HTX nhằm thúc đẩy HTX phát triển.
Tại khoản 3 Điều 59 Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính đã quy định hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với HTX một cách đơn giản gồm những giấy tờ thiết yếu nhất để xác định đúng dự án được hưởng ưu đãi miễn, giảm bao gồm:
a) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/MGTH ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
b) Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (trừ trường hợp thuộc đối tượng không phải cấp các loai giấy tờ này theo pháp luật về đầu tư);
c) Bản sao Quyết định chủ trương đầu tư của cấp có thẩm quyền theo pháp luật về đầu tư (trừ trường hơp dự án đầu tư không thuộc diện phải cấp Quyết định chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư) hoặc vãn bản chấp thuận chủ trương đầu tư theo pháp luật về đầu tư hoặc văn bản phê duyệt dự án theo quy định của pháp luật;
d) Bản sao Quyết định cho thuê đất, thuê mặt nước của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(Tại hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước đối với Hợp tác xã không quy định phải có Hợp đồng thuê đất)
Như vậy, pháp luật hiện hành đã đơn giản hóa về thủ tục hồ sơ miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước để tạo điều kiện thuận lợi cho Hợp tác xã được hưởng các chính sách ưu đãi về đất đai của Nhà nước.
Về thuế sử dụng đất nông nghiệp
Chính sách ưu đãi: Thực hiện chủ trương xóa đói, giảm nghèo của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, đồng thời góp phần hỗ trợ đối với nông dân, khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chính sách miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp được thực hiện từ năm 2001 đến nay. Cụ thể:
Năm 2003, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 15/2003/QH11 ngày 17/6/2003 tiếp tục thực hiện miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp như các năm trước đến hết năm 2010; đồng thời mở rộng đối tượng miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ nông dân, hộ nông trường viên, xã viên HTX.
Năm 2010, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2020.
Năm 2016, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 28/2016/QH14 ngày 11/11/2016 của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2020; và năm 2020, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020 về kéo dài thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp. Theo đó, Quốc hội đã quyết đinh miễn thuế sử dụng đất nông nghiêp đến hết năm 2025 cho hầu hết các đối tương, trong đó có: (i) Hộ gia đình, cá nhân là thành viên HTX sản xuất nông nghiệp, nông trường viên, lâm trường viên đã nhận đất giao khoán ổn định của HTX, nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh để sản xuất nông nghiệp theo quy định của pháp luật; (ii) Hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông nghiệp góp quyền sử dụng đất nông nghiệp của mình để thành lập hợp tác xã sản xuất nông nghiệp theo quy định của Luật HTX,... (trừ diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp và các đơn vị khác đang quản lý nhưng không trực tiếp sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp mà giao cho tố chức, cá nhân khác nhận thầu theo hợp đồng để sản xuất nông nghiệp thì phải nộp 100% thuế sử dụng đất nông nghiệp).
Như vậy, theo quy định của pháp luật về thuế sử dụng đất nông nghiệp hiện hành (Nghị quyết số 107/2020/QH14 ngày 10/6/2020 của Quốc hội) thì HTX đang được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2025.
Thủ tục đề nghị hưởng ưu đãi: Theo quy định tại khoản 4 Điều 58 Thông tư số 80/2021/TT-BTC về hồ sơ miễn thuế, giảm thuế đối với thuế sử dụng đất nông nghiệp thì: “Đối với các trường hợp miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo Nghị quyết của Quốc hội đối với từng thời kỳ thì thực hiện theo quy định tại Nghị quyết của Quốc hội và các văn bản hướng dẫn thi hành”.
Tại khoản 2 Điều 1 Nghị định số 21/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 20/2011/NĐ-CP ngày 23/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 55/2010/QH12 ngày 24/11/2010 của Quốc hội về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp quy định: Căn cứ sổ thuế sử dụng đất nông nghiệp (sổ thuế gốc, sổ theo dõi thu) năm 2016 và tình hình thực tế tại địa phương, Chi cục thuế phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát và xác định đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp theo quy định để chuyển từ sổ theo dõi thu sang sổ thuế gốc.
Người nộp thuế đã có tên trong sổ thuế sử dung đất nông nghiệp nay thuộc đối tương được miễn thuế theo quy định thì không phải kê khai lại và làm lại hồ sơ xét miễn thuế. Cơ quan thuế thực hiện chuyển sổ theo dõi theo hướng dẫn nêu trên và ban hành quyết định miễn thuế theo quy định. Trường hơp phát sinh mới đối tượng được miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp thì cơ quan thuế phối hợp với UBND cấp xã và các tổ chức, đơn vị có liên quan hướng dẫn người nộp thuế kê khai và lập hồ sơ miễn thuế theo quy định, đồng thời cơ quan thuế bổ sung sổ thuế sử dụng đất nông nghiệp.
Như vậy, pháp luật hiện hành đã tạo điều kiện để người nộp thuế thuộc diện được miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp đã có tên trong sổ thuế thì không phải kê khai lại hồ sơ xét miễn thuế nên không phát sinh thủ tục hành chính.
Theo quy định của pháp luật, khi thành lập, hợp tác xã (HTX) bắt buộc phải thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Tuy nhiên, trên thực tế, số lượng HTX thì nhiều nhưng hoạt động lại kém hiệu quả, không có kê khai phát sinh thuế. Điều này khiến ngành Thuế tỉnh gặp không ít khó khăn trong việc thu thuế đối với khối kinh tế tập thể này.
Toàn tỉnh có 679 HTX, trong đó, có 223 HTX nông nghiệp, 51 HTX dịch vụ điện, 46 HTX tiểu thủ công nghiệp, 15 HTX xây dựng, 31 Quỹ tín dụng nhân dân, 70 HTX thương mại, 28 HTX Giao thông vận tải, 64 HTX vệ sinh môi trường và 151 HTX kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, HTX hoạt động như một doanh nghiệp để đáp ứng yêu cầu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lớn. Vì thế, theo quy định, HTX phải chịu 4 sắc thuế gồm: Thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và lệ phí môn bài nếu có phát sinh hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, cung cấp các dịch vụ hoặc có thu nhập thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định. Trong đó, riêng các HTX có thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản hoặc thu nhập từ thực hiện dịch vụ kỹ thuật trực tiếp phục vụ nông nghiệp được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp.
Để các HTX thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Nhà nước, những năm qua, ngành Thuế, Liên minh HTX tỉnh phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chính sách thuế; tích cực hướng dẫn trình tự, thủ tục kê khai, đóng nộp thuế cho các HTX. Nhờ vậy, một số HTX trên địa bàn tỉnh bắt đầu nhận thức được quyền lợi, nghĩa vụ của mình và chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước.
Điển hình như HTX Cây xanh An Sơn, thôn Sơn Long, xã Hợp Châu (Tam Đảo) thành lập và đi vào hoạt động năm 2016. Ông Nguyễn Minh Hồng Thái, Giám đốc HTX Cây xanh An Sơn cho biết: HTX hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh cây xanh, cây cảnh, cây đô thị; tư vấn sân vườn, tiểu cảnh đô thị, biệt thự, sân golft nên có xuất hóa đơn. Vì vậy, HTX Cây xanh An Sơn là đối tượng chịu thuế theo quy định. Riêng năm 2018 và 7 tháng năm 2019, HTX đã nộp ngân sách Nhà nước hơn 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, trên thực tế, HTX Cây xanh An Sơn chỉ là một trong số ít HTX hoạt động hiệu quả và thực hiện đúng nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Theo thống kê của Chi cục Thuế huyện Tam Đảo, trên địa bàn huyện có 49 HTX có mã số thuế nhưng chỉ có 22 HTX thực hiện kê khai thuế. Trong đó, có 6 HTX kê khai phát sinh thuế (chiếm 12% tổng số HTX trên địa bàn). Trong 7 tháng năm 2019, 6 HTX có kê khai phát sinh thuế nộp ngân sách Nhà nước gần 217 triệu đồng, chỉ chiếm 0,2% tổng số thu ngân sách của địa phương.
Lý giải về tình trạng này, đại diện Chi cục Thuế huyện Tam Đảo cho biết: Tuy đã phát triển hơn so với trước đây nhưng phải thừa nhận rằng, chất lượng hoạt động của các HTX trên địa bàn huyện còn rất khiêm tốn, quy mô sản xuất nhỏ. Trong đó, có không ít HTX đã tạm dừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, không phát sinh doanh thu hay nộp thuế. Vì vậy, số lượng thống kê thì nhiều nhưng số HTX kê khai, nộp thuế lại rất ít.
Không riêng huyện Tam Đảo mà hầu hết các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh cũng đang gặp khó khăn trong công tác thu thuế của các HTX. Theo Cục Thuế tỉnh, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều HTX hoạt động kém hiệu quả, thậm chí không hoạt động nữa nhưng lại không làm thủ tục giải thể. Do vậy, trên hệ thống của ngành Thuế vẫn có thông báo nộp thuế. Một số HTX hoạt động ổn định nhưng năng lực quản trị tài chính yếu, việc ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận chính sách, văn bản pháp luật về thuế hạn chế nên chưa thực hiện đúng việc kê khai, nộp thuế theo quy định. Những điều này khiến số HTX nộp thuế hiện nay chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số HTX đang hoạt động trên địa bàn tỉnh.
Để tăng số thu khu vực HTX, thời gian tới, Cục Thuế tỉnh tiếp tục rà soát tình hình hoạt động của các HTX, thống kê danh sách các HTX đang hoạt động để hướng dẫn các HTX kê khai, nộp thuế theo đúng quy định; đẩy mạnh tuyên truyền chính sách pháp luật về thuế, trình tự, thủ tục kê khai, nộp thuế cho các HTX; tích cực thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra về việc chấp hành nghĩa vụ thuế của các HTX trên địa bàn tỉnh.
Theo Tổng cục Hải quan, điểm c khoản 1 Điều 35 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định: “Hàng hóa XNK tại chỗ bao gồm hàng hóa mua bán giữa DN Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với DN khác tại Việt Nam”.
Điều 3 Luật Thuế GTGT 2008 quy định: “Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này”.
Khoản 1 Điều 5 Luật Thuế GTGT quy định: “Sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu NK” thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Cũng tại khoản 3 Điều 8 quy định: “Mức thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều này”.
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 100/2016/NĐ-CP quy định đối tượng không chịu thuế GTGT. Theo đó: “Đối với các sản phẩm quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế GTGT đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật này sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế GTGT, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế qua sơ chế thông thường là sản phảm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, tách hạt, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh và các hình thức bảo quản thông thường khác”.
Khoản 1 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế GTGT: “Sản phẩm trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường của tổ chức, cá nhân tự sản xuất, đánh bắt bán ra và ở khâu NK.
Các sản phẩm mới qua sơ chế thông thường là sản phẩm mới được làm sạch, phơi, sấy khô, bóc vỏ, xay, xay bỏ vỏ, xát bỏ vỏ, tách hạt, tách cọng, cắt, ướp muối, bảo quản lạnh (ướp lanh, đông lạnh), bảo quản bằng khí sunfuro, bảo quản theo phương thức cho hóa chất để tránh thối rữa, ngâm trong dung dịch lưu huỳnh hoặc ngâm trong dung dịch bảo quản khác và các hình thức bảo quản thông thường khác”.
(3) Phân tích chi tiết về kinh tế, thương mại, tài chính tiền tệ thế giới, trong nước, các ngành hàng sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và các mặt hàng xuất, nhập khẩu chính, vui lòng tham khảo TẠI ĐÂY
(4) Phân tích biến động các chỉ tiêu logistics của Việt Nam giai đoạn 2017-2023, so sánh với kế hoạch và dự báo, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(5) Thông tin lĩnh vực nông nghiệp, thực phẩm, vui lòng xem TẠI ĐÂY
(*) TS, Trường Đại học Quy Nhơn LÊ VĂN HÂN(**)
(**) ThS, Trường Đại học Quy Nhơn
Tóm tắt: Cải cách thuế nông nghiệp là một trong những nội dung trọng tâm nhằm thực hiện chính sách tam nông của Trung Quốc thời kỳ cải cách mở cửa. Cải cách chính sách thuế nông nghiệp là để giảm dần mức thuế, phí ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nông thôn Trung Quốc. Bài viết khái quát quá trình xây dựng chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc giai đoạn cải cách mở cửa và một số gợi mở đối với Việt Nam. Từ khóa: thuế nông nghiệp; Trung Quốc; Việt Nam
Trung Quốc là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp truyền thống đóng vai trò chủ đạo. Trước năm 1978, kinh tế nông nghiệp Trung Quốc trong tình trạng lạc hậu, chế độ thuế nông nghiệp tồn tại nhiều hạn chế, bất cập. Sau năm 1978, Trung Quốc thực hiện nhiều biện pháp cải cách chính sách thuế nông nghiệp, giảm các khoản thuế, phí cho nông dân. Nội dung cải cách chính sách thuế nông nghiệp được phản ánh trong những văn kiện quan trọng của Trung Quốc về phát triển kinh tế nông nghiệp. Có thể nói, cải cách thuế nông nghiệp đã góp phần quan trọng trong việc phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp, làm thay đổi cuộc sống của nông dân và bộ mặt của nông thôn Trung Quốc. 1. Quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc Cùng với quá trình xây dựng và hoàn thiện chính sách ruộng đất, Trung Quốc đã ban hành các văn bản chính sách về thuế nông nghiệp, nhằm khuyến khích nông dân sản xuất. Ngày 03/6/1958, Trung Quốc ban hành Pháp lệnh thuế nông nghiệp, quy định về đối tượng nộp thuế, căn cứ tính thuế và chính sách miễn giảm thuế đối với những đơn vị, cá nhân có thu nhập từ sản xuất nông nghiệp(1). Pháp lệnh này là cơ sở để Trung Quốc hoàn thiện chính sách thuế nông nghiệp. Từ năm 1958 – 2004, mặc dù có nhiều quy định bổ sung về thuế nông nghiệp, nhưng những nội dung cơ bản của Pháp lệnh năm 1958 vẫn được kế thừa. Hội nghị lần thứ IV Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khóa XI, ngày 28/9/1979 thông qua Quyết định về một số vấn đề liên quan đến phát triển nông nghiệp, trong đó, vấn đề thuế nông nghiệp được nhấn mạnh: “Đối với các xã, đội và xí nghiệp sản xuất nông nghiệp, căn cứ vào tình hình thực tế để thực hiện chính sách giảm hoặc miễn thuế”(2). Năm 1980, Trung Quốc ban hành chính sách quy định rõ phạm vi thu chi của ngân sách nhà nước và ngân sách địa phương, thực hiện thể chế quản lý tài chính: “phân chia thu chi, phân cấp bao cấp”(3), gọi tắt là chế độ “phân nồi ăn cơm”. Chính phủ quyết định giảm hoặc miễn một số loại thuế nông nghiệp, ấn định mức thuế nông nghiệp tối thiểu cho các địa phương có sản lượng lương thực thấp. Nhà nước miễn giảm thuế đất nông nghiệp (tương đương 235.000 tấn lương thực quy thóc)(4) cho các địa phương khó khăn. Ngày 05/9/1980, Trung Quốc ban hành quy định ngưỡng thuế nông nghiệp, cho phép các địa phương được quyền quy định ngưỡng thu thuế nông nghiệp. Đối với các địa phương khó khăn, mức thu nhập của nông dân thấp và thiếu lương thực, Nhà nước cho phép địa phương quy định mức thuế đất nông nghiệp ở dưới ngưỡng quy định. Bắt đầu từ năm 1980, Nhà nước thực hiện chính sách miễn thuế trong vòng 03 năm đối với một số đối tượng cụ thể(5). Như vậy, việc đề ra chính sách về ngưỡng thuế, miễn thuế đã góp phần tạo nguồn thu cho địa phương, đồng thời kích thích sản xuất nông nghiệp ở những vùng sản xuất còn nhiều khó khăn. Ngày 02/7/1993, tại kỳ họp thứ II của Ủy ban thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Khóa VIII), Luật Nông nghiệp chính thức được thông qua, quy định cụ thể việc thu thuế, miễn thuế đối với nông dân, tạo cơ chế pháp lý để ổn định hệ thống quản lý ruộng đất ở nông thôn(6). Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự hoàn thiện của chính sách thuế nông nghiệp; là cơ sở quan trọng để Nhà nước tiến hành thực thi chính sách phát triển nông nghiệp và chính sách thuế phù hợp với thực tiễn phát triển. Trong Kế hoạch 05 năm lần thứ 10 về phát triển kinh tế – xã hội của Trung Quốc (2000 – 2005), một trong những nhiệm vụ trọng tâm là cải cách thuế và phí ở khu vực nông thôn: “Các biện pháp, chính sách cải cách thuế, phí ở nông thôn là giải pháp cơ bản nhằm giảm bớt gánh nặng cho nông dân. Các địa phương phải tích cực đẩy mạnh công tác này theo sự triển khai thống nhất của Quốc vụ viện”(7). Văn kiện số 1 ban hành ngày 31/12/2005 của Trung Quốc về việc Thúc đẩy xây dựng nông thôn mới xã hội chủ nghĩa nhấn mạnh: “Tiếp tục mở rộng phạm vi miễn thuế nông nghiệp và tăng mức giảm thuế nông nghiệp”(8). Theo quy định, nông dân phải nộp các loại thuế nông nghiệp, thuế đặc sản nông nghiệp, thuế sát sinh. Nông dân phải nộp cho hương trấn, thôn các khoản phí để dùng cho việc công ích, đóng góp vào quỹ huy động vốn, thực hiện nghĩa vụ lao động công ích hằng năm bằng tiền… Thuế nông nghiệp và thuế sản phẩm nông nghiệp đều dựa trên diện tích đất trồng trọt để thu. Địa phương được phép trích lại khoản thuế khoán ruộng đất để dùng cho công việc chung của thôn, xã. Khoản trích lại này được gọi là phí. Phí được trích từ thuế dùng để bù đắp lại sự thiếu hụt về tài chính của thôn, xã. Nông dân chịu gánh nặng về thuế và phí đã dẫn đến nhiều hệ lụy, kìm hãm sự phát triển của kinh tế nông hộ, ảnh hưởng đến tính cạnh tranh giá cả của các sản phẩm nông nghiệp. Thuế và phí mà nông dân ở nông thôn chi trả chiếm khoảng 07% – 08% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đây là nguồn thu chủ yếu của các địa phương, nên đã tạo gánh nặng cho nông dân trong điều kiện nền kinh tế nông nghiệp đang trong quá trình phát triển bước đầu. Cải cách thuế và phí ở nông thôn Trung Quốc được đẩy mạnh từ đầu những năm 2000 và được tiến hành thông qua hai bước. Bước thứ nhất là “giảm nhẹ, quy phạm, ổn định”(9) nhằm chấn chỉnh lại việc thu thuế và phí ở nông thôn. Nhà nước đề ra quy phạm về thu thuế nông nghiệp và các loại phụ thuế mà nông dân phải nộp. Phương châm thực hiện “ba cái loại bỏ, một cái từng bước loại bỏ, hai cái được điều chỉnh, một cái được cải cách”(10). Mục tiêu trong vòng 03 năm giảm, tiến tới loại bỏ phí. Nhà nước điều chỉnh lại thuế nông nghiệp, thuế đặc sản nông nghiệp và phương pháp thu; cải cách lại thuế cho thôn, xã, lấy 20% hạn mức thuế nông nghiệp làm giới hạn để phụ thu thuế nông nghiệp. Năm 2003, Trung Quốc cơ bản hoàn thành bước đầu cải cách thuế và phí ở nông thôn. Bước tiếp theo là tiến hành loại bỏ thuế và phí nông nghiệp, thiết lập chế độ tài chính công ở toàn bộ khu vực thành thị và nông thôn, hình thành thể chế quản lý hành chính với cơ chế vận hành gọn nhẹ và hiệu quả: “tăng cường sự bảo hộ, hỗ trợ của Nhà nước đối với nông nghiệp; cải cách sâu sắc và toàn diện hơn nữa về thuế và phí ở nông thôn, giảm gánh nặng cho nông dân một cách hiệu quả”(11). Nhà nước từng bước hạ thấp mức thuế nông nghiệp, tạo điều kiện để thống nhất chế độ thuế ở thành thị và nông thôn. Văn kiện số 1 năm 2004 của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc nhấn mạnh: “Điều quan trọng hiện nay là giảm thuế cho nông dân càng sớm càng tốt, đẩy nhanh cải cách theo yêu cầu của chính quyền Trung ương, tiếp tục tăng cường vai trò giám sát và quản lý của nông dân”(12). Từ ngày 01/01/2006, theo quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, thuế nông nghiệp được chính thức bãi bỏ trên toàn lãnh thổ Trung Quốc(13). Đây là một quyết định mang tính lịch sử đối với hàng triệu nông dân Trung Quốc, chấm dứt chế độ thuế nông nghiệp đã tồn tại ở Trung Quốc suốt hằng nghìn năm lịch sử: “Việc bãi bỏ thuế nông nghiệp đã mang lại lợi ích vật chất rõ ràng cho nông dân Trung Quốc, phát huy hơn nữa tinh thần nhiệt tình của nông dân và một lần nữa giải phóng năng lực sản xuất nông thôn. Điều này có ý nghĩa quan trọng mang tính thời đại đối với sự phát triển nông nghiệp của Trung Quốc”(14). Quyết định bãi bỏ thuế nông nghiệp còn góp phần rút ngắn khoảng cách thu nhập giữa cư dân nông thôn với thành thị, hướng đến xây dựng nền kinh tế và xã hội phát triển hài hòa và bình đẳng, xây dựng chủ nghĩa xã hội mang bản sắc Trung Quốc. Đây được xem là bước đầu trong tiến trình cải cách chế độ thuế nông nghiệp của Trung Quốc. Mục tiêu tiếp theo của chính sách cải cách thuế nông nghiệp là hướng đến thống nhất chế độ thuế giữa khu vực thành thị và nông thôn. Để thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc tiến hành điều chỉnh hệ thống thuế liên quan đến nông nghiệp, tiếp tục ban hành chính sách ưu đãi thuế nhằm hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, bãi bỏ hoặc giảm nhẹ các loại thuế, phí liên quan đến sản phẩm nông nghiệp giúp sản phẩm nông nghiệp lưu thông dễ dàng hơn, hỗ trợ nông dân và doanh nghiệp phát triển loại hình sản nghiệp hóa nông nghiệp, nâng cao trình độ tổ chức sản xuất cho nông dân… Như vậy, chính sách cải cách thuế nông nghiệp ở Trung Quốc nhằm mục tiêu hình thành một chế độ thuế thống nhất trong toàn quốc, tạo môi trường thuận lợi để thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. 2. Nội dung chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc Đối tượng nộp thuế cho Nhà nước là các đơn vị, cá nhân tham gia sản xuất và có thu nhập từ nông nghiệp: hợp tác xã sản xuất nông nghiệp; xã viên có đất đai để sản xuất nông nghiệp; nông dân cá thể có thu nhập từ nông trại; nông trường quốc doanh và nông trại hợp tác công tư; doanh nghiệp, tổ chức, đơn vị quân đội, trường học, chùa chiền…(15). Nhà nước quy định rất cụ thể các loại ruộng đất phải đóng thuế. Thuế nông nghiệp được thu căn cứ theo giá trị sản xuất sản phẩm nông nghiệp của nông dân, bao gồm: thu nhập từ cây lương thực và cây khoai tây; thu nhập từ bông, cây gai dầu, thuốc lá, cây có dầu, cây đường; thu nhập từ trồng trọt hoa màu…: “Các khoản thu nhập từ nông nghiệp được nêu tại Điều 1 Khoản 1, 2 và 3, được tính tương đương với sản lượng ngũ cốc chính của địa phương và được tính bằng đơn vị cân; tỷ lệ quy đổi do Ủy ban nhân dân tỉnh, khu tự trị và thành phố trực thuộc Trung ương quy định”(16). Như vậy, theo quy định thì các loại ruộng đất sản xuất nông nghiệp và sản lượng thu được từ hoạt động sản xuất nông nghiệp phải đóng thuế nông nghiệp cho Nhà nước. Nhà nước thực hiện chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp đối với các trường hợp: đất khai hoang dùng vào sản xuất nông nghiệp (tùy vào từng loại cây trồng), đất khai hoang được Nhà nước đầu tư ngân sách để tiến hành khẩn hoang. Thời gian được miễn, giảm thuế đối với diện tích đất khai hoang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp là từ 03 – 07 năm. Thời điểm miễn giảm thuế được tính từ khi diện tích đất đó cho thu nhập. Nhà nước cũng quy định cụ thể các loại đất nông nghiệp khai hoang được miễn giảm thuế như: đất trồng dâu, chè, cây ăn quả, đất đồi núi(17). Chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp cũng được thực hiện đối với nông dân trong trường hợp mùa màng bị thiệt hại do lũ lụt, bão, hạn hán, mưa đá hoặc các thiên tai khác. Mức độ miễn giảm thuế, miễn thuế do Uỷ ban nhân dân tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định dựa trên cơ sở thực tiễn(18); miễn, giảm thuế cho các hộ nông dân sản xuất ở vùng cao, miền núi, biên giới và hải đảo; nông dân là dân tộc thiểu số nơi có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn; nông dân là người tàn tật, già yếu không nơi nương tựa; miễn, giảm thuế cho hộ gia đình có công với sự nghiệp cách mạng của dân tộc: gia đình liệt sĩ, thương binh, gia đình có công với sự nghiệp cách mạng(19). Mức miễn, giảm được chính quyền nhân dân ở các quận, huyện, thành phố xem xét và quyết định. Đây là chính sách thể hiện tính nhân văn, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, góp phần giải quyết khó khăn, giúp các gia đình thuộc diện chính sách có điều kiện tổ chức sản xuất, phát triển kinh tế. Nhìn chung, Trung Quốc luôn có những chính sách linh hoạt, cụ thể đối với việc miễn, giảm thuế ruộng đất khi nông dân gặp khó khăn trong sản xuất do thiên tai địch họa. Nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp theo mô hình hiện đại, Trung Quốc thực hiện một số chính sách ưu đãi về thuế: miễn thuế giá trị gia tăng đối với hàng nông sản cho các hộ nông dân tự sản xuất. Từ năm 2018, giảm thuế giá trị gia tăng từ 11% xuống 10% đối với nông dân khi bán nông sản cho doanh nghiệp chế biến(20); miễn thuế giá trị gia tăng đối với nông dân chuyển nhượng ruộng đất khoán cho nhà máy, xí nghiệp cần sử dụng đất với mục đích mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp. Đối với doanh nghiệp có thu nhập thông qua tổ chức sản xuất nông – lâm nghiệp thì Nhà nước giảm 1/2 thuế thu nhập cho doanh nghiệp. Miễn thuế đối với các hoạt động mua, bán sản phẩm nông nghiệp giữa Nhà nước và nông dân; giảm, hủy bỏ một số loại phí liên quan đến lĩnh vực tam nông(21). Có thể thấy, chính sách ưu đãi thuế đối với nông sản gắn liền với lợi ích cá nhân đã tạo động lực cho nông dân và các tổ chức kinh doanh nông nghiệp sản xuất. Chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, chính sách bãi bỏ thuế nông nghiệp và cải cách chế độ thu phí nông nghiệp được thực hiện trong thực tiễn đã đem lại hiệu quả to lớn, làm giảm gánh nặng thuế, phí và tăng nguồn thu cho nông dân. Như vậy, chính sách thuế nông nghiệp không những giải quyết được một số vấn đề về bất bình đẳng trong xã hội, mà còn giúp người nông dân có thêm nguồn vốn để tái đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, đưa kinh tế nông nghiệp phát triển theo con đường hiện đại hóa với tốc độ nhanh hơn. Bên cạnh những ưu điểm, chính sách thuế nông nghiệp Trung Quốc hiện vẫn tồn tại những hạn chế nhất định: chính sách ưu đãi thuế nông nghiệp chưa đồng bộ với chính sách thuế giá trị gia tăng, ảnh hưởng đến quyền lợi của người nông dân và người tiêu dùng sản phẩm nông nghiệp; hình thức ưu đãi thuế còn mang tính đơn nhất, liên kết ưu đãi thuế chưa toàn diện (chủ yếu tập trung ưu đãi khâu bán nông sản ban đầu, ít hoặc chưa ưu đãi khâu tiêu thụ sản phẩm cuối cùng); phạm vi ưu đãi thuế nông nghiệp hẹp. Nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc là do quá trình tiến hành cải cách thuế, phí nông nghiệp mới được thực hiện một thời gian ngắn; thực tiễn phát triển kinh tế nông nghiệp diễn ra với tốc độ nhanh so với mức độ cải cách chính sách thuế; năng lực và hiệu quả làm việc của đội ngũ ban hành và thực thi chính sách thuế nông nghiệp còn hạn chế. Những bất cập này vẫn đang từng bước được khắc phục để đưa kinh tế nông nghiệp Trung Quốc vươn lên thành ngành kinh tế hiện đại, đáp ứng nhu cầu hội nhập thế giới của kinh tế Trung Quốc. 3. Một số gợi mở đối với Việt Nam Quá trình xây dựng, hoàn thiện thể chế và hệ thống chính sách thuế nông nghiệp của Việt Nam luôn hướng đến sự ưu đãi đối với nông dân. Sau năm 1986, Việt Nam có nhiều chính sách cụ thể và linh hoạt để tạo điều kiện cho nông dân giảm bớt gánh nặng thuế nông nghiệp. Giai đoạn từ năm 2003 đến năm 2010, Việt Nam đã tiến hành đổi mới nhiều nội dung quan trọng trong chính sách thuế nông nghiệp(22). Nhà nước thực hiện các chính sách đồng bộ, nổi bật là chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp trong hạn mức cho nông dân từ năm 2003 đến năm 2010. Đây được xem là chính sách thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội ở Việt Nam, góp phần đẩy nhanh công cuộc xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ phát triển nông nghiệp và mang lại diện mạo phát triển mới cho nông thôn. Chính sách thuế nông nghiệp là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, kinh tế nông nghiệp vẫn tồn tại nhiều hạn chế, chủ yếu phát triển theo chiều rộng. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, chất lượng và hiệu quả cạnh tranh của kinh tế nông nghiệp Việt Nam vẫn ở mức thấp. Thực tiễn đó yêu cầu Nhà nước phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ để tạo động lực cho kinh tế nông nghiệp phát triển. Trước hết, cần thông qua chính sách ưu đãi về thuế nông nghiệp. Do đó, thông qua việc nghiên cứu chính sách thuế nông nghiệp của Trung Quốc từ năm 1978 đến nay, có thể đúc rút một số bài học kinh nghiệm cho quá trình đổi mới chính sách thuế nông nghiệp ở Việt Nam giai đoạn hiện nay như sau: Thứ nhất, tiếp tục thực hiện chế độ miễn, giảm thuế nông nghiệp. Việt Nam cần thực thi chính sách thu thuế nông nghiệp với hệ thống quy định đã được ban hành, cải tiến theo xu hướng giảm dần thuế ruộng đất cho nông dân. Việc thực hiện chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp sẽ đem lại hiệu quả to lớn trong việc phát triển kinh tế nông nghiệp: khuyến khích các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đầu tư vào nông nghiệp; phát triển hình thức kinh tế trang trại, mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, chính sách miễn, giảm thuế nông nghiệp sẽ giúp người nông dân có điều kiện tái đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam vẫn cần tiếp tục thực hiện đổi mới chế độ thuế nông nghiệp theo hướng miễn, giảm, tiến tới loại bỏ hẳn các loại thuế không phù hợp. Thứ hai, Nhà nước cần thực hiện các biện pháp miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân có thu nhập từ sản phẩm nông nghiệp hoặc thu nhập từ cổ tức đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Nghiên cứu, áp dụng các chính sách ưu đãi về vốn tín dụng, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Biện pháp này sẽ khuyến khích sản xuất nông nghiệp, tạo điều kiện để nông dân tham gia sâu vào quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, hình thành và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại có sự kết hợp giữa nông dân và doanh nghiệp. Thứ ba, Nhà nước cần có chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp sản xuất máy móc thiết bị, dây chuyền, các sản phẩm sử dụng trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, phải có các quy định về miễn, giảm thuế cho các đơn vị sản xuất tham gia vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Chính sách ưu đãi này sẽ kích thích các doanh nghiệp tăng cường đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, góp phần đẩy nhanh quá trình hiện đại hóa nông nghiệp Việt Nam. Thứ tư, Nhà nước cần tăng cường chính sách ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm hoặc hàng hóa liên quan đến nông nghiệp. Hiện nay, Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu năm 2016 của Việt Nam có các quy định về miễn, giảm thuế đối với các loại hàng hóa: giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật trong nước chưa sản xuất được, các loại linh kiện và máy móc phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế nông nghiệp ở vùng có điều kiện sản xuất khó khăn. Việc Nhà nước tăng cường các chính sách ưu đãi về thuế xuất, nhập khẩu đối với các sản phẩm hoặc hàng hóa liên quan đến nông nghiệp là biện pháp quan trọng để nâng cao trình độ sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại hóa, giúp kinh tế nông nghiệp rút ngắn trình độ phát triển với các nước có nền kinh tế nông nghiệp hiện đại, tạo cơ sở để kinh tế nông nghiệp tham gia vào quá trình hợp tác và hội nhập quốc tế thuận lợi./.
(1 ), (15) (16) (17) (18) và (19) Điều lệ thuế nông nghiệp của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thông qua tại Kỳ họp lần thứ 96 của Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc ngày 03/6/1958, Nhân dân Nhật báo ngày 05/6/1958, tr.2, 2, 2, 2, 2 và 2 (2) Quyết định của Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc về một số vấn đề đẩy nhanh phát triển nông nghiệp (Hội nghị toàn thể lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XI ngày 28/9/1979, Nhân dân Nhật báo ngày 06/10/1979, tr.1 (3) Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa: Cơ chế tài chính “phân chia thu chi, phân cấp bao cấp”, Bắc Kinh, tháng 2/1980 (4) Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Bính Càn nói về một số biện pháp quan trọng mà Bộ tài chính Trung Quốc thực hiện năm ngoái nhằm đẩy mạnh phát triển sản xuất công nông nghiệp và cải thiện đời sống nhân dân, Nhân dân Nhật báo, ngày 31/8/1980, tr.2 (5) Quốc vụ viện phê duyệt báo cáo của Bộ Tài chính về biện pháp thực hiện ngưỡng thuế nông nghiệp: tiếp tục ổn định thuế nông nghiệp theo hướng tăng sản lượng nhưng không tăng thuế, mức thuế nông nghiệp được giảm phải được thực hiện trong thực tiễn đối với các xã đội khó khăn, không được khấu trừ hoặc chiếm dụng, Nhân dân Nhật báo ngày 06/9/1980, tr.4 (6) Luật Nông nghiệp nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thông qua tại kỳ họp lần thứ 2 Ủy ban Thường vụ Đại hội đại biểu toàn quốc khóa VIII, ngày 02/7/1993, Nhân dân Nhật báo, ngày 04/7/1993, tr.2 (7) Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc – Quốc vụ viện: Một số ý kiến về việc làm tốt công tác nông nghiệp và nông thôn năm 2001, ngày 11/01/2001, Nhân dân Nhật báo, ngày 13/02/2001, tr.1 (8) Trương Nghị, Chính sách tốt – con đường hướng đến năm 2005 (giải thích chính sách: một số điều cần quan tâm trong Văn kiện số 1 của Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc), Nhân dân Nhật báo, ngày 02/02/2005, tr.2 (9) Tiến sâu hơn nữa trong cải cách thuế và phí ở nông thôn, Nhân dân Nhật báo, ngày 07/7/2004, tr.1 (10) Cải cách sâu rộng và toàn diện nông thôn, thúc đẩy công tác thí điểm cải cách thuế và phí ở nông thôn, Nhân dân Nhật báo, ngày 18/5/2003, tr.4 (11) Lan Hồng Quang, Phiên họp toàn thể lần thứ 3 khóa 16 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Trung Quốc khai mạc tại Bắc Kinh: Bộ Chính trị chủ trì cuộc họp – Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào có bài phát biểu quan trọng, Nhân dân Nhật báo, ngày 15/10/2003, tr.1 (12) Giang Hạ, Cần cung cấp sự đảm bảo về mặt thể chế nhằm giảm gánh nặng và tăng thu nhập cho nông dân, (Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng nhanh về thu nhập của nông dân – giải thích tinh thần Văn kiện số 1 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2004) – phỏng vấn Cục trưởng Đường Nhân Kiện – Lãnh đạo Ban Kinh tế Tài chính Trung ương, Nhân dân Nhật báo, ngày 20/02/2004, tr.6 (13) Ngọc Vân, Trung Quốc sẽ xóa bỏ thuế nông nghiệp, https://baochinhphu.vn, ngày 08/03/2006 (14) Chính thức bãi bỏ thuế nông nghiệp, Nhân dân Nhật báo, ngày 27/10/2014, tr.11 (20) Quách Kha Vũ, Trương Ái Nho (2020), Phân tích chính sách thu thuế nông nghiệp, Tạp chí Thảo luận Tài thuế, số 3/2020, tr.13 (21) Chủ thể hình thức kinh doanh nông nghiệp mới được hưởng những ưu đãi thuế gì? Tạp chí Nông thôn mới, số 1/2019, tr.8 (22) Trần Thị Minh Châu, Chính sách đất nông nghiệp ở Việt Nam, https://www.tapchicongsan.org.vn, ngày 26/7/2011
(Tạp chí Khoa học chính trị Số 04_2024)
- Đơn vị chủ trì: Học viện Tài chính
- Chủ nhiệm nhiệm vụ: PGS.TS. Vũ Văn Ninh và TS. Phạm Thị Thanh Hòa
- Năm giao nhiệm vụ: 2016 Mã số: 2016-33
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Doanh nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, là bộ phận chủ yếu tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Trong giai đoạn 2012 - 2015, cả nước có 94.754 doanh nghiệp được thành lập mới, với tổng số vốn đăng ký 601.519 tỷ đồng, góp phần giải phóng và phát triển sức sản xuất, huy động và phát huy nội lực vào phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đồng thời giải quyết các vấn đề xã hội, như tạo công ăn việc làm cho người lao động, thực hiện xóa đói, giảm nghèo...
Trong những năm gần đây, một loại hình doanh nghiệp mới được nhận nhiều sự quan tâm từ Chính phủ và người dân, đó là doanh nghiệp khởi nghiệp. Làn sóng khởi nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ trong cộng đồng doanh nhân và thế hệ trẻ Việt Nam. Việc hình thành và phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp với những sáng tạo và đột phá về sản phẩm, dịch vụ hay công nghệ hứa hẹn trở thành một lực lượng quan trọng, góp phần nâng cao năng suất lao động, tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tính đến nay có khoảng 1.800 doanh nghiệp khởi nghiệp, 20 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, 21 vườn ươm khởi nghiệp và 7 tổ chức thúc đẩy kinh doanh. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, các doanh nghiệp khởi nghiệp luôn gặp nhiều khó khăn như thiếu vốn, thiếu cơ sở sản xuất, thiếu lao động có chất lượng… Do đó cần phải có các cơ chế, chính sách phù hợp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp, nhất là trong điều kiện hội nhập như hiện nay, trong đó có chính sách tài chính. Chính vì vậy, việc nghiên cứu “Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam” là cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
Đề tài tập trung đánh giá và đề xuất giải pháp để hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp phát triển.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Giai đoạn 2010 - 2016.
(1) Đề tài đã khái quát một số vấn đề liên quan đến doanh nghiệp khởi nghiệp như khái niệm, đặc điểm, vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp đang trong quá trình hiện thực hóa ý tưởng kinh doanh để tạo ra một loại sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ mới hay thực hiện mô hình kinh doanh mới mà trong xã hội chưa có doanh nghiệp nào sản xuất và kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đó hay mô hình kinh doanh đó. Đặc điểm của doanh nghiệp khởi nghiệp là tính đột phá, sáng tạo, tính tăng trưởng, tính rủi ro và yếu tố công nghệ. Với các đặc điểm đó, vai trò của doanh nghiệp khởi nghiệp là đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tạo ra sự cạnh tranh năng động cho nền kinh tế, đồng thời thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo.
(2) Đề tài đã khái quát được một số vấn đề liên quan đến chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp trên các khía cạnh: (i) Sự cần thiết của chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp; (ii) Nội dung chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp bao gồm: Chính sách thuế, chi ngân sách nhà nước, tài chính đất đai, tín dụng - lãi suất, ngoài ra còn có các quỹ khởi nghiệp nhằm hỗ trợ về mặt tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp có vai trò quan trọng, tác động tới môi trường kinh doanh, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng, nền kinh tế nhiều thành phần nói chung phát triển đúng mục tiêu đề ra.
(3) Đề tài đã phân tích kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp, đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Một số chính sách thuế đối với doanh nghiệp khởi nghiệp được các quốc gia áp dụng như: Miễn thuế TNDN trong một khoảng thời gian nhất định, giảm thuế TNDN hoặc áp dụng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất phổ thông đối với doanh nghiệp khởi nghiệp, miễn thuế lũy tiến trên doanh thu của doanh nghiệp khởi nghiệp, giảm nghĩa vụ đóng thuế và hoàn thuế đối với hoạt động đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D)... Về chính sách chi ngân sách, Chính phủ một số nước thực hiện tăng chi cho hoạt động R&D (Hà Lan), tăng cường hình thức hợp tác công - tư trong đầu tư vào khởi nghiệp (Hoa Kỳ), thành lập cơ quan tài chính để hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu, thành lập quỹ đầu tư khởi nghiệp (Malaysia). Ngoài ra, các nước cũng có những chính sách tín dụng thông qua các quỹ đầu tư, như Quỹ đổi mới sáng tạo (Hoa Kỳ) và một số chương trình sáng kiến như: Chương trình nâng cao năng lực khởi nghiệp (Hoa Kỳ), Chương trình đối tác đầu tư doanh nghiệp nhỏ và vừa (Malaysia), Sáng kiến đầu tư vốn mồi nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (Hoa Kỳ)... nhằm hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.
(4) Đề tài cũng phân tích được thực trạng doanh nghiệp khởi nghiệp cũng như thực trạng chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam. Theo đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký có xu hướng tăng trong giai đoạn 2014 - 2017, trong đó loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 75 - 80%). Các đơn vị ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp có các tổ chức nổi bật trong khu vực tư nhân như Topica Founder Insititute, 5 Desire, Hatch!Program và khu vực công lập như vườn ươm đã được thành lập trong Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Bách khoa thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Khu nông nghiệp công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh, Khu công nghệ phần mềm Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
Về chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng đã được hưởng các ưu đãi từ thuế, như ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất - nhập khẩu, thuế sử dụng đất phi nông nghiệp giống như đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa truyền thống. Bên cạnh đó, các quy định về thu tiền sử dụng đất, thu tiền thuê đất, thuê mặt nước hiện hành đã có nhiều ưu đãi cho doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp khởi nghiệp nói riêng. Đồng thời, Chính phủ cũng thực hiện các chính sách chi ngân sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp như: (i) Tạo thêm kênh huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các quỹ, tiến hành cấp bù lãi suất; (ii) Hỗ trợ cơ sở vật chất cho việc ươm tạo doanh nghiệp khởi nghiệp, (iii) Hỗ trợ các chương trình nghiên cứu khoa học, công nghệ và ứng dụng để tạo nền tảng ban đầu cho việc hình thành và phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp. Ngoài ra, các chính sách tín dụng liên quan đến điều hành lãi suất, tăng trưởng tín dụng cũng góp phần hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
(5) Bên cạnh thực trạng, đề tài cũng cho thấy những hạn chế của chính sách tài chính hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp. Theo đó, đối với chính sách thuế, đối tượng được hưởng ưu đãi quy định chưa được rõ ràng, ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ tương đương với doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong khi trong những năm đầu hoạt động, doanh nghiệp khởi nghiệp thường thua lỗ, do đó không được hưởng lợi nhiều từ ưu đãi này và hiện nay cũng chưa có chính sách miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các cơ sở ươm tạo, cơ sở kỹ thuật, khu làm việc chung hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm. Chưa có ưu đãi miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân dành cho các nhà đầu tư, nhân lực chất lượng cao tại doanh nghiệp khởi nghiệp. Chính sách đất đai đối với doanh nghiệp khởi nghiệp chưa được cụ thể hóa và chưa phù hợp với doanh nghiệp khởi nghiệp trên các khía cạnh: (i) Việc tiếp cận mặt bằng sản xuất hiện nay còn chưa phù hợp đối với doanh nghiệp khởi nghiệp; (ii) Chưa có chính sách ưu đãi dành cho các nhà đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp cho doanh nghiệp khởi nghiệp; (iii) Doanh nghiệp khởi nghiệp chưa được hỗ trợ tiền thuê đất; (iv) Các cơ sở hỗ trợ trực tiếp doanh nghiệp khởi nghiệp cũng chưa được hỗ trợ tiền thuê đất.
Về chính sách chi ngân sách nhà nước, các chính sách chi thông qua Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa còn có một số vấn đề. Đồng thời phương thức chi chưa đa dạng, thủ tục và điều kiện cho vay còn chưa phù hợp với doanh nghiệp khởi nghiệp, chưa hỗ trợ được toàn bộ quá trình phát triển của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, mà chủ yếu hỗ trợ ở giai đoạn thành lập và hoạt động thời gian đầu, chương trình hỗ trợ cơ sở vật chất thông qua chương trình 592 chưa phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp khởi nghiệp.
Về chính sách tín dụng, doanh nghiệp khởi nghiệp còn khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng của tổ chức tín dụng, nhiều địa phương còn chưa thành lập được quỹ bảo lãnh tín dụng để doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận vốn đầu tư và các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng khó tiếp cận các khoản vay ưu đãi về lãi suất.
(6) Trên cơ sở phân tích kinh nghiệm một số nước, thực trạng chính sách tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp ở Việt Nam, đề tài đã đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
(i) Về chính sách thuế, cần quy định cụ thể đối tượng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; áp dụng mức thuế suất phù hợp và thời hạn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp; sử dụng kết hợp các tiêu chí doanh thu và thời gian trong thiết kế chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp; bổ sung chính sách ưu đãi thuế thu nhập cá nhân đối với nhân lực làm trong các doanh nghiệp khởi nghiệp, bổ sung chính sách miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân cho các nhà đầu tư mạo hiểm vào các doanh nghiệp khởi nghiệp.
(ii) Về chính sách đất đai, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần được ưu tiên quỹ đất, hỗ trợ tiền thuê đất.
(iii) Về chính sách chi NSNN, ngân sách trung ương không hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp khởi nghiệp mà chỉ hỗ trợ cho các tổ chức trung gian để các tổ chức trung gian đó cung cấp các dịch vụ hỗ trợ hoặc đầu tư cơ sở vật chất cho doanh nghiệp khởi nghiệp, thành lập các quỹ hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp theo hướng có thể bổ sung thêm chức năng, nhiệm vụ.
(iv) Về chính sách tín dụng, quy định cho vay đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp cần được bổ sung dựa trên xếp hạng tín dụng hoặc tín nhiệm cá nhân, nới lỏng các điều kiện liên quan đến tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu. Bên cạnh đó, để các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận được nguồn vốn bảo lãnh tín dụng, các quỹ bão lãnh cần xem xét lại các điều kiện vay vốn đối với doanh nghiệp khởi nghiệp.
09:00 | 04/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
(HQ Online) - Nghị định số 114/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công có nhiều thay đổi liên quan đến thẩm quyền, phương thức khai thác tài sản tại cơ quan, đơn vị, đề án cho thuê, liên doanh liên kết tại đơn vị sự nghiệp công lập, mua sắm tập trung...
15:09 | 03/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
(HQ Online) - Việc đẩy mạnh đàm phán các cam kết về hải quan trong khuôn khổ các hiệp định thương mại tự do (FTA) đóng vai trò quan trọng trong việc tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Những cam kết này không chỉ giúp tối ưu hóa quy trình thông quan hàng hóa mà còn giảm thiểu chi phí, rủi ro cho doanh nghiệp, mở ra cơ hội lớn để hàng Việt tiếp cận sâu hơn vào thị trường quốc tế.
16:01 | 02/12/2024 Chính sách và Cuộc sống
(HQ Online) - Liên quan đến yêu cầu tăng cường quản lý đối với hàng hóa nhập khẩu giao dịch qua thương mại điện tử, Tổng cục Hải quan vừa có hướng dẫn các cục hải quan tỉnh, thành phố thống nhất thực hiện.
08:08 | 30/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(HQ Online) - Dự thảo Nghị định quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất đang được cơ quan soạn thảo lấy ý kiến của các chuyên gia, bộ, ngành. Liên quan hình thức sắp xếp lại, xử lý, dự thảo đề xuất 5 hình thức sắp xếp lại, xử lý nhà, đất tài sản công.
07:45 | 29/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(HQ Online) - Việc xây dựng và hoàn thiện chính sách pháp luật cùng với sự chủ động hỗ trợ hoạt động thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, mà còn đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy thương mại quốc tế.
10:05 | 28/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(HQ Online) - Để có mức độ điều tiết hợp lý, tránh tình trạng đầu cơ, bong bóng bất động sản, Bộ Tài chính cho rằng có thể nghiên cứu để thực hiện thu thuế đối với thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ như kinh nghiệm của một số nước.
07:50 | 27/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(HQ Online) - Với kim ngạch xuất nhập khẩu năm nay ước đạt gần 800 tỷ USD và dự báo vượt mốc 800 tỷ USD vào năm tới, cộng đồng doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào các chính sách sửa đổi, bổ sung trong quản lý, thủ tục và giám sát hải quan. Những thay đổi này được mong đợi sẽ không chỉ tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, hỗ trợ phát triển kinh tế.
07:21 | 27/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(HQ Online) - Trong bối cảnh Quốc hội đang thảo luận về việc sửa đổi thuế Tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), trong đó tăng thuế thuốc lá, nhiều chuyên gia đồng tình tăng thuế nhưng nếu mức tăng không phù hợp có thể tạo ra hệ lụy không mong muốn.
13:30 | 26/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(HQ Online) - Để hoàn thiện chính sách về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, doanh nghiệp, hiệp hội đã đóng góp nhiều ý kiến từ thực tiễn hoạt động. Qua đó, Ban soạn thảo (Tổng cục Hải quan) có thêm góc nhìn để xây dựng chính sách đáp ứng mục tiêu tạo thuận lợi thương mại, đảm bảo công tác quản lý nhà nước về hải quan.
10:20 | 26/11/2024 Chính sách và Cuộc sống
(HQ Online) - Tại hội thảo lấy ý kiến các đơn vị Hải quan phía Nam về dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015 của Chính phủ; dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 và Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, do Tổng cục Hải quan tổ chức cuối tuần qua, nhiều đơn vị Hải quan phía Nam đã góp ý những nội dung cụ thể từ thực tiễn hoạt động tại địa phương.
CHÍNH SÁCH THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO
Hoạt động giáo dục, đào tạo luôn là hoạt động được nhà nước quan tâm và tạo điều kiện để phát triển. Chính vì vậy, các hoạt động kinh doanh liên quan luôn nhận được nhiều ưu đãi. Vậy, Doanh nghiệp hoạt động lĩnh vực giáo dục, đào tạo được hưởng chính sách miễn giảm thuế như thế nào?
1. Thuế TNDN đối với hoạt động giáo dục, đào tạo
Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC quy định:
+ Tại Điều 11 quy định về Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp
“1. Kể từ ngày 01/01/2014, thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 22%, trừ trường hợp quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và các trường hợp được áp dụng thuế suất ưu đãi….
Kể từ ngày 01/01/2016, trường hợp thuộc diện áp dụng thuế suất 22% chuyển sang áp dụng thuế suất 20%…”
+ Tại Điều 20 quy định về ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế
“2 Miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới trong lĩnh vực xã hội hóa thực hiện tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn quy định tại phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 218/2013/NĐ-CP của Chính phủ.”
+ Tại Điều 18 quy định điều kiện áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
“1. Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ áp dụng đối với doanh nghiệp thực hiện chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo kê khai.
Trong thời gian đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp nếu doanh nghiệp thực hiện nhiều hoạt động sản xuất, kinh doanh thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (bao gồm mức thuế suất ưu đãi, mức miễn thuế, giảm thuế) và thu nhập từ hoạt động kinh doanh không được hưởng ưu đãi thuế để kê khai nộp thuế riêng.
+ Tại Điều 22 quy định thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
“Doanh nghiệp tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ (-) vào thu nhập tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế.
– Căn cứ Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 96/2015/TT-BTC quy định:
“3. Sửa đổi, bổ sung điểm a Khoản 3 Điều 19 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“3. Thuế suất ưu đãi 10% trong suốt thời gian hoạt động áp dụng đối với:
a) Phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, giám định tư pháp (sau đây gọi chung là lĩnh vực xã hội hóa).
Danh mục loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn của các doanh nghiệp thực hiện xã hội hóa được thực hiện theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định”.
Như vậy, hoạt động giáo dục đào tạo thuộc đối tượng được miễn giảm thuế TNDN cụ thể:
– Doanh nghiệp được miễn thuế bốn năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong năm tiếp theo đối với thu nhập của doanh nghiệp (Áp dụng đối với dự án đầu tư mới, thực hiện trong lĩnh vực xã hội hóa giáo dục, tại địa bàn không thuộc danh mục địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn).
– Doanh nghiệp được áp dụng thuế suất ưu đãi là 10% trong cả thời gian hoạt động (Áp dụng đối với phần thu nhập của doanh nghiệp từ hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường, giám định tư pháp, đáp ứng tiêu chí về loại hình, quy mô, tiêu chuẩn theo danh mục do Thủ tướng Chính phủ quy định)
– Đối với các khoản thu nhập không được ưu đãi thuế TNDN thì áp dụng thuế suất thuế TNDN theo quy định hiện hành là 20%.
2. Thuế GTGT đối với hoạt động giáo dục, đào tạo
+ Tại Luật thuế giá trị gia tăng, khoản 13 Điều 5 quy định: “Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật” là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng
+ Tại khoản 13 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có hướng dẫn về hoạt động dạy học, dạy nghề là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng như sau:
“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT
Dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật bao gồm cả dạy ngoại ngữ, tin học; dạy múa, hát, hội họa, nhạc, kịch, xiếc, thể dục, thể thao; nuôi dạy trẻ và dạy các nghề khác nhằm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, kiến thức chuyên môn nghề nghiệp.
Trường hợp các cơ sở dạy học các cấp từ mầm non đến trung học phổ thông có thu tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu khác dưới hình thức thu hộ, chi hộ thì tiền ăn, tiền vận chuyển đưa đón học sinh và các khoản thu hộ, chi hộ này cũng thuộc đối tượng không chịu thuế.
Khoản thu về ở nội trú của học sinh, sinh viên, học viên; hoạt động đào tạo (bao gồm cả việc tổ chức thi và cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo) do cơ sở đào tạo cung cấp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Trường hợp cơ sở đào tạo không trực tiếp tổ chức đào tạo mà chỉ tổ chức thi, cấp chứng chỉ trong quy trình đào tạo thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Trường hợp cung cấp dịch vụ thi và cấp chứng chỉ không thuộc quy trình đào tạo thì thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Ví dụ 7: Trung tâm đào tạo X được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ đào tạo để cấp chứng chỉ hành nghề về đại lý bảo hiểm. Trung tâm đào tạo X giao nhiệm vụ đào tạo cho đơn vị Y thực hiện, Trung tâm đào tạo X tổ chức thi và cấp chứng chỉ hành nghề đại lý bảo hiểm thì hoạt động tổ chức thi và cấp chứng chỉ của Trung tâm đào tạo X thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.”
+ Tại Điều 11 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định như sau:
Thuế suất 10% áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ không được quy định tại Điều 4, Điều 9 và Điều 10 Thông tư này…”
Như vậy, Doanh nghiệp có hoạt động dạy học, dạy nghề theo quy định của pháp luật thì hoạt động này thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT
Lưu ý, Điểm a Khoản 9 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC quy định:
“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ (kể cả tài sản cố định) sử dụng đồng thời cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT. Cơ sở kinh doanh phải hạch toán riêng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ và không được khấu trừ; trường hợp không hạch toán riêng được thì thuế đầu vào được khấu trừ tính theo tỷ lệ (%) giữa doanh thu chịu thuế GTGT, doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT so với tổng doanh thu của hàng hóa, dịch vụ bán ra bao gồm cả doanh thu không phải kê khai, tính nộp thuế không hạch toán riêng được.
Cơ sở kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT hàng tháng/quý tạm phân bổ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ, tài sản cố định mua vào được khấu trừ trong tháng/quý, cuối năm cơ sở kinh doanh thực hiện tính phân bổ số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của năm để kê khai điều chỉnh thuế GTGT đầu vào đã tạm phân bổ khấu trừ theo tháng/quý.”
Như vậy, doanh nghiệp chỉ được khấu trừ số thuế GTGT đầu vào đối với hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
– Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thông tư 78/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
– Thông tư 96/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.
– Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế Giá trị gia tăng
– Thông tư 26/2015/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về Thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ
[1] Đây là Bài viết khái quát chung về vấn đề pháp lý mà quý Khách hàng, độc giả của Luật 3S đang quan tâm, không phải ý kiến pháp lý nhằm giải quyết trực tiếp các vấn đề pháp lý của từng Khách hàng. Do đó, bài viết này không xác lập quan hệ Khách hàng – Luật sư, và không hình thành các nghĩa vụ pháp lý của chúng tôi với quý Khách hàng.
[2] Nội dung bài viết được xây dựng dựa trên cơ sở pháp lý là các quy định pháp luật có hiệu lực ngay tại thời điểm công bố thông tin, đồng thời bài viết có thể sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy (nếu có). Tuy nhiên, lưu ý về hiệu lực văn bản pháp luật được trích dẫn trong bài viết có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực tại thời điểm hiện tại mà mọi người đọc được bài viết này. Do đó, cần kiểm tra tính hiệu lực của văn bản pháp luật trước khi áp dụng để giải quyết các vấn đề pháp lý của mình hoặc liên hệ Luật 3S để được tư vấn giải đáp.
[3] Để được Luật sư, chuyên gia tại Luật 3S hỗ trợ tư vấn chi tiết, chuyên sâu, giải quyết cho từng trường hợp vướng mắc pháp lý cụ thể, quý Khách hàng vui lòng liên hệ Luật 3S theo thông tin sau: Hotline: 0363.38.34.38 (Zalo/Viber/Call/SMS) hoặc Email: [email protected]
[4] Dịch vụ pháp lý tại Luật 3S:
Tư vấn Luật | Dịch vụ pháp lý | Luật sư Riêng | Luật sư Gia đình | Luật sư Doanh nghiệp | Tranh tụng | Thành lập Công ty | Giấy phép kinh doanh | Kế toán Thuế – Kiểm toán | Bảo hiểm | Hợp đồng | Phòng pháp chế, nhân sự thuê ngoài | Đầu tư | Tài chính | Dịch vụ pháp lý khác …
Việt Nam là một trong những quốc gia thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư còn băn khoăn về nghĩa vụ thuế đối với thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Vậy mức thuế suất áp dụng là bao nhiêu, có ưu đãi gì không? Bài viết này AZTAX sẽ giải đáp chi tiết các thắc mắc của bạn về chính sách thuế đối với doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam.