Tại Điều 5 Luật công chứng 2014 quy định về giá trị pháp lý của văn bản công chứng như sau:

Đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn ra sao?

Căn cứ theo Mục 2 Công văn 3175/BGDĐT-GDTrH năm 2022 hướng dẫn đổi mới cách đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn như sau:

- Việc đánh giá học sinh trong môn Ngữ văn cần đảm bảo nguyên tắc phát huy được những mặt tích cực của cá tính, trí tưởng tượng, năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học, năng lực tư duy hình tượng và tư duy logic của học sinh.

- Tập trung thiết kế và sử dụng các câu hỏi, bài tập yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức đã học và kĩ năng đọc, viết, nói, nghe vào bối cảnh và ngữ liệu mới; tạo cơ hội để học sinh khám phá những tri thức mới, đề xuất ý tưởng và tạo ra sản phẩm mới; gợi mở những liên tưởng, tưởng tượng, huy động được vốn sống vào quá trình đọc, viết, nói, nghe.

- Trong đánh giá kết quả học tập cuối học kì, cuối năm học, cuối cấp học, tránh dùng lại các văn bản đã học trong sách giáo khoa làm ngữ liệu xây dựng các đề kiểm tra đọc hiểu và viết để đánh giá chính xác năng lực học sinh, khắc phục tình trạng học sinh chỉ học thuộc bài hoặc sao chép nội dung tài liệu có sẵn.

- Khuyến khích việc xây dựng và sử dụng các đề mở trong kiểm tra, đánh giá để phát huy cao nhất khả năng sáng tạo của học sinh. Xây dựng bộ công cụ đánh giá để hạn chế tính chủ quan, cảm tính của người chấm. Khi nhận xét, đánh giá các sản phẩm của học sinh, cần tôn trọng và khuyến khích cách nghĩ, cách cảm riêng của học sinh trên nguyên tắc không vi phạm những chuẩn mực đạo đức, văn hóa và pháp luật.

Thực hiện nhiệm vụ chung giáo dục trung học năm học 2024 2025 thế nào?

Căn cứ theo Mục A Công văn 3935/BGDĐT-GDTrH năm 2024 đề ra nhiệm vụ chung cho giáo dục trung học năm học 2024 2025 như sau:

(1) Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CT GDPT 2018) đối với tất cả các khối lớp, trong đó tập trung chuẩn bị tốt các điều kiện triển khai CT GDPT 2018 đối với lớp 9, lớp 12 bảo đảm hoàn thành chương trình năm học và nâng cao chất lượng giáo dục trung học. Chuẩn bị tổ chức đánh giá tổng kết việc triển khai thực hiện CT GDPT 2018 giai đoạn 2020-2025.

(2) Thực hiện hiệu quả các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá nhằm phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; đa dạng hóa hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp phát triển các kỹ năng cho học sinh; thúc đẩy và nâng cao chất lượng giáo dục STEM, giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và sau trung học phổ thông.

(3) Chú trọng thực hiện công tác phát triển mạng lưới trường, lớp; tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học bảo đảm yêu cầu triển khai CT GDPT 2018; nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

(4) Tập trung phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục bảo đảm chất lượng thực hiện CT GDPT 2018; chú trọng công tác tập huấn, bồi dưỡng thường xuyên nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên.

(5) Thực hiện hiệu quả việc quản lý giáo dục, quản trị trường học; bảo đảm dân chủ, kỷ cương, nền nếp, chất lượng và hiệu quả trong các cơ sở giáo dục trung học; tổ chức tốt các phong trào thi đua. Tăng cường công tác tư vấn, hướng dẫn, giám sát, thanh tra, kiểm tra theo thẩm quyền.

(6) Triển khai thực hiện hiệu quả, thiết thực chuyển đổi số trong dạy học và quản lý giáo dục; tập trung thực hiện chuyển đổi số trong quản lý kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Luận văn là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn sinh viên năm cuối cũng như người đang theo học Thạc sỹ. Để có thể thực hiện luận văn thì cần có sự đầu tư nhiều về thời gian và công sức.

Để hiểu rõ hơn về những nội dung liên quan đến luận văn, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Luận văn là gì?

Luận văn là một văn bản trình bày công trình nghiên cứu về những đề tài mang tính cấp thiết và không trùng lặp. Các đề tài trong luận văn thường được tác giả lựa chọn theo chuyên môn, ý thích hoặc được ấn định bởi bộ môn mà chúng ta lựa chọn viết luận văn. Đối tượng làm luận văn là các sinh viên đại học năm cuối và những người đang học cao học sắp tốt nghiệp, những người này thường phải hoàn thành luận văn và tiến hành bảo vệ luận văn trước hội đồng chấm luận văn.

Luận văn đối với sinh viên đại học năm cuối được hiểu là chuyên đề. Luận văn là một văn bản nghiên cứu về một chủ đề nào đó và cấu trúc nào đó. Luận văn sẽ được làm vào cuối khóa học để trình bày những kết quả nghiên cứu về chủ đề đã chọn. Sau khi bảo vệ xong thì bạn sẽ kết thúc khoa học và tốt nghiệp. Cấu trúc luận văn sẽ do từng trường ra quy định.

Luận văn thạc sĩ: Dành cho người đang học bậc cao học. Luận văn thạc sĩ nhìn chung là sự “hoàn thiện” hơn cho lý luận và thực tế, rộng hơn và bao quát hơn luận văn tốt nghiệp, luận văn thạc sỹ sẽ có độ dày hơn so với luận văn tốt nghiệp và cần được đầu tư nghiên cứu sâu sắc hơn.

Luận văn tốt nghiệp hay còn được gọi là khóa luận tốt nghiệp dành cho các bạn sinh viên năm cuối.

Khóa luận tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học, đúc kết lại các kỹ năng và kiến thức mà sinh viên đã được học trong thời gian đại học.

Khóa luận tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình học của các sinh viên năm cuối. Khóa luận tốt nghiệp rất được chú trọng và đầu tư về cả kiến thức, thời gian và tâm huyết. Thông thường các sinh viên khi viết khóa luận tốt nghiệp thường nhận được sự hướng dẫn từ các giảng viên phụ trách nhằm giúp sinh viên đạt được kết quả cao.

Khóa luận tốt nghiệp mang lại rất nhiều giá trị hữu ích vô hình chỉ có ai trải qua mới hiểu được. Mục tiêu lớn nhất của khóa luận chính là đánh giá năng lực nhận thức của các sinh viên sau một quá trình học, giúp các bạn hệ thống lại các kiến thức đã học, nó còn giúp bạn rèn luyện tư duy, tự đặt và giải quyết vấn đề một cách độc lập, sáng tạo.

Khóa luận tốt nghiệp giúp chúng ta áp dụng những kiến thức lý thuyết nhìn nhận trên khía cạnh thực tiễn. Do vậy khi tham gia khóa luận các cùng các thầy cô hướng dẫn sẽ giúp chúng ta làm rõ rất nhiều vấn đề thực tiễn mà trong lý thuyết vốn không hề đề cập tới.

Khi làm xong khóa luận thì sinh viên thường phải trải qua buổi bảo vệ khóa luận, tức là sinh viên sẽ đứng trước hội đồng chấm khóa luận để trình bày về khóa luận của mình, đưa ra những lập luận bảo vệ ý kiến cá nhân và trả lời các câu hỏi của thầy cô. Điều này sẽ giúp chúng ta có thái độ tự tin, hiểu rõ được vấn đề mình nghiên cứu cũng như rèn luyện kỹ năng thuyết trình cũng như phản biện của mình.

Luận văn trong tiếng Anh là: Thesis

Các từ đồng nghĩa với luận văn như là:Essay, memoir, composition, dissertation, tractate …

Quy định về công chứng bản dịch năm 2024

Theo đó, việc công chứng bản dịch cần tuân thủ quy định tại Điều 61 Luật công chứng 2014 và các văn bản khác có liên quan:

- Việc dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt để công chứng phải do người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức hành nghề công chứng thực hiện. Cộng tác viên phải là người tốt nghiệp đại học ngoại ngữ hoặc đại học khác mà thông thạo thứ tiếng nước ngoài đó. Cộng tác viên phải chịu trách nhiệm đối với tổ chức hành nghề công chứng về tính chính xác, phù hợp của nội dung bản dịch do mình thực hiện.

- Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.

- Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.

- Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:

+ Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

+ Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

+ Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.

Luận văn thạc sĩ là một bài viết nghiên cứu sâu rộng, được thực hiện bởi một sinh viên sau đại học để đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo thạc sĩ. Đây là một sản phẩm nghiên cứu khoa học, thể hiện khả năng tư duy độc lập, kỹ năng nghiên cứu và tổng hợp thông tin của người viết.

*Mục đích của luận văn thạc sĩ:

Thể hiện năng lực nghiên cứu: Sinh viên được yêu cầu tự mình tìm kiếm, phân tích và tổng hợp thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Đóng góp vào kiến thức: Luận văn có thể bổ sung hoặc mở rộng kiến thức trong một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể.

Rèn luyện kỹ năng: Qua quá trình làm luận văn, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng như:

Đáp ứng yêu cầu tốt nghiệp: Luận văn thạc sĩ là một trong những yêu cầu bắt buộc để sinh viên tốt nghiệp chương trình thạc sĩ.

*Cấu trúc chung của một luận văn thạc sĩ:

Một luận văn thạc sĩ thường bao gồm các phần sau:

Phần mở đầu: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa của đề tài.

Phần tổng quan: Trình bày các nghiên cứu liên quan đến đề tài, lý thuyết nền tảng và khung lý thuyết của nghiên cứu.

Phần nội dung: Trình bày kết quả nghiên cứu, phân tích và thảo luận kết quả.

*Kết luận: Tổng kết những kết quả đã đạt được, những hạn chế của nghiên cứu và các gợi ý cho những nghiên cứu tiếp theo.

Tài liệu tham khảo: Danh sách các tài liệu đã được sử dụng trong quá trình nghiên cứu.

*Quy trình thực hiện luận văn thạc sĩ:

Chọn đề tài: Sinh viên lựa chọn đề tài nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành và sở thích của mình.

Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: Lập kế hoạch chi tiết cho quá trình thực hiện luận văn, bao gồm các giai đoạn, nhiệm vụ và thời gian thực hiện.

Thu thập và phân tích dữ liệu: Tiến hành thu thập dữ liệu theo phương pháp đã lựa chọn và phân tích dữ liệu để trả lời các câu hỏi nghiên cứu.

Viết luận văn: Soạn thảo luận văn theo cấu trúc đã định, đảm bảo tính khoa học và rõ ràng.

Bảo vệ luận văn: Trình bày và bảo vệ luận văn trước hội đồng khoa học.

Mỗi trường đại học, mỗi ngành học sẽ có những quy định cụ thể về hình thức và nội dung của luận văn thạc sĩ.

Sinh viên nên tham khảo ý kiến của giảng viên hướng dẫn và các tài liệu liên quan để hoàn thành luận văn tốt nhất.