a, Trong chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945):

Du lịch của các nước Tây Âu: Pháp

Pháp luôn là điểm đến hàng đầu bởi đây có thể xem như là một trong những cái nôi của nền văn minh châu Âu. Dù cuộc sống có hiện đại đến đâu, thì khi đến Pháp người ta vẫn cảm nhận được cái nét cổ kính, lãng mạn trong những công trình kiến trúc ở khắp mọi nơi, hay cả trong nhịp sống của con người nơi đây cũng vậy.

Nước Pháp: Mệnh danh là Kinh đô ánh sáng

Kinh đô Paris, được người ta gọi với các tên kiêu kỳ “kinh đô hoa lệ” hay “kinh đô ánh sáng” luôn làm hài lòng những con người yêu cái đẹp. Nào là Tháp Eiffel biểu tượng của nước Pháp, đến Nhà thờ Đức bà Paris, Khải hoàn môn, hay Viện bảo tàng Louvre, hay Lâu đài Versailles, Vương cung thánh đường Sacré-Cœur,…tất cả đều mang đậm dấu ấn của nghệ thuật từ thời La Mã, Phục Hưng và được giữ gìn đến tận ngày nay. Không chỉ có thủ đô Paris, mà ngay cả các vùng ngoại ô hay vùng quê ở Pháp cũng khiến cho du khách phải

Du lịch của các nước Tây Âu: Đức

Đức là một quốc gia có bề dày truyền thống văn hóa lâu đời và đáng ngưỡng mộ nhất nhì ở châu Âu. Du lịch Đức là cơ hội tuyệt vời để bạn có được những trải nghiệm khác nhau về thiên nhiên, văn hóa, nghệ thuật và con người. Đối với những ai thích mạo hiểm thì một chuyến đi trượt tuyết đến vùng núi Alps tuyết phủ quanh năm, hoặc dạo quanh các thành phố nổi tiếng của nước Đức như thủ đô Berlin, thành phố Munich, thành phố Frankfurt, thành phố Cologne,…

Ai cũng biết Berlin là thủ đô của nước Đức, nơi gắn liền với những sự kiện lịch sử của đất nước, do đó mà khi đến đây du khách có thể chiêm ngưỡng những công trình mang đậm dấu ấn lịch sử như dấu tích còn sót lại của Bức tường Berlin, tòa nhà Quốc hội Reichstaggebaüde, Branderburger Tor,…và khoảng 170 viện bảo tàng ở khắp Berlin cho khách du khách thỏa sức tham quan, khám phá. Cologne là thành phố lớn thứ tư nước Đức với lịch sử hơn 2000 năm tuổi, là nơi còn lưu lại nhiều di tích lịch sử, những công trình đồ sộ tiêu biểu như Nhà thờ Koln Dom – linh hồn của thành phố với lối kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của Châu Âu,…với những tín đồ yêu nước hoa thì đây chính là thiên đường vì Cologne là nơi sản xuất nước hoa nổi tiếng hàng đầu thế giới.

Du lịch của các nước Tây Âu: Hà Lan

Du lịch Hà Lan – đất nước của hoa tulip và những chiếc cối xay gió sẽ cho bạn những góc hình đẹp lung linh. Mỗi năm Hà Lan thu hút hàng triệu lượt khách đến tham quan và chiêm ngưỡng những lễ hội hoa rực rỡ sắc màu. Thủ đô Amstersdam năm trên bờ sông Amstel và mang dáng dấp của một thành phố cổ điển hình của Châu Âu với những con kênh đào cổ kính, rực rỡ trong sắc hoa khiến cả không gian bừng lên sức sống.

Dọc những bờ kênh là những con phố tấp nập nào là hàng quán, nào xe cộ, nào là những buổi biểu diễn nghệ thuật đường phố. Hay những ngôi làng cối xay gió lâu đời với hàng tram chiếc cối xay gió cổ như những gã khổng lồ khiến cho bạn không thể rời mắt như Zaanse Schans Village – ngôi làng nổi tiếng với những chiếc cối xây gió từ thế kỷ 17, những ngôi nhà màu sắc rực rỡ, những con kênh yên ả tạo nên một khung cảnh làng quê bình dị nhưng thơ mộng.

Một số tour du lịch các nước Tây Âu các bạn có thể tham khảo.

Qua bài viết nay các bạn đã nắm được tây âu bao gồm những nước nào, không chỉ vậy, châu lục nhỏ bé này còn thu hút du khách bởi những món ăn hấp dẫn, sự thân thiện hiếu khách của người dân bản địa, cùng vô số điểm tham quan du lịch thú vị khác. Và du lịch tây Âu hay Châu Âu là một ý tưởng tuyệt vời dành cho những ai có dự định du lịch.

Một số tour du lịch về nước Úc các bạn có thể tham khảo:

Trong bài thứ tư này, các bạn sẽ được PGS.TS Vũ Quang Hiển hướng dẫn ôn thi nội dung “Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)”.

– Trình bày được quá trình phát triển về kinh tế, khoa học  – kĩ thuật của nước Mĩ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó.

– Nêu được những nét nổi bật trong chính sách đối ngoại của Mĩ trong và sau thời kì “Chiến tranh lạnh”, đánh giá tác động của chính sách đó đối với thế giới.

– Trình bày được những nét chính về sự phát triển kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Tây Âu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, giải thích được nguyên nhân dẫn đến sự phát triển đó. Trình bày được quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu (EU).

– Trình bày được sự phát triển của nền kinh tế Nhật Bản nửa sau thế kỉ XX và nguyên nhân của nó. Khái quát được chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.

– Phân biệt được các loại hình tổ chức quốc tế: tổ chức liên minh quân sự, tổ chức liên kết chính trị – kinh tế, tổ chức đa phương mang tính đại diện toàn cầu.

* Giai đoạn 1945-1973: phát triển mạnh mẽ

– Trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính duy nhất trên thế giới.

– Những nhân tố  thúc đẩy sự phát triển kinh tế Mĩ:

– Các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước có vai trò quan trọng thúc đẩy kinh tế Mĩ phát triển.

* Giai đoạn 1973 –  1991: suy thoái.

– Là một trong những nước đi đầu và đạt nhiều thành tựu to lớn, trong nhiều lĩnh vực như chế tạo công cụ sản xuất mới (máy tính điện tử, máy tự động), vật liệu mới (pôlime, vật liệu tổng hợp), năng lượng mới (năng lượng nguyên tử…), sản xuất vũ khí (bom nguyên tử, bom khinh khí, tên lửa đạn đạo), chinh phục vũ trụ (năm 1969 đưa tàu và người thám hiểm lên Mặt trăng, thám hiểm sao Hỏa), đi đầu cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp…

– Là nước có đội ngũ chuyên gia về khoa học – kĩ thuật đông nhất trên thế giới. Tính chung Mĩ chiếm 1/3 số lượng bản quyền sáng chế của toàn thế giới. Mĩ dẫn đầu thế giới về số người được nhận giải Nô-ben.

* Thời kì Chiến tranh lạnh (1945 – 1991)

– Triển khai Chiến lược toàn cầu, được tuyên bố công khai trong diễn văn của Tổng thống H. Truman đọc trước Quốc hội Mĩ (3-1947), coi chủ nghĩa cộng sản là một nguy cơ và Mĩ có “sứ mệnh lãnh đạo thế giới tự do” chống lại nguy cơ đó. Các đời tổng thống Mĩ đều có những học thuyết cụ thể với những tên gọi khác nhau, nhưng đều nhằm 3 mục tiêu:

Để thực hiện các mục tiêu trên, Mĩ sử dụng nhiều biện pháp khác nhau:

– Năm 1972, Mĩ điều chình chiến lược toàn cầu, thực hiện sách lược hoà hoãn với hai nước lớn (Liên Xô và Trung Quốc) để chống lại phong trào đấu tranh cách mạng của các dân tộc.

– Từ giữa những năm 80 (thế kỉ XX), trong xu thế đối thoại và hoà hoãn, Mĩ và Liên Xô chính thức tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12/1989).

*  Thời kì  sau Chiến tranh lạnh

– Sau khi tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (1989) và trật tự thế giới hai cực Ianta tan rã  (1991), chính quyền Mĩ đề ra Chiến lược Cam kết và Mở rộng với ba mục tiêu:

– Mục tiêu bao trùm là Mĩ muốn thiết lập trật tự thế giới “đơn cực”, trong đó Mĩ là siêu cường duy nhất, đóng vai trò lãnh đạo thế giới. Nhưng trong tương quan lực lượng giữa các cường quốc, Mĩ không dễ gì thực hiện được tham vọng đó.

– Vụ khủng bố 11/9/2001 cho thấy, chủ nghĩa khủng bố là yếu tố khiến Mĩ phải thay đổi chính sách đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI.

* Từ 1945 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX

– Những nhân tố của sự phát triển nền kinh tế Tây Âu là:

– Đến đầu thập kỉ  90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài.

– Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, nhưng kinh tế Tây Âu gặp không ít khó khăn: suy thoái, khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp. Quá  trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EU) vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại.

– Đầu thập niên 90 (thế kỉ XX), Tây Âu lâm vào cuộc suy thoái ngắn.

– Từ năm 1994, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tốc độ tăng trưởng tăng từ 2,9 đến 3,4%.

– Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế  giới. Đến giữa thập niên 90 (thế kỷ XX), 15 nước thành viên EU đã chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. Có nền khoa học – kĩ thuật hiện đại.

– Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ  hai, với mưu đồ khôi phục chế độ thuộc  địa, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan…  đã tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng đều thất bại.

– Liên minh chặt chẽ với Mĩ: nhiều nước Tây  Âu đã tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu.

– Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, đối đầu giữa hai phe, nhiều nước Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.

– Các nước Tây Âu đã tham gia “ Kế  hoạch Mác san”, gia nhập khối liên minh quân sự Bắc  Đại Tây Dương (NATO, tháng 4/1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đứng về phía Mĩ trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam, ủng hộ Ixaren trong các cuộc Chiến tranh Trung Đông.

– Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà  Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.

– Từ năm 1973 trở đi, quan hệ giữa Mĩ  và các nước Tây Âu cũng diễn ra những “trục trặc”, nhất là quan hệ Mĩ – Pháp…

– Tháng 8/1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu và hai nước Mĩ, Canađa kí định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. Tình hình căng thẳng ở  châu Âu dịu đi rõ rệt.

– Vào cuối năm 1989, ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn: bức tường Béclin bị phá bỏ (tháng 11/1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10/1990).

– Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình liên kết của các thành viên EU trở nên chặt chẽ hơn. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh…

– Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cùng với xu thế toàn cầu hoá, khuynh hướng liên kết khu vực diễn ra mạnh mẽ.

– Sáu nước Tây Âu (Pháp, CHLB Đức, Italia, Bỉ, Hà  Lan và Lúcxămbua) cùng thành lập Cộng đồng Than –  Thép châu Âu (1951), sau là Cộng đồng năng lượng nguyên tử châu Âu và Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) (1957).

– Năm 1967, ba tổ chức trên hợp nhất thành Cộng đồng châu Âu (EC) và từ tháng 1/1993 đổi tên là Liên minh châu Âu (EU).

– Thành viên: Từ 6 nước ban đầu, đến năm 1995, EU đã phát triển thành 15 nước. Năm 2004, kết nạp thêm 10 nước Đông Âu, đến năm 2007 thêm 2 nước, nâng tổng số thành viên lên 27 nước.

– EU ra đời không chỉ nhằm hợp tác giữa các nước thành viên trong lĩnh vực kinh tế, tiền tệ mà còn liên minh trong lĩnh vực chính trị.

– Tháng 6/1979, đã diễn ra cuộc bầu cử Nghị  viện châu Âu đầu tiên. Tháng 3/1995, bảy nước EU huỷ bỏ sự kiểm soát đối với việc  đi lại của công dân các nước này qua biên giới của nhau. Tháng 1/2002, chính thức sử dụng đồng tiền chung EURO.

– Liên minh châu Âu là tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh, chiếm hơn 1/4 GDP của thế giới.

– Quan hệ Việt Nam – EU được thiết lập năm 1990.

– Sự thất bại của Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ hai để lại cho Nhật Bản hậu quả hết sức nặng nề (3 triệu người chết và mất tích; cơ sở vật chất bị phá huỷ nặng nề; 13 triệu người thất nghiệp); thảm hoạ đói rét đe doạ cả nước; là nơi Mĩ đóng quân từ năm 1945 đến năm 1952.

– Bộ chỉ huy tối cao lực lượng Đồng minh (SCAP) thực hiện ba cuộc cải cách lớn: 1- Thủ tiêu chế độ kinh tế tập trung, 2- Cải cách ruộng đất, 3- Dân chủ hoá lao động.

– Dựa vào viện trợ Mĩ, Nhật bản nỗ lực khôi phục kinh tế, đạt mức trước chiến tranh.

– Từ năm 1953 đến năm 1960 có bước phát triển nhanh, từ năm 1960 đến năm 1973, kinh tế Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển “thần kì”, tốc độ tăng trưởng cao liên tục, nhiều năm đạt tới hai con số (1960 – 1969 là 10,8%). Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế (sau Mĩ).

– Tới năm 1968, vươn lên là vương quốc kinh tế tư bản thứ hai sau Mĩ. Từ đầu những năm 70 trở đi, Nhật Bản trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới (cùng Mĩ và Liên minh châu Âu).

– Nguyên nhân của sự phát triển kinh tế:

– Nhật Bản rất coi trọng giáo dục và khoa học – kĩ thuật, tập trung chủ yếu là nghiên cứu về lĩnh vực sản xuất dân dụng.

– Sản xuất nhiều mặt hàng dân dụng nổi tiếng thế  giới (tivi, tủ lạnh, ô tô…), các tàu chở  dầu có tải trọng lớn (1 triệu tấn), xây dựng đường ngầm dưới biển dài 53,8 km nối liền hai đảo Hôn-su và Hốc-cai-đô, xây dựng cầu đường bộ đô dài 9,7 km nối hai đảo Hônsu và Sicôcư…

* Trong thời kì  “Chiến tranh lạnh”

– Nền tảng chính sách đối ngoại của Nhật Bản là  liên minh chặt chẽ với Mĩ, thể hiện ở việc ký Hiệp ước hòa bình Xan Phranxixcô và Hiệp ước An ninh Mĩ – Nhật (tháng 9/1951), về sau được gia hạn nhiều lần. Theo đó, Nhật Bản chấp nhận đứng dưới “chiếc ô” bảo hộ hạt nhân của Mĩ, cho Mĩ đóng quân và xây dựng căn cứ quân sự trên lãnh thổ Nhật Bản.

– Năm 1956, Nhật Bản bình thường hoá quan hệ  với Liên Xô và tham gia Liên hợp quốc.

– Năm 1973, Nhật Bản thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam và bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc. Năm 1978, Hiệp ước Hòa bình và Hữu nghị Nhật – Trung được kí kết.

– Tháng 8/1977, với học thuyết Phucưđa, đánh dấu sự  “trở về” châu Á của Nhật Bản.

– Năm 1991, Nhật Bản đưa ra “Học thuyết Kaiphu”  là tiếp tục phát triển “Học thuyết Phucưđa”  trong hoàn cảnh lịch sử mới nhằm củng cố mối quan hệ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội với các nước Đông Nam Á.

* Sau thời kì “Chiến tranh lạnh”

– Tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, tháng 4/1996, Hiệp ước An ninh Nhật – Mĩ được tái khẳng định kéo dài vĩnh viễn. Mặt khác, Nhật vẫn coi trọng quan hệ  với Tây Âu và mở rộng đối ngoại với các nước trên phạm vi toàn cầu.

– Quan hệ hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với các nước NICs và ASEAN phát triển với tốc độ mạnh mẽ.

Câu 1. Nêu sự phát triển kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Mĩ trong thời gian 1945 – 1973 và những nhân tố thúc đẩy sự phát triển đó.

Câu 2. Trình bày và nhận xét chính sách đối ngoại của Mĩ trong và sau thời kì Chiến tranh lạnh? Nêu những thất bại và thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ năm 1945 đến năm 2000.

Câu 3. Từ năm 1945 đến năm 2000, nước Mĩ đã trải qua những giai đoạn phát triển kinh tế như thế nào? Trình bày tóm tắt sự phát triển đó.

Câu 4. Tóm tắt sự phát kinh tế, khoa học – kĩ thuật của Tây Âu từ năm 1945 đến năm 2000. Những nhân tố nào đã dẫn đến kết quả đó?

Câu 5. Kể tên các tổ chức liên minh quân sự và liên kết chính trị – kinh tế được học trong chương trình Trung học phổ thông. Trình bày quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh. Nhận xét vai trò của tổ chức đó trong nền kinh tế thế giới.

Câu 6. Trình bày những thành tựu chủ yếu về kinh tế và khoa học – kĩ thuật của Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kì. Những nhân tố nào đã tạo nên những thành tựu đó? Việt Nam có thể học tập những gì từ sự phát triển kinh tế của Nhật Bản?

Câu 7. Tóm tắt chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000.

Bài 1. Lập các bảng tóm tắt sự phát triển về kinh tế và chính sách đối ngoại của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000

Bài 2. Tìm hiểu chính sách của Mĩ đối với Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến giữa những năm 70 của thế kỷ XX.

Xem tiếp bài 5: Quan hệ quốc tế (1945 – 2000)